Thách thức đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 79 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.6.4. Thách thức đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

đoạn 2007-2011

- Suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chánh thế giới ảnh hưởng đến kinh tế trong nước :

Khởi đầu năm 2008, suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chánh thế giới ; Nợ công Hy Lạp và các nước EU ; Sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ…đã tác động rất lớn đến tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Điện nói riêng. Tăng trưởng điện thương phẩm năm 2011 của EVN SPC chỉ khoảng 11% thay vì 14% như dự kiến. Tình hình năm 2012 và những năm sau cũng chưa có dấu hiệu phục hồi, khởi sắc.

- Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, kỹ sư còn hạn chế, mặt bằng trình độ cán bộ lãnh đạo điều hành cấp trung (CEO2) còn thấp : Đây cũng là thách thức lớn trong tiến trình hội nhập quốc tế ; tham quan học tập nước ngoài, tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ của các nước phát triển. Một số chương trình đào tạo dài hạn, chuyên đề tại nước ngoài không đủ người học vì trình độ ngoại ngữ của cán bộ, kỹ sư còn hạn chế.

- Tiến trình đổi mới hoạt động doanh nghiệp nhà nước, thị trường điện cạnh tranh: Vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty nói chung, của Công ty Điện lực nói riêng. Đổi mới

doanh nghiệp nhà nước để hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn đầu tư được hiệu quả hơn; Thực hiện lộ trình Thị trường điện; Sự cạnh tranh, thi đua giữa các Công ty điện lực trong Tổng công ty đòi hỏi trí tuệ, sự nhạy bén, năng động của nhà quản trị doanh nghiệp, của đội ngũ chuyên viên tham mưu, kỹ sư, công nhân trong toàn Công ty. Đó cũng là yêu cầu đặt ra cho công tác đào tạo.

- Cơ chế tiền lương, giá điện, cơ chế quản lý điều hành doanh nghiệp nhà nước…. vẫn còn là thách thức trong thu hút và sử dụng nhân tài : Đây vẫn còn là một vấn đề lớn tong ngành Điện lực nói chung và EVN SPC nói riêng. Tại các Công ty Điện lực nói chung việc tuyển dụng sinh viên chính quy tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TP HCM vẫn còn là một khó khăn lớn. Thực tế gần đây còn có tình trạng là con của cán bộ, nhân viên công tác trong ngành Điện tốt nghiệp đại học, cao học loại khá, giỏi thường tìm kiếm công việc ở các đơn vị khác ngành thay vì mong muốn được tuyển dụng vào ngành Điện theo truyền thống ‘Cha truyền con nối’. Có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính vẫn là chế độ tiền lương, thu nhập, chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến, điều kiện để được học tập nâng cao trình độ…

- Công ty chưa có một tổ chức chuyên trách đào tạo : So với quy mô khối lượng công tác đào tạo hàng năm thì tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác đào tạo từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên là chưa tương xứng : Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các khoá học chưa chặt chẽ, còn phó thác cho các cơ sở đào tạo. Công tác, phân tích, đánh giá phương pháp giảng dạy, chất lượng đào tạo, đánh giá hiệu quả sau đào tạo chưa được thực hiện một cách khoa học. Đa số cán bộ làm công tác đào tạo chỉ mới được đào tạo bước đầu, một số nơi cán bộ còn kiêm nhiệm hoặc thay đổi theo yêu cầu công tác và sắp xếp cán bộ.

1. Quyết định số 2199/QĐ-EVN SPC ngày 26/12/2011 của Tổng công ty Điện lực miền Nam . Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015, tr 20-24.

2. Quyết định số 195/ QĐ-EVN SPC ngày 20/01/2012 của Tổng công ty Điện lực miền Nam. Quy chế đào tạo và phát tirển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)