Đối với Việt Nam
Năm 1994, Bộ Tư pháp Nhật Bản (MOJ) đã khởi động chương trình đào tạo cho các quan chức chính phủ Việt Nam thông qua chương trình của JICA. Giai đoạn khởi đầu dự án của JICA về cải cách luật kéo dài từ tháng 12 năm 1996 đến tháng 11 năm 1999. Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 12/1999 đến tháng 3/2003, giai đoạn 3 từ tháng 7/2003 đến tháng 3/2007. Giai đoạn 4 mới được bắt đầu từ 1/4/2007 với tên gọi “Dự án hỗ trợ cải cách luật và tư pháp”.
Ngoài Cơ quan hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo của Bộ Tư pháp Nhật Bản, rất nhiều nhà hoạt động luật pháp và giáo sư cũng đã tham gia vào
10
Yasunobu Sato. 2009. Hỗ trợ cải cách tư pháp và luật pháp của Nhật Bản dành cho các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Báo cáo chuyên đề.
49
tất cả các giai đoạn của dự án này. Giai đoạn hai của dự án đã phát triển sự hỗ trợ cải cách trong việc phác thảo những bộ luật cơ bản như: Luật thủ tục dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật đăng ký bất động sản, Luật thủ tục hình sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật giao dịch chứng khoán... Ngoài ra còn đưa ra sự tư vấn về cách thức cải cách Luật dân sự và ban hành Luật thủ tục dân sự ở Việt Nam; hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực về tư pháp. Giai đoạn 3 của dự án mở rộng ra lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho mục đích xây dựng luật và thực hiện, bao gồm việc ban hành và cải cách Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự và Luật phá sản ngân hàng; thực hiện một nghiên cứu chung về những ưu tiên cải cách luật ở Việt Nam và Nhật Bản, và mở khóa học luật bằng Tiếng Nhật tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 2000 đến 2002, Nhật Bản tiếp tục tham gia thiết kế nghiên cứu “Đánh giá tính cần thiết của luật pháp” dưới sự chỉ đạo của UNDP.
Sự hỗ trợ cải cách luật và tư pháp do JICA thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo các thẩm phán ở Đại học Luật và góp phần thông qua Luật thủ tục dân sự và Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế cho Bộ Luật dân sự năm 1995.
Giai đoạn hiện nay mà dự án “Cải cách luật pháp và tư pháp đang thực hiện bao gồm những nội dung sau: i) xây dựng nguồn nhân lực cho các
Trường đại học Luật và nghề luật tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; ii)
quản lý hệ thống tư pháp ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, quản lý việc giám sát của các hiệp hội, tư vấn và hỗ trợ đối với các thiết chế tư pháp và những người hành nghề luật sư ở cấp địa phương; iii) đề ra văn bản
pháp lý nhằm tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của các quy phạm pháp luật; iv) phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ tư
50
Năm 2008, Đại học Nagoya đã thành lập Trung tâm Luật Nhật Bản tại Đại học Luật Hà Nội nhằm thúc đẩy các khóa học luật của Nhật Bản bằng Tiếng Nhật. Do đó, ngoài các khoá học tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,11
các khóa học luật bằng Tiếng Nhật cũng được tăng cường nhằm thúc đẩy việc đào tạo luật của Nhật Bản bằng ngôn ngữ tiếng Nhật ở Việt Nam. Ngoài ra, sáng kiến chung giữa Việt Nam và Nhật Bản vì mục đích tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi góp phần đánh giá các quy phạm pháp luật, các quy định cụ thể. Cùng với quá trình gia nhập WTO, luật pháp của Việt Nam ngày càng được hiện đại hóa một cách nhanh chóng.
Campuchia
Khi Khơ me đỏ nắm quyền lực tại Campuchia đã tiến hành xóa bỏ tất cả các điều luật và thậm chí là thủ tiêu phần lớn những người hành nghề luật sư nhằm xóa bỏ quyền lãnh đạo của chế độ trước. Chỉ có rất ít những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp sống sót dưới thời kỳ Khơ me đỏ, và cũng còn lại số ít những người làm nghề luật sư sau khi UNTAC rời khỏi Campuchia. Do đó, việc có được những người giỏi làm việc trong lĩnh vực luật pháp trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với việc xây dựng và ban hành các quy định của pháp luật để thay thế cho các quy định cai quản của Khơ me đỏ.
Năm 1999 là năm đầu tiên JICA bắt đầu thực hiện sự hỗ trợ cải cách luật và tư pháp dựa trên nguồn vốn ODA bằng cách gửi chuyên gia làm việc dài hạn đến Phnôm Pênh. Kế hoạch cho dự án này được chia làm ba giai đoạn nối tiếp nhau: Giai đoạn 1, hỗ trợ phác thảo luật dân sự và luật về tố tụng dân sự thông qua các buổi đối thoại giữa Uỷ ban luật của Nhật Bản và Campuchia. Trong giai đoạn 2, bắt đầu tháng 4/2004, cả hai bên đều thể hiện sự nỗ lực
bám sát việc ban hành những luật trên và phác thảo những quy phạm pháp luật ở cấp độ thứ hai, cũng như phổ biến thông tin về luật pháp mới. Giai
11
Các khóa học này do các chuyên gia JICA khởi xướng và hiện nay nhận được tài trợ từ JETRO, thuộc Hiệp hội Kinh tế Nhật Bản
51
đoạn 3 cũng bám sát giai đoạn trước đó với việc tiếp tục thực hiện và giám sát
kết quả đạt được trong giai đoạn tháng 4/2008 cho đến tháng 3/2012. Mặc dù Bộ Luật dân sự đã được thông qua năm 2007 nhưng vẫn chưa có hiệu lực vì thiếu những quy chế thực hiện (tính tới tháng 8/2009).
Từ năm 2001, Hiệp hội Luật sư Nhật Bản đã được giao cho đào tạo những luật sư trên cơ sở hợp tác với Hiệp hội Luật sư Campuchia và Trường đào tạo luật của Hiệp hội này. Dự án hỗ trợ tư pháp cho Hiệp hội Luật sư Campuchia đã được nâng lên một cấp độ mới năm 2007 và thời gian thực hiện được kéo dài tới tháng 6/2010. Đến tháng 6/2009, số lượng luật sư của Campuchia được đào tạo đã lên tới hơn 650 người.
Năm 2005, JICA cũng bắt đầu thực hiện kế hoạch đào tạo thẩm phán và kiểm sát viên tại Học viện Tư pháp Hoàng gia (RSJP), được thành lập năm 2003. Tháng 4/2008, dự án này được phục hồi lại trong giai đoạn thứ hai và được kéo dài tới tháng 3/2012.
Một vấn đề lớn trong việc phát triển tư pháp và luật ở Campuchia là thiếu sự kết nối giữa những nhà tài trợ và nguồn nhân lực để thực hiện dự án. Ví dụ, ADB đã hỗ trợ cho việc giải quyết sự xung đột giữa Luật đất đai năm 2001 với Luật dân sự thông qua các quy định về đăng ký đất. Những cuộc xung đột giữa các luật mới được thông qua là kết quả của sự thiếu thiết kế tổng thể trong hệ thống luật pháp, đang gây ra sự lúng túng trong quá trình thực hiện đối với người dân và cả quan chức chính phủ.
Một vấn đề khác là thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực luật pháp. Những thành viên trong Uỷ ban xây dựng luật mới rất khó chủ động thực hành những luật mới này trong Phòng xét xử của Toà án Campuchia (ECCC) nhằm đưa lực lượng Khơ me đỏ ra trước công lý. Đội ngũ những người giảng viên đào tạo luật sư và nghề tư pháp ở các trường học rất thiếu và yếu. Những vấn đề thiếu hụt trên dường như còn bao gồm cả nguyên nhân tham nhũng vì
52
trong thực tế, người dân thường phải dựa vào những cá nhân có quyền lực để giải quyết các sự vụ của mình vì thế việc thực thi pháp luật chưa thực sự được coi trọng.
Lào
Năm 2003, dự án hỗ trợ cải cách luật dựa trên nguồn vốn ODA do sáng kiến của Bộ tư pháp đã bắt đầu được thực hiện tại Lào. Những bộ phận tham gia dự án ở Lào gồm: Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao (SPC), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (SPP). Dự án hỗ trợ kéo dài đến tháng 5/2007, bao gồm 1 năm kéo dài cho việc phổ biến những kết quả của dự án.
Bộ Tư pháp của Lào tham gia xây dựng giáo trình về Luật dân sự, Luật thương mại, từ điển luật pháp và nguồn dữ liệu luật pháp. SPC tham gia vào quá trình soạn thảo luật, phác thảo các phán quyết về toà án và soạn thảo các trường hợp ưu tiên khi xét xử. SPP tham gia vào việc xây dựng sổ tay thực hành cho các kiểm sát viên. Ngoài ra, cùng với các bên liên quan, các cơ quan này còn tham gia vào xây dựng nguồn nhân lực thông qua các bài giảng về Luật dân sự và Luật thương mại.
Tuy nhiên, sau đó đã không có một dự án hay một kế hoạch tiếp nối nào từ Nhật Bản. Thay vào đó, Bộ Tư pháp Việt Nam từ năm 2007 - 2010 có nhiệm vụ ký kết một bản ghi nhớ hợp tác với Bộ Tư pháp Lào trong việc đào tạo tư pháp. Đây được xem như là cấu thành nên sự hỗ trợ của Việt Nam đối với Lào cùng với sự hỗ trợ của Việt Nam cho việc xây dựng các quy định quản lý tài chính.12
Myanmar
Năm 1995, Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu Luật đầu tư nước ngoài, Luật công ty và các Luật doanh nghiệp khác, cũng như nghiên cứu môi trường đầu tư khi các công ty tư nhân đầu tư nhiều hơn
12
Xem trang chủ của Bộ Tư pháp Việt Nam:
53
vào Myanmar. Từ tháng 4/2000 đến tháng 3/2001, Bộ Ngoại thương và Công nghiệp cũng đã thực hiện nghiên cứu về hành lang pháp lý của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp nhằm hỗ giúp đỡ các công ty có quy mô vừa và nhỏ với tư cách là các đối tác của các nhà đầu tư Nhật Bản ở Myanmar.
Từ tháng 5/2001 đến tháng 1/2003, JICA đã tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Myanmar. Điều này đáp ứng đòi hỏi từ phía Myanmar năm 1998 đối với hỗ trợ nghiên cứu phát triển nền kinh tế định hướng thị trường: kế hoạch phát triển công nghiệp, kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch xuất khẩu và tăng cường đầu tư trực tiếp. Nhóm công tác chung Nhật Bản - Myanmar đã được thành lập nhằm thực hiện dự án hỗ trợ này và tổ chức năm cuộc họp ở Rangoon và Tokyo, trong đó vấn đề luật cũng được xem xét, nghiên cứu. Tuy nhiên, do tình hình chính trị trở nên xấu hơn sau đó nên dự án đã bị huỷ bỏ vào tháng 3/2003.