Hợp tác Nhật Bản – GMS ngày càng sâu rộng, trên nhiều lĩnh vực chiến lược, đã tạo ra các cơ hội cũng như đặt ra các thách thức cho Việt Nam – một thành viên của GMS.
3.3.1.1. Cơ hội của Việt Nam
118
Việt Nam nằm trong địa bàn GMS hiện là khu vực hoà bình, phát triển năng động của thế giới và các nước GMS đều có tư duy hội nhập cao. Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội tốt và có thể tận dụng được các ảnh hưởng tích cực từ thành quả của hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực. Trong khi đó, Nhật Bản là một trong những nước lớn và là đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của các nước GMS nói chung và Việt Nam nói riêng. Quan hệ với Nhật Bản giúp các nước tiếp nhận được nguồn vốn, công nghệ, viện trợ và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.
Hiện nay, Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản diễn ra không chỉ về mặt nhà nước mà còn giữa hai Đảng cầm quyền và trong ngoại giao nhân dân. Với định hướng của Nhật Bản cho Tiểu Vùng Mê Công, thì Việt Nam càng có cơ hội trong hợp tác kinh tế với Nhật Bản, trước hết là nhận hỗ trợ tài chính cho các dự án của GMS tại địa bàn Việt Nam. Điều đó sẽ góp phần mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hiện nay và trong thời gian tới.
Thứ hai, phát triển các vùng trọng yếu thuộc dự án của Việt Nam nhằm kết nối và phát huy hiệu quả hợp tác của các bên.
Song song với các dự án, các hoạt động kinh tế như thương mại, đầu tư, du lịch… thì hợp tác Nhật Bản và Việt Nam trong phạm vi Mê Công mở ra cơ hội rất lớn cho các vùng, địa phương là đầu mối giao thông Việt Nam, liên kết với các quốc gia trong tiểu khu vực, hay rộng hơn là tăng cường vai trò “trung chuyển” của Việt Nam cho GMS. Đa phần các địa phương vùng biên là vùng khó khăn và việc thực hiện mục tiêu của Nhật Bản trong hợp tác GMS, sẽ giúp Việt Nam nâng cao đời sống nhân nhân ở các vùng nghèo. Từ đó, góp phần vào quá trình rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng giữa các địa phương ở
119
Việt Nam. Đặc biệt là các dự án mà Nhật Bản hướng đến cho phát triển GMS là sự phát triển bền vững.
Thứ ba, tiếp tục nhận được sự quan tâm, thu hút được nhiều nguồn hỗ trợ tài chính cho Việt Nam trong phạm vi hợp tác GMS từ các đối tác song phương và đa phương.
Chương trình hợp tác kinh tế GMS sau 18 năm phát triển đã chứng tỏ được rằng đó là một sáng kiến hợp tác kinh tế nổi bật, toàn diện, có khả năng thu hút được sự tham gia của nhiều nhà tài trợ, nhiều đối tác ở mọi nơi trên thế giới. Hợp tác GMS đã mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho các nước thành viên GMS mà lợi ích gián tiếp tới các đối tác của từng thành viên GMS. Những kết quả hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong suốt thời gian qua đã và đang tạo ra các cơ hội cho sự hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và các nước lớn trên thế giới. Từ đó, mang lại nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam thông qua việc tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, và kỹ năng quản lý tiên tiến của các quốc gia và khu vực này. Đồng thời, tăng cường nhận sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong và ngoài khu vực theo xu hướng có lợi cho Việt Nam trong thời gian tới.