Các yếu tố tác động

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 118 - 122)

107

Ngày nay, ASEAN đã trở thành tổ chức đầy đủ với các thành viên trong khu vực và ngày càng có uy tín trên thế giới. Thông qua ASEAN, các nước GMS đã từng bước hội nhập kinh tế khu vực trong khuôn khổ Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Dựa vào ASEAN, các nước GMS vừa tiếp cận những thị trường lớn và khó tính dễ dàng hơn, vừa được hưởng ưu đãi về thuế suất và lộ trình giảm thuế dành cho các thành viên đang phát triển trong ASEAN, là điều mà nhiều nước GMS khó có thể đạt được trong đàm phán thương mại song phương với các nước này. Sự lớn mạnh của ASEAN và đặc biệt quan hệ tốt đẹp của ASEAN – Nhật Bản đã, đang và sẽ tác góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác Nhật Bản và các nước Tiểu vùng Mê Công – thành viên của ASEAN nhằm đẩy nhanh quá trình rút ngắn chênh lệch phát triển trong nội khối ASEAN.

Nói tóm lại, việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công sẽ tạo một khu vực kinh tế thống nhất có chung những chính sách phát triển. Từ đó, GMS như chiếc cầu nối cho quan hệ thương mại Nhật Bản và các nước ASEAN thuận lợi hơn.

Thứ hai, Nhật Bản đang nỗ lực “bước ra” khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Kinh tế Nhật Bản đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Các chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số các đơn đặt hàng máy móc thiết bị, chỉ số chi tiêu - tiêu dùng cá nhân và chỉ số xuất khẩu thực tế của Nhật Bản đang được khôi phục sau khi giảm và giảm cực mạnh vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, tuy nhiên cả 4 chỉ số trên trong năm 2010 vẫn thấp hơn so với chỉ số của những năm trước khi diễn ra khủng hoảng. Đồng thời, Nhật Bản vẫn đang tiếp tục làm tài khoản tài chính thặng dư; 95% số nợ của chính phủ được giữ bởi các nhà đầu tư trong nước và tiết kiệm của khu vực hộ gia đình là rất dồi dào. Chính sách tài khoá chính phủ trong thời gian ngắn và

108

trung hạn là cải thiện hiệu quả chi tiêu hơn là việc cắt giảm để đạt tăng trưởng kinh tế trong dài hạn: hỗ trợ chính sách trợ cấp giáo dục và nuôi dạy trẻ em (bắt đầu được thực hiện trong tháng 6 năm 2010), xúc tiến và nghiên cứu khoa học và công nghệ. Vì thế khoản nợ của chính phủ trong thời gian tới là điều không thể tránh khỏi. Ngân hàng Nhật Bản quyết định thành lập quỹ nhằm hỗ trợ nâng cao tăng trưởng (tháng 5/2010) và thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng bao gồm cả mua các tài sản rủi ro (tháng 10/2010).

Dự đoán trong một vài năm tới, kinh tế Nhật Bản có thể phục hồi nhưng xu hướng phục hồi giảm, tiếp tục “Giai đoạn tạm dừng” bởi trục trặc của các biện pháp kích thích kinh tế ra bên ngoài thế giới cùng với sức mạnh phục hồi nhu cầu nội địa vẫn còn mong manh. Cùng với tình trạng chậm chạp trong khu vực doanh nghiệp bị kéo dài. Tốc độ phục hồi của đầu tư cố định tư nhân sẽ vẫn chỉ khiêm tốn. Về xuất khẩu, khi nền kinh tế các nước Châu Á đang dần phục hồi sau khủng hoảng – thị trường lớn đối với hàng xuất khẩu của Nhật Bản, đây là điều có thể góp phần vào sự tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản, nhưng giá đồng Yên vẫn tăng mạnh, dự kiến sẽ giảm lợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa, sự tăng giá nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ đặt thêm áp lực làm giảm tỷ suất lợi nhuận hiện hành tiền thu bán hàng. Trong khu vực hộ gia đình, sự phục hồi thu nhập gia đình dự đoán vẫn còn suy giảm. Bởi các doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm cả lao động thường xuyên và việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp. Thêm vào đó là tốc độ suy giảm của đầu tư công và xu hướng giảm phát rõ ràng.

Sự kiện đáng chú ý là trận động đất và thảm hoạ sóng thần vừa xảy ra ở Nhật Bản (11/03/2011) không chỉ tàn phá nhiều vùng của đất nước này mà còn làm tổn hại nghiêm trọng tới các nỗ lực cố gắng phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Cơn địa chấn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới Nhật Bản và các kế hoạch hỗ trợ ODA nói chung, GMS nói riêng.

109

Thứ ba, sự quan tâm của Trung Quốc đối với GMS.

Đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản, vị trí thống trị Cộng đồng Đông Á (khi được hình thành) đều là mục tiêu hướng đến, ắt hẳn sự cạnh tranh giữa hai đất nước này là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, khi GMS đóng vai trò quan trọng cả về địa chính trị và địa kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thì sự quan tâm của Trung Quốc và Nhật Bản đến tiểu khu vực này là tất yếu và điều này đã được chứng tỏ trong suốt 18 năm hoạt động của Chương trình hợp tác kinh tế GMS.

Trung Quốc với vị thế là thành viên của GMS, Nhật Bản với vị thế là một trong đối tác lớn nhất trong hợp tác GMS, yếu tố cạnh tranh thể hiện “sức mạnh” trong GMS lại chính là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển tiểu vùng này. Có thể coi đây chính là yếu tố thuận lợi cho sự lớn mạnh của GMS. Và với bước chuyển mình ngoạn mục của Trung Quốc trong thời gian vừa qua, đặc biệt là khả năng tăng trưởng cao trong thời kỳ kinh tế toàn cầu khủng hoảng, thay Nhật Bản giữ vị trí thứ hai trong nền kinh tế thế giới, sẽ là yếu tố tác động không nhỏ đến hợp tác Trung Quốc – GMS và gián tiếp tới Nhật Bản – GMS. Thực tế, Trung Quốc đang tích cực mở rộng ảnh hưởng tại khu vực sông Mê Công, minh chứng là sự tăng cường viện trợ và đầu tư tại Myanmar để bảo đảm khí đốt thiên nhiên của đất nước và tài nguyên khoáng sản. Ví dụ, việc xây dựng một đường ống dẫn khí tự nhiên nối tỉnh Vân Nam và ven biển Myanmar vừa mới bắt đầu.

Tuy vậy, “mối đe dọa Trung Quốc” một khi Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn đã gây ra những lo ngại đối với các nước thành viên GMS. Bởi hầu hết các nước này ít nhiều đều có những vấn đề với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp biển đảo, hàng hóa phá giá tràn lan hay lao động di cư từ Trung Quốc và các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc trong tiểu vùng, đặc biệt việc sử dụng nguồn nước sông Mê Công. Chính vì không đủ

110

tiềm lực và vì lợi ích kinh tế mà việc quan hệ tốt với Trung Quốc là cần thiết. Vì vậy, hầu hết các nước này có xu hướng lựa chọn chính sách “lựa thời” (bandwagon) thay vì “cân bằng” lại những nguy cơ từ phía Trung Quốc. Do đó, tăng cường hợp tác với Nhật Bản - GMS càng có điều kiện ứng phó hữu hiệu hơn đối với những nguy cơ tiềm tàng từ phía Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 118 - 122)