Nhật Bản hiện là nhà tài trợ hàng đầu cho các nước CLMV. Đối với CLM, tỷ trọng ODA của Nhật Bản chiếm khoảng ¼ tổng ODA vào mỗi nước, và khoảng 30% vào Việt Nam. Riêng ở Myanmar thì các tổ chức viện trợ của Liên Hợp Quốc là nhà tài trợ chính. ODA của Nhật Bản vào Việt Nam gấp gần 10 lần so với ODA của Nhật Bản vào các nước CLM, chủ yếu là vốn vay ODA. Đối với Chương trình hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công, Nhật Bản đã tài trợ lớn nhất cho các dự án về xây dựng sân bay, làm đường, cảng và cầu.
Viện trợ ODA của Nhật Bản chia thành 2 loại: viện trợ song phương và viện trợ đa phương. Với viện trợ song phương thì chia thành 3 lĩnh vực: Cho
54
vay bằng đồng Yên, Viện trợ không hoàn lại và Hợp tác kỹ thuật. Nhìn chung, các chương trình viện trợ của Nhật Bản cho các nước CLMV nhằm vào 5 lĩnh vực chính: i) Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; ii) Xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; iii) Phát triển nông nghiệp và
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; iv) Phát triển giáo dục đào tạo và y tế; và
v) Bảo vệ môi trường.
ODA của Nhật Bản đã góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền kinh tế của các nước CLMV theo cơ chế thị trường. Những đóng góp đáng kể của ODA Nhật Bản bao gồm: i)
Cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế; ii) Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình phát triển kinh tế xã hội; iii) Góp
phần phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế và chuyển giao công nghệ, quản lý; iv) Góp phần thúc đẩy tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế CLMV -
Nhật Bản và hợp tác trên lĩnh vực khác.