Lợi ích của Nhật Bản ở khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, không chỉ mới hình thành gần đây, mà đã có kể từ khi nước Nhật mong muốn vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế thế giới.
Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, Đế quốc Nhật Bản đã nêu ra ý tưởng thành lập một “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á”, trong đó có một nước Nhật thượng đẳng đóng vai trò lãnh đạo Châu Á, có sứ mệnh đưa Châu Á thoát khỏi lực lượng đế quốc phương Tây. Ngay cả ở thời điểm này, khi tư tưởng đế quốc chủ nghĩa không còn thì người Nhật Bản vẫn tin tưởng rằng nước Nhật cần có một vị trí quan trọng hơn trên vũ đài quốc tế và điều này trước hết đạt được thông qua việc trở thành một cường quốc ở Châu Á.
Với ý tưởng đó, Nhật Bản có lợi ích lớn trong việc hình thành các liên kết khu vực ở Đông Á và luôn muốn đi đầu trong việc thúc đẩy các liên kết này. Ngay từ những năm 1960, Nhật Bản đã nêu ra các ý tưởng về “Vòng cung kinh tế Đông Á”, “Vòng cung kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương”, “Cộng đồng kinh tế lòng chảo Thái Bình Dương”... Vào đầu thập kỷ 1990, một lần nữa Nhật lại kêu gọi thiết lập “Hành lang phát triển Châu Á”. Sáng kiến thành lập Cộng đồng kinh tế Đông Á gần đây của Nhật Bản không chỉ là sự tiếp nối trước đây mà còn phục vụ kế hoạch của nước này muốn có một vị thế mới ở khu vực. Quan điểm hợp tác Đông Á của Nhật Bản không chỉ là
34
ASEAN+3 mà mở rộng ASEAN+6. Điều đó cho thấy Nhật Bản muốn tận dụng việc mở rộng thành viên Đông Á, gồm cả Mỹ và Ấn Độ, không chỉ để làm giảm vai trò của Trung Quốc mà Nhật Bản còn có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nước này để đóng vai trò là trụ cột chủ yếu trong cộng đồng.
Xét về mặt kinh tế, do Nhật Bản là một quốc đảo hầu như không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên nên phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu từ bên ngoài. Vì thế, Đông Nam Á và Trung Quốc là nơi cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nền công nghiệp Nhật Bản. Nơi đây cũng là thị trường tiếp nhận đầu tư và tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu từ Nhật Bản. Đông Nam Á cũng án ngữ con đường giao thông thương mại hàng hải quốc tế vô cùng quan trọng từ Đông sang Tây, con đường có ý nghĩa “sống còn” với Nhật Bản, trong đó có vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông, giảm bớt sự phụ thuộc của Nhật Bản đối với vận tải đường biển qua eo biển Malacca – một trong những điểm nóng của nạn cướp biển (chiếm 1/3 vụ cướp biển trên thế giới).
Ngoài ra, Đông Á còn là khu vực chiến lược sống còn của Nhật Bản. Khi mà các vấn đề an ninh “truyền thống” như xung đột tiềm tàng trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề thử tên lửa và phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ trên biển với Nga, Trung Quốc… Cùng với các vấn đề an ninh phi truyền thống như ô nhiễm môi trường khí quyển có thể lan truyền từ lục địa sang các quần đảo Nhật Bản, ô nhiễm môi trường biển, sự ấm lên của trái đất có thể khiến cho các vùng lãnh thổ của Nhật Bản bị ngập chìm, thậm chí nếu như các tranh chấp trên biển Đông bùng nổ có thể ảnh hưởng đến tuyến đường vận chuyển nguồn nguyên liệu của Nhật Bản… đang trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh đó, có thể thấy lợi ích của Nhật Bản trong hợp tác GMS là không nhỏ trên các khía cạnh như cải thiện hình ảnh của Nhật Bản, hỗ trợ
35
phát triển GMS, tăng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhật Bản và cả địa chính trị - quyền lực.
Thứ nhất, về mặt địa chiến lược đối với Nhật Bản, Đông Nam Á lục địa
là địa bàn để nước này có thể tăng cường vai trò khu vực của mình, đặc biệt là trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực hiện thực hóa ý tưởng về một Cộng đồng Đông Á. Đông Nam Á lục địa là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên, có thị trường tiềm năng lớn và phát triển nhanh nên hứa hẹn là một khu vực đầu tư và hỗ trợ phát triển quan trọng. Đồng thời, các nước CLMV, đặc biệt là những nước có chung đường biên giới với Trung Quốc như Việt Nam, Lào và Myanmar, đã có những trải nghiệm lịch sử về một nước Trung Quốc hùng mạnh nên mong muốn duy trì chính sách cân bằng quyền lực và tăng cường quan hệ với Nhật Bản.4
Như vậy, ngoài lợi ích về mặt chiến lược, CLMV còn trở thành một cơ hội gia tăng thương mại và đầu tư đối với Nhật Bản.
Thứ hai, trong lịch sử Nhật Bản từng là một đế quốc phát xít đã gây ra
nhiều tội ác đối với nhiều dân tộc ở CLMV. Để cải thiện hình ảnh và nâng cao được vai trò của mình ở khu vực cũng như trên trường quốc tế, Nhật Bản rất cần sự ủng hộ từ các nước CLMV. Để làm được điều này, Nhật Bản đã thực hiện rất nhiều các chính sách hỗ trợ như tăng cường ODA, tăng cường đầu tư và trao đổi thương mại với khu vực.
Thứ ba, là một nước thiếu tài nguyên nhưng lại có công nghệ tiên tiến,
lực lượng lao động có tay nghề cao và nhiều vốn, Nhật Bản coi đầu tư ra bên ngoài là hướng chiến lược. Trong khi đó, CLMV là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, ít vốn, công nghệ chưa cao và cơ sở hạ tầng thấp kém. Chính phủ Nhật Bản đã ra sức vận động cộng đồng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào khu vực thông qua các dự án về cải thiện tính hiệu quả của ngành hậu cần
4
36
(đặc biệt trên Hành lang Đông Tây) và khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động trong khu vực.
Thứ tư, Nhật Bản và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực
Đông Á. Song song với quá trình lôi kéo các nước lớn vào các cơ chế hợp tác khu vực (điển hình là Hội nghị cấp cao Đông Á với sự hiện diện của Ấn Độ và Úc) để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc, Nhật Bản cũng chủ động cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc ở các địa bàn chiến lược và Đông Nam Á lục địa là khu vực tiếp giáp với Trung Quốc. Vì thế, Nhật Bản có lợi ích địa chiến lược quan trọng ở các nước thành viên mới của ASEAN trong mối tương quan lực lượng với Trung Quốc.