Sự cần thiết của việc ra đời và phát triển GMS

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 32)

1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế mới

Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, thế giới bước sang thời kỳ mới với diện mạo mới. Đây là kết quả của sự thay đổi cục diện chính trị toàn cầu và xu thế toàn cầu hoá kinh tế mạnh mẽ. Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới từ “hai cực” trở thành thế giới của “nhất siêu đa cường” và tương quan lực lượng giữa các nước lớn có nhiều thay đổi đã khiến cho các quốc gia đều nhận thấy sự cần thiết phải thể chế hoá các quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, tiến trình hội nhập liên tục của các chủ thể kinh tế lớn nhỏ, với vật dẫn là quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động sâu rộng đến từng khâu nhỏ nhất của hoạt động tái sản xuất. Quá trình này dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc trong quan hệ kinh tế quốc tế dưới tác động đồng thời của các chủ thể: quốc gia, khu vực, các tổ chức kinh tế quốc tế và các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs). Vì vậy, việc liên kết các quốc gia có cùng vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế và sự tương đồng về văn hoá, hình thành một “siêu nhà nước” như EU, hay tạo dựng các khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA, hay ở phạm vi nhỏ hơn là hợp tác kinh tế tiểu khu vực SREZ điển hình là các tam giác tăng trưởng ở ASEAN và Tiểu vùng Mê Công mở rộng, đang thành một hướng đi chủ đạo của các nước.

a) Sự thay đổi cục diện chính trị và an ninh quốc tế

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các quốc gia đều có một mục tiêu chủ đạo là đảm bảo an ninh nhằm chống lại sự can thiệp, lật đổ từ bên ngoài, do đó việc thỏa hiệp giữa các quốc gia là rất khó khăn. Nhưng sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện thế giới thay đổi với xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Và khu vực Đông Nam Á cũng không nằm ngoài xu thế này.

21

Sau 30 năm chiến tranh xâm lược và nội chiến, các nước trong vùng đã có những bước chuyển dần sang giai đoạn ổn định chính trị, với mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế. Và dù theo những ngả đường phát triển khác nhau, các nước trong GMS đều nỗ lực kiến tạo môi trường chính trị thuận lợi, coi trọng mở cửa hợp tác và xác định cơ sở hợp tác là duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch – tập trung sang nền kinh tế thị trường ở một số nước như Việt Nam và Lào đã đạt được những kết quả tích cực. Thái Lan, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia đều là thành viên chính thức của ASEAN, đều có lợi ích chung trong hợp tác phát triển tiểu vùng. Trung Quốc cũng là nước đối thoại của ASEAN, là thành viên của Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) và đang đặt trọng tâm nỗ lực phát triển vùng Tây Nam (Trung Quốc).

Môi trường khu vực trong xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác tiến triển mở ra nhiều cơ hội và triển vọng to lớn thúc đẩy hợp tác tiểu vùng. Những lợi ích chung là nền tảng phát triển những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phòng chống ma tuý… Sự ổn định khu vực là điều kiện cần thiết cho các nước tiến hành các hoạt động hợp tác khu vực và tiểu khu vực.

b) Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng gia tăng mạnh mẽ

Hội nhập kinh tế thế giới đã và đang thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá.

Dưới tác động của thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin, viễn thông với vai trò truyền dẫn, kết nối các quan hệ kinh tế, như công nghệ nano, công nghệ gen giúp con người có thể thực hiện những điều mà trước đây không thể… Cùng với sự chi phối mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia trong chiến lược hoạt động của chúng như chiến lược cắm nhánh – mở rộng sản xuất toàn cầu, tạo điều kiện cho các

22

quốc gia trở thành “bộ phận” trong quá trình sản xuất. Đồng thời, có sự thúc đẩy toàn cầu hoá bởi các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tổng hợp những nhân tố khách quan và những lợi ích cốt lõi mà hội nhập đem lại cho từng quốc gia, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đã thực sự trở thành xu thế nổi trội trong nền kinh tế thế giới.

Các dòng hàng hoá, dịch vụ, kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực… ngày càng được lưu thông trên toàn cầu một cách tự do hơn. Sự liên kết của các nước trên thế giới tạo thành các luồng phân phối lưu thông, các nguồn lực kinh tế toàn cầu, nền kinh tế các nước trên thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập với nhau. Chỉ trong thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại quốc tế đã đạt 6,25%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế trong cùng thời kỳ. Và tỷ lệ xuất nhẩu thế giới trên GDP tăng dần qua các năm từ năm 1985 – 2008, chỉ có năm 2009 do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì thương mại thế giới giảm nhanh hơn GDP.

Trong lịch sử kinh tế thế giới, thì làn sóng hội nhập kinh tế khu vực được bùng nổ với nhiều biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi tự do hoá sau khi WTO chính thức ra đời vào năm 1995. Tính đến tháng 1 năm 2005 có 312 hiệp định thương mại khu vực RTA được các nước thành viên thông báo tới GATT/WTO, trong đó 170 RTA còn hiệu lực. Đến tháng 12 năm 2006, đã có thêm 55 RTA được thông báo, nâng tổng số RTA được thông báo và còn hiệu lực lên 214. Tính trung bình mỗi năm trong hệ thống WTO có 11 RTA hình thành, so với con số trung bình dưới 3 RTA trong hơn bốn thập kỷ hiệu lực của GATT (1947 – 1994) là đã gấp hơn 3 lần. Tính đến tháng 8 năm 2009,

23

toàn cầu còn 171 FTA có hiệu lực và hiện nay giá trị trao đổi thương mại giữa các thành viên đã chiếm trên 40% tổng giá trị thương mại toàn cầu. 2

Khiếm khuyết của hệ thống thương mại đa phương thể hiện qua sự hạn chế của khung khổ pháp lý GATT/WTO và sự bế tắc của vòng đàm phán Đôha (DDA) trước những vấn đề mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đây là một trong những yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề cần thiết phải hợp tác khu vực, tiểu khu vực và hợp tác song phương.

Khung khổ pháp lý của GATT/WTO hiện nay chưa đủ để điều tiết một loạt vấn đề mới trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay như hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thương mại dịch vụ, dịch chuyển lao động hay các vấn đề thương mại mới. Vòng đàm phán Đôha hiện đang bế tắc vì nội dung vòng đàm phán đã được mở rộng sang những lĩnh vực phi thuế quan và ngoài phạm vi thương mại thuần tuý nêu trên. Các nước phát triển và đang phát triển không nhất trí được với nhau về: vấn đề trợ cấp nông sản, tiêu chuẩn lao động và môi trường. Trong nhóm các nền kinh tế phát triển, mà tiêu biểu là Mỹ và EU, cũng bất đồng về chương trình nghị sự của Vòng đàm phán Đôha, đặc biệt trong trong “các vấn đề Singapore”, gồm (1) Minh bạch trong mua sắm chính phủ, (2) Thuận lợi hoá thương mại, (3) Chính sách đầu tư và (4) Chính sách cạnh tranh.

Thực tiễn thành công trong hội nhập kinh tế khu vực của EU trong suốt nửa sau thế kỷ XX.

Cộng đồng Châu Âu (EC) mà sau này là Liên minh Châu Âu (EU) – là một ví dụ thực tiễn điển hình, đầy thuyết phục về hội nhập kinh tế khu vực trong nền kinh tế thế giới – đã thành công trong liên kết kinh tế khu vực thông qua hình thành các hiệp định thương mại tự do khu vực và phát triển thành liên minh thuế quan, rồi liên minh kinh tế và chính trị. Bắt đầu vào năm 1948,

2

TS. Bùi Trường Giang, Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á, 2010, tr. 98-99.

24

sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) ra đời, sau đó là Hội đồng Châu Âu (EC) năm 1949, Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSC), Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), Cộng đồng Châu Âu (EC) và Liên minh Châu Âu (EU). Sơ khai Cộng đồng Than thép Châu Âu chỉ gồm 6 thành viên, nhưng sau quá trình hội nhập mở rộng thì đến tháng 1 năm 2007, Liên minh Châu Âu có tất cả là 27 thành viên.

Hơn 50 năm qua, EU đã không ngừng phát triển, đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh đối với thế giới nói chung và cho từng nước thành viên nói riêng, chiếm khoảng 1/3 tổng GDP toàn thế giới. Trong hoạt động thương mại và đầu tư, EU luôn giữ vị trí đứng đầu trong các nền kinh tế thế giới, kể cả năm 2009 – năm mà nền kinh tế EU rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bắt đầu tại Mỹ vào tháng 8 năm 2008 thì thị phần thương mại trên thế giới của EU vẫn chiếm tới 18,7%; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào và ra của EU tương ứng là 761,1 tỷ € và 774,1 tỷ €. Đồng EURO của EU ngày càng có sức mạnh trong nền kinh tế, được sử dụng phổ biến hơn trong giao dịch quốc tế và là đồng tiền dữ trự ngoại hối của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Âu. Trong những năm qua, cùng với quá trình nhất thể hóa và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị rất lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Năm 1998, trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU – khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng - vẫn tiếp tục phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 đã làm cho nền kinh tế Châu Âu thực sự bước vào giai đoạn suy thoái sâu. Nhưng sự kết hợp các biện pháp chung và biện pháp riêng của từng quốc gia

25

thành viên, thì tính đến nay EU đã thoát khỏi khủng hoảng và có những dấu hiệu tích cực dựa vào sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên khả năng phục hồi còn yếu. Tóm lại, sự ổn định của kinh tế EU được xem là một trong các nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu.

1.2.1.2. Vai trò của GMS đối với các nước thành viên

Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) là khu vực bao gồm lãnh thổ của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, lấy dòng Mê Công làm yếu tố chính để hình thành hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Đến năm 2005, GMS bổ sung thêm tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, tạo thành khu vực kết nối 6 thành viên GMS.

Hợp tác kinh tế GMS được hình thành dựa vào các yếu tố sau: Các nước GMS có đường biên giới liền kề, có nhiều nét tương đồng thể hiện ở chỗ xuất phát điểm phát triển kinh tế, xã hội thấp; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển; thiếu vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, thiếu cán bộ được đào tạo tốt; thị trường rộng lớn, tiềm năng phát triển nhiều; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là yêu cầu chung của các quốc gia tiểu vùng.

Vai trò thứ nhất mà hợp tác kinh tế GMS mang lại cho tất cả các thành viên đó chính là tận dụng lợi thế của từng thành viên, phát huy và kết hợp với nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm phát triển kinh tế từ phạm vi địa phương, quốc gia, khu vực và liên khu vực. Thông qua việc triển khai các dự án trong 9 lĩnh vực hợp tác cơ bản của GMS, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế lâu dài, từ xây dựng cơ sở hạ tầng cứng đến cơ sở hạ tầng mềm như xây dựng các hành lang kinh tế bên cạnh việc ký kết các Hiệp định Giao thông vùng biên. (Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tạo thuận lợi cho vận tải và thương mại TTF trong GMS đã được ADB phê duyệt vào 26/11/2010 nhằm mục đích cải thiện quản lý biên giới, thủ tục quá cảnh, mở

26

rộng và tinh giản chuyển đổi quyền giao thông giữa các nước và dự tính tổng chi phí là 5.700.000 USD cho 3 tiểu dự án từ năm 2010 – 2016.)

Đồng thời, với việc thống nhất quan điểm của lãnh đạo các nước thành viên trong hợp tác GMS đem lại cơ sở, quy chuẩn trong khai thác tiềm năng của dòng sông Mê Công, đảm bảo sự ổn định cho đời sống của nhân dân, nhất là những người dân sống phụ thuộc vào sông Mê Công và cốt lõi là hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững của các thành viên nói chung. Vai trò này có nhiều nét tương đồng với nhiệm vụ của Uỷ hội Sông Mê Công – MRC.

Trong quá trình ngày càng lớn mạnh của tiểu vùng, sự phát triển và thịnh vượng trong khối hợp tác sẽ là một trong những điều kiện tốt giúp các nước cùng chia sẻ các thách thức của môi trường kinh tế - chính trị, tăng khả năng đối phó với các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu.

Nói tóm lại, hợp tác khu vực nói chung và hợp tác GMS nói riêng chính là một trong những giải pháp cần thiết cho bài toán về phát triển kinh tế của các nước trong vùng.

a) Campuchia

Sáng kiến hợp tác GMS giúp cho Campuchia tăng cường vị thế của mình ở trong khu vực và trên trường quốc tế. Campuchia tiếp cận hợp tác kinh tế một cách rất cẩn trọng, chú ý nhiều tới duy trì chủ quyền quốc gia, coi hợp tác kinh tế GMS là cơ hội cùng các nước hợp tác một cách bình đẳng để giải quyết các vấn đề cản trở tới thương mại và hợp tác kinh tế nói chung. Họ coi hợp tác kinh tế GMS là phương cách để hợp thức hoá thương mại qua biên giới và tăng cường kiểm soát chủ quyền quốc gia, ủng hộ các nỗ lực cải thiện mạng lưới giao thông, xúc tiến du lịch và phát triển nguồn nhân lực.

Tư tưởng của Campuchia tại Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ nhất tại Phnôm Pênh là chủ chương thực hiện hoá sáng kiến hợp tác kinh tế GMS nhấn mạnh vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua sáng kiến hình thành

27

“Kế hoạch Phnôm Pênh” – Chương trình đào tạo chất lượng cao dành cho các cán bộ của các nước GMS.

b) Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đầu nguồn của sông Mê Công. Đoạn sông chảy trên lãnh thổ nước này dài hơn 2.161 km, có tên là sông Lan Thương. Về mặt phân bố địa lý dọc theo sông Mê Công, tỉnh Vân Nam chiếm 16% lưu lượng nước, 12% diện tích của toàn châu thổ và 16% số dân sống trong khu vực này. Tuy không được sông Mê Công chảy qua nhưng cùng với Vân Nam, Quảng Tây là tỉnh thứ hai có vị trí rất quan trọng, khi tiếp giáp với 5 nước GMS, là tỉnh duy nhất của Trung Quốc tiếp giáp với Đông Nam Á cả đường bộ lẫn đường biển. Vì vậy, cách tiếp cận GMS của Trung Quốc khá rõ ràng.

Thứ nhất, hợp tác phát triển GMS được coi là cây cầu nối liền Trung Quốc với lục địa Đông Nam Á và vùng biển Ấn Độ Dương, phù hợp với chiến

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)