Khuyến khích thu hút đầu tư các Tập đoàn lớn của Nhật Bản trong các

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 127 - 129)

các lĩnh vực công nghệ cao

Các nước CLMV cần tập trung nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các công ty Nhật Bản cũng như có chính sách riêng đối với từng công ty và các đối tác trọng điểm là các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan, Sony, Canon, Panasonic.... Xây dựng các cổng

27

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-FTA-Nhat-BanASEAN-chinh-thuc-co- hieu-luc/200812/20741.vgp

116

thông tin chi tiết về các dự án đầu tư đối với danh mục đầu tư quốc gia nhằm kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản có thế mạnh trong từng lĩnh vực. Phối hợp với các tổ chức viện trợ và hợp tác phát triển của Nhật Bản như JICA, JETRO để tổ chức khảo sát, nghiên cứu xây dựng mô hình xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương phù hợp với Nhật Bản. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các vấn đề chung như xây dựng văn bản pháp quy về đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, và tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

Trong lĩnh vực hành chính - luật pháp, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm tạo điều kiện cho thương mại phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Từng bước giảm thủ tục hành chính phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hợp tác kinh doanh với Nhật Bản. Cần phải tiếp tục rà soát lại pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan tới thủ tục đầu tư và kinh doanh. Một trong những lợi thế để thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các nước CMLV là lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ ở các nước này. Tuy nhiên, một trong những hạn chế lại là chất lượng lao động ở các nước CLMV còn thấp. Vì thế, các nước CLMV cần đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên tối thiểu là 40% vào năm 2010. Để làm được điều này các nước CLMV cần nâng cấp hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau, đặc biệt là các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài trong đó có Nhật Bản.

117

Nhìn chung, hiện nay đầu tư của Nhật Bản vẫn có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ cho các nước CLMV. Tuy nhiên, phần lớn đầu tư hiện nay của Nhật Bản vào các nước CLMV mới chỉ sử dụng công nghệ chế tạo và lắp ráp bán thành phẩm như xe hơi, xe gắn máy, điện tử v.v... Ngược lại, đầu tư của Nhật Bản vào các lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị bán dẫn, vi điện tử lại tập trung ở các nước ASEAN phát triển hơn như Singapore, Thái Lan và Malaysia. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng lao động ở các nước này có tay nghề cao hơn.

Kết quả là hoạt động đầu tư của Nhật Bản vào các nước CLMV có mục tiêu chủ yếu là khai thác thị trường nội địa nhiều hơn là xuất khẩu hoặc nếu có mục tiêu xuất khẩu thì là xuất khẩu nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, việc thay đổi cơ cấu đầu tư của Nhật Bản không chỉ giúp các nước CLMV thực hiện tái cấu trúc của nền kinh tế theo hướng hiện đại hơn mà còn cải thiện vị trí của các nước CLMV trong chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty Nhật Bản. Bên cạnh đó, với lợi thế là các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn của Nhật Bản có thể tạo ra một mạng lưới sản xuất ngay trong Tiểu vùng Mê Công để khai thác lợi thế so sánh của mỗi nước trong tiểu vùng.

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 127 - 129)