Liên kết vùng

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 78)

Bên cạnh các dự án giành cho từng thành viên của GMS, một xu hướng mới mà Nhật Bản đang hướng đến nhằm tăng tính liên kết phát triển vùng GMS, đó chính là các dự án đem lại lợi ích không chỉ cho riêng một quốc gia mà còn cho các quốc gia GMS liền kề.

Thứ nhất, tiêu biểu cho xu hướng này đó chính là sáng kiến xây dựng

Hành lang Đông Tây của Nhật Bản và việc đưa hành lang này từ hành lang giao thông trở thành hành lang kinh tế thực thụ. Cùng với nó là ủng hộ phát triển Hành lang kinh tế phía Nam. Xây dựng các tuyến đường liên kết các hành lang và các khu công nghiệp, cảng biển lớn trong vùng, bao gồm cả xây dựng một nhà ga chuyên chở container mới ở Sihanoukville (Campuchia).

Hành lang Đông Tây nối miền Nam Myanmar với Đông Bắc Thái lan, Nam Lào và miền Trung Việt Nam được nhìn nhận không chỉ là sợi dây kết nối Đông Nam Á với Nam Á, mà còn giúp để phát triển thương mại, nhân lực, du lịch... và tăng giá trị hợp tác tiểu vùng. Đây cũng được coi là “xương sống” của ba nước Đông Dương trong việc kết nối giao thông và liên kết kinh tế vùng. Phát triển Hành lang Đông Tây sẽ tạo nên tác động lan toả, lôi cuốn các vùng ngoại vi hành lang này vào sự phát triển chung. Vì thế, phát triển Hành lang Đông Tây chính là chìa khoá để phát triển hạ lưu Mê Công.

Không chỉ tài trợ các các hoạt động học thuật nhằm cung cấp căn cứ khoa học cho việc triển khai xây dựng EWEC, chính phủ Nhật Bản còn là

67

nước cung cấp tài chính chủ yếu cho các dự án phát triển trong Hành lang kinh tế Đông Tây. Cụ thể một số dự án tiêu biểu như:

Bảng 2.9: Các dự án thực hiện bằng nguồn vốn của Nhật

Việt Nam Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô môn II (Vay bằng đồng Yên) Dự án nâng cấp các cây cầu trên tuyến đưòng sắt Hồ Chí Minh- Hà Nội (Vay bằng đồng Yên)

Xây dựng cảng quốc tế Cái Me - Thị Vải (Vay bằng đồng Yên ) Lào Dự án xây dựng lại nhà máy điện Nà Ngừm 2 (Viện trợ không hoàn

lại)

Dự án xây dựng trường tiểu học (Viện trợ không hoàn lại )

Dự án trường đào tạo điều trị y tế và duy trì (Viện trợ không hoàn lại)

Dự án phát triển mạng lưới điện Mê Công mở rộng (vay bằng đồng Yên)

Campuchia Dự án tái định cư khẩn cấp Cảng Sihanoukville (vay bằng đồng Yên)

Mạng viễn thông trụ cột Mê Công mở rộng (vay bằng đồng Yên)

Nguồn: Japanese Government Approaches to Mekong Region Development, Masayuki Karasawa, 2006.

Ngoài các dự án trên, viện trợ phát triển của Nhật Bản đã giúp mở rộng các tiện ích của cảng Đà Nẵng, nâng năng lực thông qua cảng lên đến 2,5 triệu tấn/năm, cho phép xử lý lên tới 35.000 tấn trọng tải đồng thời xây dựng đê chắn sóng dài 250 m và 15 km đường với 4 làn xe từ cảng đến quốc lộ 1, xây dựng đường hầm qua đèo Hải Vân (6,3 km) nối Đà Nẵng với Huế; Cải

68

thiện 130 km đường bao gồm 70 km Seno-Phalan và Phalan-Muang Phin ở Lào, Đường Quốc gia số 9 ở Lào (240 km nối Trung Nam Lào, Trung Việt Nam với Đông Thái Lan); Cải thiện đường cao tốc Mae Sot – Mukdahan 770 km của Thái Lan trong đó nâng cấp đường thành 4 làn với 233 km, 75 km được xây mới, 262 km đang được mở rộng và xây dựng cầu quốc tế Mê Công thứ 2.

Năm 2006, cây cầu quốc tế Mê Công thứ hai nối Mukdahan của Thái Lan với Savannakhet của Lào đã chính thức đi vào hoạt động với chiều rộng 12 m và chiều dài 1,6 km. JBIC đã tài trợ trên 8 triệu Yên cho dự án này trong đó Thái Lan là 4,079 triệu Yên, Lào là 4,011 triệu Yên, đây là dự án cho vay đầu tiên của JBIC với một dự án cơ sở hạ tầng cho hai nước có nền kinh tế khác nhau, với dự tính lợi ích khác nhau nhưng giống nhau về điều kiện vay, như giá trị khoản vay, tỷ lệ lãi suất và thời kỳ thanh toán. Với việc hoàn thành cây cầu quốc tế Mê Công thứ hai giúp giảm chi phí thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam, cụ thể là Hà Nội và Băng Cốc. Đường bộ, khoảng cách giữa hai thành phố này là khoảng 2000 km nếu đi qua cây cầu quốc tế Mê Công thứ nhất ở Nong Khai, và giờ rút ngắn còn khoảng 1500 km, mất 3 – 4 ngày, giảm 30% thời gian. Và nếu so với đường thuỷ, thì thời gian đường bộ có ưu thế hơn, bởi đi bằng đường thuỷ sẽ mất khoảng 2 tuần, tuy nhiên chi phí thấp hơn 2 lần so với đường bộ, vận chuyển nhiều hàng hoá vẫn là ưu thế của vận tải đường biển. Nhờ đó góp phần làm nâng cao cuộc sống của dân vùng biên, đẩy mạnh thương mại giữa hai nước nói riêng và thương mại nội vùng nói chung.

Hành lang kinh tế phía Nam, nâng cấp 56 km đường từ Phnôm Pênh đến Neak Loueng của Campuchia bao gồm xây dựng cầu Mê Công tại Neak Loueng; Xây dựng cầu Cần Thơ và xây dựng lại Quốc Lộ 1 từ Cần Thơ tới Nam Can; xây dựng lại đường 16A của Lào.

69

Hành lang kinh tế Bắc Nam, phục hồi và nâng cấp tuyến đường Hà Nội – Hải Dương 38km.

Thứ hai, tập trung cho các dự án ở “các nút nối”.

Đối với “các nút nối” tại biên giới giữa các quốc gia GMS, Nhật Bản mà đại diện là JICA ủng hộ việc ký các Hiệp định giao thông vùng biên GMS và JETRO tổ chức hội thảo về vấn đề hậu cần và phân phối, đây là cơ hội cho hải quan các nước và người tham gia cung cấp hậu cần tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt CBTA, góp phần đơn giản hoá các thủ tục thông quan biên giới.

Việc thiết lập các khu kinh tế đặc biệt giữa các tỉnh sẽ góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước. Savannakhet sẽ là thành phố trung chuyển hàng hoá, khách du lịch: khi cây cầu quốc tế thứ hai trên sông Mê Công được xây dựng, trên khoảng 1000 người qua lại cầu trong một ngày. Đây chính là lí do khiến Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đề xuất việc tạo ra ba khu kinh tế đặc biệt xung quanh Savannakhet, nơi mà đầu tư được khuyến khích. Cơ quan này đã cử các chuyên gia kỹ thuật nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút đầu tư, tiếp tục hỗ trợ để thúc đẩy du lịch rộng hơn ở Savannakhet bằng cách xúc tiến các kế hoạch du lịch và xây dựng các trung tâm thông tin, khách sạn, hướng dẫn cách xây dựng và thực hiện tour quốc tế. Đồng thời, JICA công bố các địa điểm đến bằng cách cung cấp thông tin qua website của Tổ chức Hành chính và Du lịch Lào.

Phát huy tính hiệu quả của dự án Trung tâm y tế ở Việt Nam trong chương trình “Tam giác phát triển” cho dân Việt Nam, Campuchia, Lào. Khu vực “Tam giác phát triển” thuộc vùng biên giới của 3 nước và đây cũng là vùng nghèo nhất của các nước, do đó, Tam giác phát triển chính là đối tượng trọng điểm của viện trợ xoá đói giảm nghèo. Vùng biên biên giới này là vùng lạc hậu nhất về hạ tầng xuyên biên giới (được khởi động năm 2004).

70

Đối với “nút nối” giữa các nước GMS và thế giới, Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện các cảng đặc biệt là cảng nước sâu. Bởi cảng nước sâu được coi là đòn bẩy cho sự phát triển thương mại của các nước GMS và đồng thời thu hút đầu tư của Nhật Bản.

Cho đến nay, hàng hoá xuất khẩu từ cảng Hải Phòng sang thị trường Mỹ thường phải chở bằng tàu nhỏ tới Hồng Kông và sau đó sẽ được chuyển sang các tàu container cỡ lớn, điều đó gây tốn kém ngoại tệ và mất rất nhiều thời gian trung chuyển hàng hoá. Vì vậy, đầu tư phát triển cảng biển là nhu cầu cấp bách của Việt Nam cũng như các nước Tiểu vùng Mê Công. Dự án cảng Lạch Huyện và một trong dự án điển hình cho phát triển hợp tác giữa Nhật Bản và Mê Công với sự tham gia từ cả khu vực công và tư của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)