Hạn chế trong hợp tác GMS

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 55)

Dù đạt được những thành công đáng ghi nhận, song GMS cũng đang tồn tại khá nhiều hạn chế gây trở ngại cho sự phát triển nói chung, các nước và từng địa phương nói riêng.

Một là, sự chênh lệch về trình độ và nguồn lực phát triển của các nước và

các địa phương.

Hai là, sự chi phối các lợi ích chung và riêng của các nước cũng như của

các đối tác bên ngoài. Thực tế vẫn còn tồn tại khá lớn sự khác biệt về việc giải quyết các vấn đề: nguồn nước, lãnh thổ, môi trường...

Ba là, thiếu các cơ chế đủ mạnh để thực thi các cam kết, Hiệp định và

các chương trình hành động.

Bốn là, thương mại nội vùng dù đã tăng trưởng đều đặn qua các năm

nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng 15% tổng thương mại của các nước GMS. Đây là một con số còn khá nhỏ so với mức 70% thương mại nội khối của EU.

Thứ năm, hạn chế về vốn: Kinh phí thực hiện các dự án là rất lớn, vượt

44

phát triển cơ sở hạ tầng. Hạn chế vốn, nan giải trong huy động thêm vốn từ các nguồn khác như viện trợ phát triển chính thức ODA, vốn tư nhân và nguồn tín dụng thông thường OCR. Đồng thời, giữa các nước còn có sự khác nhau về tiêu chuẩn quốc gia, về quy chế sử dụng, quy chế giao thông, quy chế hải quan, kiểm soát biên giới, vấn đề về môi trường, do vậy, cần phối hợp và thống nhất các luật lệ, cơ chế hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng.

Thứ sáu, ngoài GMS còn có một số cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mê Công

khác đang tồn tại. Vấn đề đặt ra là làm sao các nước có thể phối hợp tốt hoạt động của các chương trình này để bổ sung cho nhau, tránh trùng lập, gây lãng phí các nguồn lực.

Vì vậy, hiện tại cũng như trong thời gian tới, GMS chắc chắn sẽ phải đối mặt với khá nhiều thách thức cần phải có sự nỗ lực hơn nữa giữa các nước, các địa phương, các đối tác và quốc tế mới có thể thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển của khu vực quan trọng này.

Tiểu kết Chƣơng 1

Hội nhập và hợp tác khu vực là một xu thế phát triển tất yếu, thống nhất với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Hợp tác GMS cũng không ngoại lệ. Nó được hình thành bởi những nhu cầu nội tại của các quốc gia thành viên, lớn hơn là vai trò đối với quá trình liên kết khu vực Đông Á. Chiếm giữ một vị trí quan trọng, có tầm ảnh hưởng trong cả chính trị và kinh tế khu vực, Nhật Bản rất quan tâm tới khu vực GMS và luôn có chính sách riêng trong hỗ trợ, hợp tác kinh tế GMS tổng thể và với từng quốc gia thành viên, đặc biệt là chính sách quan tâm tới các dự án liên kết hai quốc gia thành viên trở lên. Để thấy được vai trò của Nhật Bản trong sự thành công của GMS từ khi bắt đầu hoạt động và cho đến ngày nay, chương sau sẽ đi xem xét từng lĩnh vực hợp tác giữa Nhật Bản và GMS.

45

CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRONG HỢP TÁC SONG PHƢƠNG VÀ VỚI TOÀN BỘ TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG

Trong suốt 18 năm hoạt động của Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng, Nhật Bản đã đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy và phát triển hợp tác này. Để làm rõ vai trò của Nhật Bản trong hợp tác GMS, luận văn sẽ tiếp cận vai trò của Nhật Bản trên 2 góc độ: Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác song phương với từng thành viên GMS và Vai trò của Nhật Bản đối với sự phát triển chung của GMS. Và từ những định hướng hợp tác và nhiệm vụ đặt ra của Nhật Bản đối với GMS, luận văn sẽ căn cứ vào đó để đánh giá mức độ tác động hợp tác Nhật Bản với GMS.

2.1. Hỗ trợ xây dựng chiến lƣợc và chính sách phát triển GMS

2.1.1. Chiến lược phát triển chung của GMS

Cơ chế hợp tác phát triển GMS do Nhật Bản khởi xướng được ADB thực hiện chính thức bắt đầu từ tháng 10 năm 1992. Mục đích là khôi phục quan hệ hợp tác và liên kết giữa các nước trong khu vực hậu thời kỳ Chiến tranh lạnh và vấn đề hoà bình ở Campuchia; xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin xuyên biên giới; phát triển năng lượng trong toàn khu vực GMS; kết nối mạng lưới xuyên biên giới tạo ra sự liên kết và bổ trợ cho nhau trên các lĩnh vực của nền kinh tế; đối phó với những vấn đề chung của toàn khu vực (vấn đề môi trường và đào tạo nguồn nhân lực).

Trong suốt hai thập kỷ qua Nhật Bản luôn là đối tác chủ yếu trong việc hỗ trợ xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển, các kế hoạch và chương trình hành động và cũng chính là người trực tiếp giúp đỡ các dự án lớn trong các lĩnh vực quan trọng của khu vực này. Cho dù lúc đầu Bộ ngoại giao Nhật Bản đặt ưu tiên vào cơ chế hợp tác với khu vực Đông Dương trong

46

chính sách khu vực nên không có quan hệ sâu sắc trong cương lĩnh hợp tác GMS. Nhưng đến tháng 3 năm 1996, Nhật Bản đã thành lập “Uỷ ban đặc biệt đề xuất sáng kiến phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng” tập hợp những nhà chuyên môn dưới sự quản lý của Cục hợp tác quốc tế. Vào tháng 7 năm 1996, Nhóm làm việc đã hoàn thành báo cáo, nêu lên một cách khái quát những vấn đề trong sự phát triển các ngành công nghiệp then chốt mà mối quan hệ của chúng rộng mở và vượt ra ngoài biên giới quốc gia, lĩnh vực giao thông, cơ sở hạ tầng, điện lực ở khu vực sông Mê Công (GMS) và bổ sung các đối tượng viện trợ. Điều đó cho thấy, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã bắt đầu chuyển đối tượng viện trợ Đông Dương sang đối tượng viện trợ GMS.

Trong tháng 7 năm 2006, một phái đoàn của chính phủ Nhật Bản đã trao đổi với ADB tham vấn về chiến lược để hỗ trợ, hài hoà và tăng cường các chương trình GMS. Các cuộc thảo luận cũng được xem là lĩnh vực tiềm năng để được hỗ trợ trong tương lai của chính phủ Nhật Bản cho sự phát triển của khu vực Mê Công.

Những năm sau đó, Nhật Bản liên tiếp đưa ra các sáng kiến tổ chức trong các Hội nghị quốc tế và không chỉ dừng lại ở ý nghĩa là khẳng định mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài, không thể thiếu giữa Nhật Bản và các thành viên GMS mà Hội nghị này là cơ sở giúp các nước thảo luận về vấn đề xây dựng và phát triển GMS, từ đó thống nhất định hướng, phối hợp hoạt động. Như Chương trình đối tác Nhật Bản – Mê Công được khởi xướng từ năm 2007, Hội nghị Ngoại trưởng Nhật Bản – Mê Công lần đầu tiên tại Tokyo năm 2008, lần thứ 2 tại Siem Riep – Campuchia năm 2009, lần thứ 3 tại Hà Nội vào tháng 7 năm 2010, Hội nghị cấp cao Nhật Bản – Mê Công lần đầu tiên tại Tokyo năm 2009, lần thứ 2 tại Hà Nội tháng 10 năm 2010, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế Mê Công – Nhật Bản lần thứ hai tại Đà Nẵng tháng 8 năm 2010 nhằm thúc đẩy hợp tác dựa trên Sáng kiến Kinh tế - Công nghiệp Mê

47

Công – Nhật Bản. Các sáng kiến được các nhà lãnh đạo các nước thành viên tái khẳng định quyết tâm củng cố và mở rộng hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Công với Nhật Bản, cũng như hợp tác trong khuôn khổ ASEAN – Nhật Bản, ASEAN + 3, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN.

Với định hướng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cứng làm nền tảng và duy trì bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững của Nhật Bản cho sự phát triển của GMS, các thành viên GMS cũng đã, đang và tiếp tục thực hiện các tiêu chí đó. Tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến mà Nhật Bản đưa ra, điển hình là việc xây dựng Hành lang kinh tế Đông – Tây, Sáng kiến Hợp tác Kinh tế và Công nghiệp Mê Công – Nhật Bản, Sáng kiến Thập kỷ Mê Công xanh. Vào tháng 7 năm 200l, Chính phủ Nhật Bản kết hợp với ADB đã cử những phái đoàn tới các nước CLMV để xác nhận lại tình hình và nhu cầu của mỗi nước. Dựa vào kết quả có được từ những phái đoàn này, Nhật Bản thông báo sẽ hợp tác trong việc thiết lập Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) và phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây thứ hai (Băng Cốc – Phnôm Pênh - Hồ Chí Minh) được coi là một trong những tuyến đường chính trong mạng lưới đường quốc lộ Châu Á.

Trên cơ sở nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và các nước thành viên, GMS cũng đưa ra các sáng kiến và kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản, như: sáng kiến Trung tâm đào tạo nghề Mê Công – Nhật Bản và Dự án quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước sông Mê Công do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra.

Khi chính sách viện trợ của Nhật Bản thay đổi từ quan niệm “song phương” (giữa Nhật Bản và một quốc gia khác) được mở rộng “xuyên biên giới” (giữa Nhật Bản và hai hay nhiều quốc gia khác) nhằm phát triển và nâng cao đời sống nhân dân vùng biên, tăng tính kết nối cho tiểu vùng, cũng đã góp

48

phần tạo ra một cách nhìn mới trong chính sách thúc đẩy phát triển vùng biên giữa các quốc gia trong GMS như việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Hiệp định khung về tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải vùng biên (đây là một trong những yếu tố quan trọng, đại diện cho xây dựng cơ sở hạ tầng mềm, đưa hành lang giao thông thành hành lang kinh tế); xây dựng các khu kinh tế đặc biệt dọc theo biên giới nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa hai quốc gia như khu công nghiệp may mặc Mae Sot (Thái Lan) – Myawaddy (Myanmar) để phát huy thế mạnh vốn, công nghệ, khả năng thực hiện xuất khẩu của Thái Lan và lao động ở Myanmar, 18 SEZs ở Campuchia đến cuối tháng 11 năm 2007, điển hình như khu kinh tế đặc biệt Mahattan được đặt ở Bavet đối diện là Mộc Bài (Việt Nam), cách thành phố Hồ Chí Minh 80 km, nằm trên Hành lang kinh tế phía Nam. Hai nhà máy ở khu kinh tế này thực hiện sản xuất, xuất khẩu đi khắp thế giới thông qua cảng biển Hồ Chí Minh, đồng thời tận dụng lao động giá rẻ tương đối so với thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động bằng nguồn điện rẻ hơn và ổn định hơn từ Việt Nam.

2.1.2. Hỗ trợ cải cách luật pháp10

Đối với Việt Nam

Năm 1994, Bộ Tư pháp Nhật Bản (MOJ) đã khởi động chương trình đào tạo cho các quan chức chính phủ Việt Nam thông qua chương trình của JICA. Giai đoạn khởi đầu dự án của JICA về cải cách luật kéo dài từ tháng 12 năm 1996 đến tháng 11 năm 1999. Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 12/1999 đến tháng 3/2003, giai đoạn 3 từ tháng 7/2003 đến tháng 3/2007. Giai đoạn 4 mới được bắt đầu từ 1/4/2007 với tên gọi “Dự án hỗ trợ cải cách luật và tư pháp”.

Ngoài Cơ quan hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo của Bộ Tư pháp Nhật Bản, rất nhiều nhà hoạt động luật pháp và giáo sư cũng đã tham gia vào

10

Yasunobu Sato. 2009. Hỗ trợ cải cách tư pháp và luật pháp của Nhật Bản dành cho các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Báo cáo chuyên đề.

49

tất cả các giai đoạn của dự án này. Giai đoạn hai của dự án đã phát triển sự hỗ trợ cải cách trong việc phác thảo những bộ luật cơ bản như: Luật thủ tục dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật đăng ký bất động sản, Luật thủ tục hình sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật giao dịch chứng khoán... Ngoài ra còn đưa ra sự tư vấn về cách thức cải cách Luật dân sự và ban hành Luật thủ tục dân sự ở Việt Nam; hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực về tư pháp. Giai đoạn 3 của dự án mở rộng ra lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho mục đích xây dựng luật và thực hiện, bao gồm việc ban hành và cải cách Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự và Luật phá sản ngân hàng; thực hiện một nghiên cứu chung về những ưu tiên cải cách luật ở Việt Nam và Nhật Bản, và mở khóa học luật bằng Tiếng Nhật tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 2000 đến 2002, Nhật Bản tiếp tục tham gia thiết kế nghiên cứu “Đánh giá tính cần thiết của luật pháp” dưới sự chỉ đạo của UNDP.

Sự hỗ trợ cải cách luật và tư pháp do JICA thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo các thẩm phán ở Đại học Luật và góp phần thông qua Luật thủ tục dân sự và Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế cho Bộ Luật dân sự năm 1995.

Giai đoạn hiện nay mà dự án “Cải cách luật pháp và tư pháp đang thực hiện bao gồm những nội dung sau: i) xây dựng nguồn nhân lực cho các

Trường đại học Luật và nghề luật tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; ii)

quản lý hệ thống tư pháp ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, quản lý việc giám sát của các hiệp hội, tư vấn và hỗ trợ đối với các thiết chế tư pháp và những người hành nghề luật sư ở cấp địa phương; iii) đề ra văn bản

pháp lý nhằm tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của các quy phạm pháp luật; iv) phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ tư

50

Năm 2008, Đại học Nagoya đã thành lập Trung tâm Luật Nhật Bản tại Đại học Luật Hà Nội nhằm thúc đẩy các khóa học luật của Nhật Bản bằng Tiếng Nhật. Do đó, ngoài các khoá học tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,11

các khóa học luật bằng Tiếng Nhật cũng được tăng cường nhằm thúc đẩy việc đào tạo luật của Nhật Bản bằng ngôn ngữ tiếng Nhật ở Việt Nam. Ngoài ra, sáng kiến chung giữa Việt Nam và Nhật Bản vì mục đích tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi góp phần đánh giá các quy phạm pháp luật, các quy định cụ thể. Cùng với quá trình gia nhập WTO, luật pháp của Việt Nam ngày càng được hiện đại hóa một cách nhanh chóng.

Campuchia

Khi Khơ me đỏ nắm quyền lực tại Campuchia đã tiến hành xóa bỏ tất cả các điều luật và thậm chí là thủ tiêu phần lớn những người hành nghề luật sư nhằm xóa bỏ quyền lãnh đạo của chế độ trước. Chỉ có rất ít những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp sống sót dưới thời kỳ Khơ me đỏ, và cũng còn lại số ít những người làm nghề luật sư sau khi UNTAC rời khỏi Campuchia. Do đó, việc có được những người giỏi làm việc trong lĩnh vực luật pháp trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với việc xây dựng và ban hành các quy định của pháp luật để thay thế cho các quy định cai quản của Khơ me đỏ.

Năm 1999 là năm đầu tiên JICA bắt đầu thực hiện sự hỗ trợ cải cách luật và tư pháp dựa trên nguồn vốn ODA bằng cách gửi chuyên gia làm việc dài hạn đến Phnôm Pênh. Kế hoạch cho dự án này được chia làm ba giai đoạn nối tiếp nhau: Giai đoạn 1, hỗ trợ phác thảo luật dân sự và luật về tố tụng dân sự thông qua các buổi đối thoại giữa Uỷ ban luật của Nhật Bản và Campuchia. Trong giai đoạn 2, bắt đầu tháng 4/2004, cả hai bên đều thể hiện sự nỗ lực

bám sát việc ban hành những luật trên và phác thảo những quy phạm pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)