Các gợi mở cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 140)

Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược tin cậy của nhau, hợp tác kinh tế hai nước phát triển khá mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích to lớn của cả hai quốc gia, hai dân tộc. Trong phạm vi hợp tác Nhật Bản và GMS, với tư cách là một nước thành viên của GMS, đứng trước những tình hình mới đặt ra cho quan hệ hợp tác này, xin mạnh dạn đề xuất một số những khuyến nghị nhằm phát huy vai trò, vị thế của hai nước trong

30

129

khu vực, thúc đẩy sự hợp tác hoà bình, hữu nghị, mang lại lợi ích cao nhất cho cả hai quốc gia nói riêng cũng như cho hợp tác Nhật Bản và GMS nói chung.

Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng một trung tâm nghiên cứu về GMS để sớm đánh giá những ưu tiên của Chính phủ Nhật Bản định hướng cho

hợp tác GMS, để từ đó có thể chủ động trong việc đề xuất xin trợ cấp vốn

trực tiếp từ chính phủ Nhật Bản hoặc gián tiếp từ ADB thông qua vai trò đồng tài trợ, như các dự án mang tính “kết nối” (Hành lang kinh tế Đông Tây, Hành lang kinh tế phía Nam), dự án nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng biên, dự án môi trường, kinh tế hướng tới phát triển bền vững và đặc biệt là các dự án về giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…

Thứ hai, nâng cao hiệu quả trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức, viện, trung tâm nghiên cứu đặc biệt là kiểm soát, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Đánh giá hiệu quả dự án và rút ra các bài học cho các dự án kế tiếp.

Chính phủ cần tập trung chỉ đạo việc hình thành các định hướng chiến lược và chính sách hợp tác GMS làm cơ sở cho các Bộ, cơ quan liên quan tham gia hợp tác kinh tế GMS. Cần tăng cường các biện pháp tích cực, mạnh mẽ và cương quyết nhằm khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong Tiểu vùng GMS. Cụ thể là, Chính phủ sớm có chiến lược định hướng, kế hoạch tham gia hợp tác GMS, cụ thể hoá chiến lược 3C, lồng ghép chiến lược, kế hoạch tham gia GMS vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Các Bộ, cơ quan liên quan của Việt Nam dựa vào chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý ngành để hình thành các định hướng tham gia và xác định các hoạt động hợp tác của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác tiểu vùng GMS.

130

Thứ ba, tiếp thu “kỹ năng và công nghệ” từ đầu tư nước ngoài và giáo

dục của Nhật.

Từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990, kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh nhờ tác động của các cơ chế khuyến khích và ảnh hưởng tái phân bổ của việc tự do hoá các nguồn lực kinh tế nội địa. Kết quả là từ giữa những năm 1990 đến nay, tăng trưởng đã được củng cố bởi nhiều cơ hội thương mại mới cũng như dòng vốn lớn đổ từ bên ngoài. Các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, chủ yếu do các công ty nước ngoài nắm giữ trong khi giá trị mà người lao động và các công ty trong nước tạo ra là rất hạn chế. Hiện nay, Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn cuối của chuyển đổi hệ thống và hội nhập toàn cầu nên cần có bước đột phá về năng suất để tiến xa hơn nữa. Tăng trưởng trong tương lai phải được hậu thuẫn bởi kỹ năng và công nghệ chứ không phải sức mua mà cả hai yếu tố này thì Nhật Bản lại có sẵn, dồi dào, phong phú, sẽ bổ trợ rất tốt cho Việt Nam. Vì thế, đào tạo nhân lực, cán bộ kỹ thuật cao cho các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho FDI Nhật Bản vào Việt Nam đúng hướng phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp phụ trợ hướng vào thị trường khu vực và thế giới và từ đó gắn kết ODA.

Tăng cường năng lực cho các cơ sở khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong nghiên cứu, phân tích, tiếp thu công nghệ, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm liên kết với các cơ sở khoa học và công nghệ của Nhật Bản.

Thứ tư, tăng cường xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh, có thể đứng vững lâu dài và hoạt động thành công trong thị trường các nước GMS.

Hầu hết các nước GMS đều phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư một chiều của Nhật Bản, chính vì vậy, Việt Nam cần phải tìm cách hỗ trợ các doanh

131

nghiệp Việt trong việc tạo cân bằng đầu tư giữa Nhật và Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường tại các nước GMS, mở rộng kinh doanh, tăng cường đầu tư sang các nước này nhưng lại khó duy trì, khó đứng vững được và cuối cùng họ lại phải quay về hoạt động ở Việt Nam vì họ phải gặp vô số các khó khăn nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, và ngay cả khi kinh doanh có lợi nhuận vẫn khó có khả năng rút vốn về nước hoặc khó thu hồi vốn để tái đầu tư.

Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cần tăng cường xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Chính phủ cần hình thành cơ chế khuyến khích đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư sang các nước GMS để mở rộng thị trường ở các nước Lào, Campuchia, Myanmar, tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư sang các nước có tiềm lực kinh tế phát triển hơn trong GMS như Thái Lan, Trung Quốc. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam bằng các phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế và trong nước để các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng đứng vững tại các thị trường này. Tăng cường khuyến khích xuất khẩu hàng hoá mà Việt Nam có ưu thế hơn thị trường Thái Lan, Trung Quốc.

Tiểu kết Chƣơng 3

Với những định hướng cụ thể trong hợp tác từ cả hai phía: Nhật Bản và GMS, cùng những yếu tố tác động tích cực đến quan hệ hợp tác, trong tương lai sự hợp tác kinh tế này sẽ diễn ra khá thuận lợi và có xu hướng ngày càng thắt chặt. Đặt biệt, khi sự hỗ trợ của Nhật Bản tập trung vào việc làm vững chắc thêm quan hệ hợp tác GMS và hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực này, cũng như thúc đẩy hơn nữa các quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và GMS. Tuy vậy, các nước GMS cần phải đoàn kết, hợp tác và xây dựng một cơ chế hoạt động hoàn chỉnh để hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và GMS ngày

132

một tăng và nâng cao chất lượng hiệu quả. Đặc biệt là các nước CLMV cần phải xem xét, nghiên cứu thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch và các quan hệ kinh tế khác giữa Nhật Bản và CLMV. Ngoài những biện pháp chung cho cả 6 thành viên GMS, Việt Nam một mặt tận dụng những lợi thế thuận lợi từ địa - chính trị, địa - kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế nói chung và trong quan hệ hợp tác với Nhật Bản nói riêng.

133

KẾT LUẬN

Hợp tác kinh tế GMS là sáng kiến quan trọng, cần thiết, phù hợp với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá. Hợp tác kinh tế GMS đã, đang và sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của các nước Tiểu vùng Mê Công. Và sau 18 năm phát triển, trưởng thành, hợp tác kinh tế này đã chứng tỏ được vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới mà minh chứng điển hình đó là hợp tác GMS đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác song phương và đa phương. Một trong những đối tác lớn có vai trò quan trọng từ khi đưa ra ý tưởng đến khi GMS hoạt động và phát triển đó chính là Nhật Bản.

Tham vấn, đóng góp sáng kiến trong các cuộc hội thảo quan trọng định hướng cho sự phát triển của GMS và hỗ trợ song phương trong các vấn đề cải cách luật pháp và thủ tục hành chính cho các nước CLMV, đây là sự đóng góp rất lớn cho sự phát triển vững chắc, thống nhất chung của GMS. Đồng thời, hợp tác Nhật Bản và GMS không chỉ dừng lại trong việc hoàn thiện cơ chế hoạt động GMS mà Nhật Bản đã thực sự giữ một vị trí quan trọng trong các quan hệ kinh tế: hỗ trợ tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch… Đặc biệt, các dự án mà Nhật Bản nhắm tới và triển khai đều là các dự án quan trọng hướng tới sự phát triển bền vững của tiểu vùng, từ tăng cường liên kết các nước GMS, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực vùng biên với các tỉnh, thành phố và các dự án hợp tác phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Tóm lại, với định hướng, chính sách và hoạt động thực tế của Nhật Bản trong suốt 18 năm, đã góp phần không nhỏ vào sự thành công chung phát triển của tiểu vùng GMS.

Bước vào thập kỷ mới 2012 – 2022, các nước GMS vẫn tiếp tục có những định hướng mới nhằm tăng cường và thúc đẩy sự phát triển toàn diện hơn nữa trong sự thành công của GMS. Đồng thời, các nước thành viên GMS

134

nói chung và Việt Nam nói riêng cần hoàn thiện cơ chế hoạt động chung của GMS, và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác kinh tế Nhật Bản và GMS. Tuy nhiên, đứng trước những vấn đề khó khăn nền kinh tế Nhật Bản đặt biệt trong năm 2011, GMS hy vọng sẽ góp phần giúp Nhật Bản trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời để hợp tác GMS – Nhật Bản trong thập kỷ tới ngày càng tốt đẹp.

Với những kết quả nghiên cứu thực tiễn, cập nhật, thì luận văn vẫn còn một số hạn chế như việc chưa đưa lý thuyết về địa-chính trị và hành lang kinh tế làm cơ sở lý luận cho đề tài, thiếu sự đối chiếu mô hình hợp tác GMS với mô hình của EU và việc nghiên cứu chưa sâu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước… Đặt trong bối cảnh sự “trỗi dậy” của Trung Quốc, chắc hẳn đề tài này sẽ tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm và sẽ được hoàn thiện khi khắc phục được nhược điểm còn tồn tại trên trong những cấp độ nghiên cứu cao hơn.

135

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Duy Dũng – Nguyễn Ngọc Hà (2010), “Sự phát triển của Tiểu vùng sông Mê Công (GMS) và vai trò của Nhật Bản”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 175 (11), Tr 39-47.

136

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngô Xuân Bình (2008), “Sức mạnh – cơ sở quan trọng tạo lập chính sách Đông Á – Thái Bình Dương của Nhật Bản”, Những vấn đề Kinh tế

và Chính trị thế giới, 150(10), Tr 36-40.

2. Đề tài cấp bộ (2005), Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại của

Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mê Công, Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại, Hà Nội.

3. Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Văn Sơn (2009), “Đóng góp của Nhật Bản trong giải quyết các vấn đề lớn ở khu vực Đông Nam Á những năm 1990”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 153(1), Tr 10- 19.

4. Hội thảo khoa học quốc tế (10/2010), Nhật Bản và các nước Tiểu vùng

Mê Công – Mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

– Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5. Hội thảo khoa học quốc tế (11/2010), Xây dựng đối tác chiến lược Việt

Nam – Nhật Bản: Nội dung và Lộ trình, Viện Khoa học xã hội Việt

Nam và Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, Hà Nội. 6. Đào Việt Hưng (2008), “Mục tiêu của Trung Quốc trong hợp tác

GMS”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 150(10), Tr 41-50. 7. Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở

rộng: Hiện trạng, Định hướng và Giải pháp, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Hà Nội.

8. Phạm Quý Long (2007), “Liên kết Đông Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản: Ý tưởng và hành động”, Những vấn đề Kinh tế và Chính

137

9. Trần Quang Minh (2007), Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á

trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Quế Nga (2009), “An ninh lương thực ở Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng dưới tác động của biến đổi khí hậu”, Những vấn đề Kinh

tế và Chính trị thế giới, 153(1), Tr 20-22.

11. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2006), Hợp tác GMS trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế: Trường hợp hành lang kinh tế Đông – Tây và Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Viện Kinh

tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2008), “Những cơ hội và thách thức đối với các nước GMS trong bối cảnh mới của liên kết kinh tế khu vực Đông Á”, Nghiên cứu Trung Quốc, (4), Tr 52-58.

13. Nguyễn Trần Quế (2007), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê công mở rộng – Hiện tại và tương lai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Phạm Thái Quốc, Trần Văn Duy (2007), “Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 136(8), Tr 69-80.

15. Nguyễn Xuân Thắng (2007), “Hợp tác Việt – Lào trong bối cảnh quốc tế mới”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 135(7), Tr 49-60. 16. Nguyễn Xuân Thiên (2006), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở các nước

ASEAN và một số gợi ý đối với Việt Nam, Kinh tế Châu Á – Thái Bình

Dương, (24), Tr 12-16.

Tiếng Anh

1. ADB (2007), Midterm review of the Greater Mekong Subregion strategic framework (2002 – 2012), Philippines.

138

2. ADB (2008), GMS tourism Ministers’ meeting Bangkok, Thai Lan. 3. ADB (2010), The Greater Mekong Subregional economic cooperation

program strategic framework 2012-2022: Background Paper, 16th

GMS Ministerial Conference.

4. ADB (2010), Sharing Growth and Properity: Strategy and Action plan

for the Greater Mekong Subregion Southern economic corridor.

5. ADB (2010), Transport and Trade facilitation in the GMS: Issues and Proposed program of actions.

6. ADB (2010), Connecting Greater Mekong Subregion Railways, A

Strategy Framework.

7. ADB (2010), Strategy and Action plan for the Greater Mekong Subregion East – West Economic Corridor.

8. Economic Review (2010), The 2011 Outlook for Japan’s economy, Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Vol 5 (6).

9. Japan’s Official Development Assistance (2009), Japan’s International

Cooperation, White Paper.

10. Massami Ishida (2005), Effectiveness and Challenges of three Economic Corridors of Greater Mekong Sub-region, Institute of

Developing economies, Japan,

11. Massami Ishida (2008), GMS economic cooperation and its impact on CLMV Development.

12. Mitsuhiro Kagami (2010), “In Economic Relations of China, Japan and Korea with the Mekong River Basin Countries”, BRC Research Report No. 3, Bangkok Research Center, IDE-JETRO, Bankok,

Thailand.

13. Akamatsu Kaname (1962), A historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries. In: The Developing Economies, Tokyo.

139

14. Shigehisa Kasahara (2004), “The flying geese paradigm: A critical study of its application to East Asia regional development”, No. 169. 15. Yoshinori Katori (2009), ASEAN: An indispensable partner for Japan,

Head of the ASEAN Studies Center of the Institute of Southest Asia Studies.

16. Toshihiro Kudo (2009), “Border area development in the GMS: Turning the periphery into the center of growth”, Working Papers from Economic Research Institute for ASEAN and East Asia, No d018.

17. Minoru Makishima and Mitsunori Yokoyama (2010), “Japan’s ODA to Mekong river basin countries”, Economic relations of China, Japan

and Korea with the Mekong River Basin Countries (MRBCs), Chapter

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 140)