Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 82)

Mục tiêu của chiến lược Phát triển nguồn nhân lực là bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của khu vực, từ đó giúp kết nối cộng đồng. Điều này sẽ thúc đẩy, duy trì tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở các nước GMS và tăng cường xoá đói giảm nghèo thông qua tăng lợi ích hợp tác vùng và hội nhập công bằng hơn.

Nhật Bản chính là một trong những đối tác quan trọng dù không phải thành viên GMS song đã có những đóng góp rất lớn, tích cực cho việc thực hiện mục tiêu này.

Thứ nhất, lĩnh vực y tế và an ninh con người.

Năm 2003, cùng với Liên Hợp Quốc, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ Myanmar 1,2 triệu USD nhằm đảm bảo an ninh con người trong Chương trình “Kiểm soát ma túy và Phát triển vùng Wa.” Chương trình này có mục tiêu xóa bỏ cây anh túc, đảm bảo an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống cho người dân. Tiếp đó, năm 2007, Myanmar cũng nhận được một chương trình

71

hỗ trợ những nông dân xoá cây anh túc trị giá 948.200 USD từ Chính phủ Nhật và Liên Hợp Quốc.

Tháng 11/2006, Chính phủ Nhật và Liên Hợp Quốc cũng cung cấp một khoản viện trợ 2,4 triệu USD cho Lào trong chương trình Phục hồi kinh tế và xã hội cho những người đã từng trồng cây anh túc, để nâng cao cuộc sống cho họ. Theo khảo sát thì 50% những người đã từng trồng cây thuốc phiện ở Lào đều trở lại tái canh tác cây thuốc phiện do họ không có lựa chọn thay thế để sinh nhai. Vì vậy, dự án này nhằm mục tiêu tạo ra các nguồn thu nhập thay thế để các hộ gia đình có thể chuyển đổi cách thức sản xuất và tăng thu nhập ở tỉnh Oudomxay, thuộc Bắc Lào.

Về phòng chống dịch bệnh, năm 2005, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Campuchia 1,18 triệu USD nhằm triển khai chương trình Tư vấn, điều trị và phục hồi chức năng cho những người nhiễm HIV/AIDS và các bệnh về đường máu khác. Nhật Bản cũng có các khoản trợ cấp cho Myanmar nhằm phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Năm 2006, Nhật Bản đã viện trợ cho Myanmar 260.000 USD để mua vắc-xin phòng bại liệt, năm 2007 con số này tăng lên là 1,87 triệu USD. Nhằm đối phó với dịch cúm gia cầm, tháng 03/2004, Nhật Bản viện trợ cho Lào 50.000 USD, 100.000 viên tamiflu cho Việt Nam và 50.000 USD cho Campuchia. Năm 2007, tổng số viện trợ của Nhật Bản giúp đỡ Lào ngăn chặn sự bùng phát của dịch cúm gia cầm đã lên tới hơn 400.000 USD.

Năm 2003, Nhật Bản đã trợ giúp cho Campuchia và Việt Nam số tiền 1,2 triệu USD cho mục tiêu đảm bảo an ninh con người thông qua chương trình Công tác Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em. Năm 2004, Nhật Bản đã phối hợp với Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) hỗ trợ cho Campuchia tổng số tiền trên 1 triệu USD nhằm đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục cho phụ nữ và trẻ em ở một số vùng của Campuchia. Năm 2003, Nhật Bản cũng đã

72

viện trợ cho Lào gần 507 nghìn USD cho Chương trình Tăng cường nhận thức của cộng đồng và giáo dục trẻ em nữ, Phòng chống buôn bán trẻ em ở Lào ở 3 tỉnh thuộc biên giới giữa Lào và Thái Lan.

Trong lĩnh vực giảm nghèo, Nhật Bản đã tiến hành ba dự án cho vay (tổng giá trị khoảng 21,5 tỷ Yên) dành cho Việt Nam và 2 dự án viện trợ không hoàn lại (tổng giá trị khoảng 200 triệu Yên) cho Lào. Năm 2005, Chính phủ Nhật Bản phối hợp với Liên Hợp Quốc đã cung cấp một khoản viện trợ lên tới gần 1,3 triệu USD nhằm mục đích cải thiện hệ thống y tế, qua đó giảm bớt đói nghèo ở Lào. Năm 2003, thông qua Chương trình cải thiện an ninh lương thực và thu nhập cho những nông dân nghèo ở Campuchia, Chính phủ Nhật Bản đã có khoản trợ cấp lên tới gần 1,2 triệu USD cho nước này. Năm 2004, Nhật Bản cũng đã viện trợ 1,1 triệu USD cho Campuchia trong chương trình giảm nghèo ở các khu đô thị. Chính phủ Nhật cũng đã viện trợ cho Myanmar gần 1,5 triệu USD cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng hạt giống cây trồng.14

Thứ hai, lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo.

Cho đến cuối những năm 90, nhìn chung giáo dục, đào tạo của 3 nước Đông Dương vẫn còn ở trình độ thấp, đặc biệt đối với Lào và Campuchia. Nhật Bản là nước tích cực hỗ trợ trong lĩnh vực này: Thành lập các trung tâm đào tạo nhân lực giữa Nhật Bản với 3 nước, cam kết ủng hộ những nỗ lực của các nước này nhằm nâng cao trình độ giáo dục, đa dạng hoá các loại hình đào tạo khác nhau. Nhật Bản đã đóng góp có hiệu quả trong việc thúc đẩy Việt Nam, Lào, Campuchia chuẩn bị nhân lực, khoa học công nghệ, là một trong những cơ sở chủ yếu nhất cho việc thực hiện thành công công cuộc cải cách, đổi mới, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

14

73

Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (cuối tháng 3/2008), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020 và tiếp tục tăng học bổng cho Việt Nam trong 3 năm tới.

Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đang thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhật Bản dự kiến mời 2.000 thanh niên Việt Nam sang Nhật trong 5 năm, theo nhiều chương trình trong đó bao gồm cả chương trình giành cho học sinh cấp 2 và 3.

Thứ ba, Hỗ trợ nghiên cứu và hợp tác lao động.

Nhật Bản và các nước Mê Công sẽ đồng thực hiện với Viện nghiên cứu Mê Công ở Thái Lan và các viện nghiên cứu khác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ở các vấn đề mang lợi ích chung như du lịch, nạn buôn bán người qua biên giới, biến đổi khí hậu, Hiệp định Giao thông vận tải qua biên giới - CBTA, xoá đói giảm nghèo, cải cách khu vực công cộng, nhập cư, môi trường và xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và phát triển vùng sông Mê Công.

Đồng thời, Nhật Bản thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho việc cải thiện hệ thống sở hữu trí tuệ thông qua tổ chức các cuộc hội thảo, đồng ý cho các học viên và các chuyên gia được điều phối và thực hiện với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, JETRO, Hiệp hội Tu nghiệp kỹ thuật hải ngoại Nhật Bản (AOTS) và các tổ chức liên quan khác. Các nước khu vực sông Mê

74

Công sẽ cung cấp sự bảo vệ thích hợp trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật tương ứng của nước đó và các Điều ước quốc tế liên quan.

Với hợp tác lao động, JICA lập ra một bộ phận hỗ trợ kinh nghiệm và kỹ thuật cho các công ty tư nhân mong muốn mở rộng hợp tác liên kết.

Bên cạnh việc hỗ trợ xây dựng cảng Sihanoukville Autonomous của Campuchia, JICA tiếp tục giúp đỡ phát triển nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả vận hành như: cho thuê hệ thống máy tính bằng khoản cho vay đồng Yên, tham gia các chương trình đào tạo giữa Nhật Bản và Campuchia cho đến khi nhân viên ở cảng này có thể vận hành hệ thống mới một cách thành thục.

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)