Tăng khả năng duy trì phát triển bền vững cho các nước GMS

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 106)

Với hỗ trợ tài chính trong phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường, cùng việc tăng cường thương mại, đầu tư và du lịch đối với các thành viên GMS, góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của các nước GMS. Các hỗ trợ có tính chất bổ sung, tương trợ lẫn nhau đặc biệt là các dự án ở “nút nối” cho cả lĩnh vực giao thông, thương mại vùng biên, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân vùng biên, tăng hiểu biết về bảo vệ môi trường.

95

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong suốt 18 năm hoạt động của Chương trình hợp tác GMS, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác song phương lớn giành nhiều sự quan tâm đặc biệt đến chương trình, từ những hỗ trợ song phương đến hỗ trợ thông qua sự đóng góp ở các tổ chức đa phương mà điển hình là Ngân hàng ADB. Song song với việc giúp các quốc gia GMS định hướng hợp tác chung cho chương trình trong nhiều lĩnh vực hợp tác và hỗ trợ cải cách luật pháp, Nhật Bản tiếp tục tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế như thương mại, đầu tư, du lịch giữa Nhật Bản và các thành viên GMS. Thực tế, những hỗ trợ này đã đóp góp rất lớn cho sự phát triển ngày một lớn mạnh của GMS, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các thành viên GMS với các nước ASEAN cũ.

96

CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ NHẬT BẢN VỚI

TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG 3.1. Triển vọng hợp tác của Nhật Bản với GMS

3.1.1. Định hướng hợp tác giữa Nhật Bản và các nước GMS 3.1.1.1. Định hướng của Nhật Bản trong hợp tác với GMS 3.1.1.1. Định hướng của Nhật Bản trong hợp tác với GMS

Nhật Bản sẽ tham vấn chặt chẽ với các nước ASEAN, hợp tác vì sự phát triển khu vực sông Mê Công, với ba tầm nhìn sau:

Thứ nhất, Tăng cường hội nhập khu vực. Nhật Bản sẽ góp phần nâng cao

liên kết và hợp tác giữa các nước ASEAN đặc biệt là các nước thành viên của GMS nhằm hướng tới sự cân bằng phát triển trong khu vực.

Thứ hai, Đạt tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhằm tiếp thêm sức mạnh

cho các nước khu vực Mê Công, Nhật Bản ngoài hợp tác kinh tế còn tạo điều kiện hỗ trợ thương mại, đầu tư, trao đổi của người dân trong khu vực để đạt được toàn khu vực tăng trưởng bền vững.

Thứ ba, Hài hoà với môi trường. Nhận thức được sự đa dạng và phong phú của tự nhiên khu vực Mê Công, Nhận Bản còn tính đến sự phát triển có trật tự và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đồng thời, Nhật Bản tiến hành mở rộng lĩnh vực hợp tác theo cả chiều rộng và chiều sâu:

Một là, Mở rộng phương pháp tiếp cận. Nhật Bản và ASEAN dự kiến sẽ

tìm ra các cách tiếp cận rộng hơn cho sự phát triển GMS để thúc đẩy thương mại, đầu tư và trao đổi của người dân trong khu vực, và bổ sung thêm phương thức mới bên cạnh các phương thức hợp tác kinh tế thông thường. Nhật Bản sẽ mở rộng hỗ trợ cho các nước GMS hướng tới hội nhập kinh tế để họ hoàn

97

toàn có thể được hưởng lợi từ các quá trình tiếp theo của Hợp tác thương mại tự do ASEAN và Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN Nhật Bản.

Hai là, Mở rộng thành phần hợp tác. Nhật Bản và ASEAN công nhận

rằng sự đa dạng các thành phần tham gia bao gồm chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ có thể giúp tăng cường những nỗ lực của ASEAN. Hơn nữa, hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ chế như ADB sẽ được tăng cường.

Ba là, Mở rộng lĩnh vực hợp tác. Nhật Bản và ASEAN sẽ đặt trọng tâm

phát triển vào cơ sở hạ tầng mềm: các lĩnh vực hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống pháp luật và phát triển nguồn nhân lực bổ sung cho phát triển cơ sở hạ tầng cũ như giao thông vận tải. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của con người và hàng hoá trong vùng, hài hoà trong tổ chức và hoạt động. Các bên sẽ tăng cường mở rộng hợp tác năng lượng trong khu vực.

Với những mục tiêu trên, Nhật Bản đã xây dựng một khung hành động trong hợp tác kinh tế với GMS ở các nội dung cụ thể sau:

Tăng cường hỗ trợ tài chính: Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác kinh tế vì

sự phát triển GMS. Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho các dự án phù hợp với tác động có hiệu quả vào việc phát triển khu vực dự kiến đạt khoảng 1,5 tỷ USD trong ba năm với trọng tâm thúc đẩy công nghiệp dọc theo hành lang kinh tế Đông – Tây, xây dựng hành lang Đông Tây thứ hai trên quốc lộ 1 và các khu vực khác; cải thiện cơ sở giao thông vận tải như đường, cầu, cảng và đường sắt; hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ thông tin và quản lý nguồn tài nguyên nước và hỗ trợ kỹ thuật tới các thành viên thông qua tổ chức Viện Mê Công và đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về môi trường và nỗ lực giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Thông qua tư vấn và hợp tác, Nhật Bản sẽ xác định lĩnh vực ưu tiên hợp tác với dự án cụ thể sẽ được liên kết chặt chẽ. Hỗ trợ tăng cường đầu tư –

98

thương mại và các hoạt động kinh tế khác, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn môi trường sinh thái. Đồng thời, Nhật Bản sẽ tham khảo ý kiến và phối hợp chặt chẽ hơn với các nước và các tổ chức liên quan để hợp tác kinh tế hiệu quả hơn cho sự phát triển GMS.

Thúc đẩy thương mại và đầu tư: Nhật Bản sẽ thúc đẩy các hoạt động

đầu tư và thương mại của các doanh nghiệp Nhật Bản với GMS thông qua các biện pháp đa dạng bao gồm: cung cấp các khoản cho vay đầu tư và xuất khẩu nước ngoài cũng như bảo hiểm thương mại và đầu tư cho các hoạt động trong các nước thành viên; cải thiện môi trường đầu tư ở các nước trong vùng, cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng và tư vấn chuyên gia kỹ thuật của Nhật Bản; cử phái đoàn nghiên cứu đầu tư từ các công ty Nhật Bản ở các nước ASEAN tới các nước GMS; tăng cường kênh thông tin giữa giới kinh doanh của Nhật Bản với GMS thông qua cách sử dụng công nghệ thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế toàn diện với ASEAN, Nhật Bản sẽ hỗ trợ các thành viên GMS tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế hiện nay bằng cách cung cấp các trợ giúp trong các lĩnh vực như hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống và phát triển nguồn nhân lực.

Nhật Bản sẽ hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân trong GMS bằng các biện pháp như: nâng cao năng lực lập kế hoạch, chính sách và các kỹ năng cơ bản của các nước trong khu vực để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện chương trình bổ sung kiến thức kinh doanh, hội thảo về hệ thống phát triển nguồn nhân lực và đào tạo các khoá học để nâng cấp các kỹ năng và kiến thức kinh doanh quốc tế cho các nước GMS; và điều phối các chuyên gia lưu động tới các nước GMS để nâng cao khả năng giúp đỡ công ty địa phương tiến hành kinh doanh quốc tế.

Nhật Bản sẽ tích cực mở rộng hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên trong thị trường trái phiếu thông qua Sáng kiến thị trường trái phiếu Châu Á.

99

Tăng cường tham vấn và điều phối: Nhật Bản dự định sẽ đưa mối quan

hệ giữa ADB và các nước GMS lên tầm cao mới thông qua sử dụng Quỹ Nhật Bản đặc biệt của ADB cho các dự án phát triển khu vực sông Mê Công, tổ chức đối thoại chính sách thường xuyên với ADB và tiến hành hợp tác của cả hai cơ quan JBIC và NEXI (Tổ chức Bảo hiểm Xuất khẩu và Đầu tư Nhật Bản) với ADB. Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế như WB, UNESCAP và Uỷ ban Mê Công trong vùng như hợp tác viện trợ, xây dựng khu vực tư nhân và quản lý nguồn tài nguyên nước. Nhật Bản sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước ASEAN về các sáng kiến như IAI và chiến lược hợp tác kinh tế, cũng như thông qua Chương trình hợp tác Nhật Bản – Singapore, Nhật Bản – Thái Lan và các chương trình khác. Nhật Bản sẽ xem xét lại những hợp tác với ASEAN trong những trong các cuộc họp ASEAN +3, Hội nghị đối thoại sau Bộ trưởng ASEAN (ASEAN PMC) và Sáng kiến cho sự phát triển của khu vực Đông Á một cách toàn diện và hiệu quả. Các nước có liên quan và các tổ chức đa phương cũng có thể tham gia vào.

100

Bảng 3.1: Hỗ trợ hợp tác phát triển của Nhật Bản cho GMS trong các lĩnh vực

Nguồn: GMS Development Partner Assistance Matrix

http://www.adb.org/documents/events/2010/16th-gms-ministerial-conference/DP-Matrix.pdf

Nông nghiệp Môi trường Năng lượng tải/Truyền thông Giao thông vận

Phát triển nguồn nhân lực Phát triển thương mại Phát triển khu vực tư nhân 1.JBIC Các dự án cơ sở Các dự án cơ sở Hỗ trợ khu vực tư nhân trong các

dự án PPP

2.MOFA/JICA * Hỗ trợ tương lai cho Tiểu vùng Mê Công 2010 - 2012: 500 tỷ Yên (1$ = 93,4JPY) Các dự án hợp tác khu vực trong Kiểm soát dịch bệnh động vật, xây dựng năng lực kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu nông nghiệp Các dự án bảo vệ rừng, giảm nạn phá rừng (Lào); Nghiên cứu quản lý môi trường nước lưu vực sông (Việt Nam) Dự án phát triển mạng điện Mê Công mở rộng; Nghiên cứu về Kế hoạch mạng hệ thống diện trong khu vực GMS Các dự án cơ sở hạ tầng nghiên cứu kê hoạch tổng thể cho giới thiệu hệ thống

CNS/ATM ở Campuchia, Lào, Việt Nam; Nghiên cứu mạng lưới giao

thông vận tải đa phương thức(Lào); Nghiên cứu về phát triển hệ thống giao thông bền vững (Việt Nam) Xây dựng mạng lưới Đại học ASEAN/M ạng lưới phát triển giáo dục kỹ thuật Đông Nam Á Dự án hợp tác khu vực trong quản lý rủi

ro Hải quan khu vực Mê Công, Cải thiện hiệu quả logistic và phân phối của Hành

lang kinh tế phía Nam và hành lang

kinh tế Đông Tây (Chi phí dự án này là

20 triệu USD của Quỹ liên kết Nhật Bản - ASEAN) Hợp tác kỹ thuật cho kế hoạch phát triển trong tăng cường các cơ chế cho xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực và phát triển

chất lượng dịch vụ tư vấn

101

3.1.1.2. Quan điểm của các thành viên GMS trong hợp tác với Nhật Bản

Trong thập kỷ tới, các thành viên Mê Công mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các đối tác chính, những đối tác trước đó đã quan tâm, tham gia với các nước GMS trong tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và vận chuyển, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, và thích ứng, tích hợp phát triển tài nguyên nước trong lưu vực Mê Công, nông nghiệp thương mại và an ninh lương thực, năng lượng tái tạo nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, các sáng kiến di cư an toàn, hỗ trợ cho các tổ chức tiểu khu vực, và tăng cường quan hệ đối tác công – tư nhân. Và lẽ đương nhiên, một trong các đối tác đó chính là Nhật Bản.

3.1.2. Triển vọng trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng

Từ năm 1992, các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng đã bắt tay vào chương trình hợp tác kinh tế GMS nhằm mục đích thúc đẩy phát triển thông qua các mối liên kết kinh tế chặt chẽ, nhằm xây dựng một tiểu vùng GMS thịnh vượng, hội nhập thành công và đoàn kết.

Bước vào thập kỷ mới 2010 - 2022, đối mặt với các thách thức trong khu vực mới nổi, Bộ trưởng của 6 nước GMS đã nhất trí tăng cường hợp tác GMS và đạt được đồng thuận cao về phương hướng chiến lược mới, các ưu tiên trong việc chuẩn bị Khung chiến lược GMS mới thể hiện ở các nội dung sau:

1. Chương trình hành động tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải và thương mại.

Thuận lợi giao thông vận tải: bao gồm mở rộng và tăng cường trao đổi quyền giao thông, hỗ trợ phê chuẩn các phụ lục và nghị định thư về vận tải và hải quan; thúc đẩy thực hiện các hệ thống hải quan quá cảnh để áp dụng Hành lang kinh tế GMS; cải thiện thủ tục và phối hợp quản lý biên giới; thắt chặt hệ thống vệ sinh và kiểm dịch thực vật đối với thương mại của tiểu vùng, theo

102 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đuổi các đề xuất thành lập một hiệp hội các nhà vận chuyển hàng hoá GMS, và tăng cường công nghiệp vận tải đường bộ.

Thuận lợi hoá thương mại: bao gồm tăng cường phối hợp quản lý biên giới CBM – Coordinated Boder Management và sắp xếp các phương thức đơn giản hoá thương mại khu vực, nâng cao chế độ SPS cho thương mại GMS, tăng cường thể chế quốc gia và tiểu khu vực về thương mại.

Nâng cao năng lực và cải thiện khuôn khổ pháp lý cho TTF.

2. Khung chiến lược cho việc kết nối mạng lưới đường sắt GMS.

Đảm bảo rằng các nước thành viên GMS sẽ kết nối với mạng lưới đường sắt GMS vào năm 2020.

Thúc đẩy phát triển mạng lưới đường sắt liên tục trong GMS: chấp nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật chung, tinh giản và hài hòa các thủ tục hải quan, thoả thuận về các nguyên tắc hoạt động khu vực và tiêu chuẩn an toàn, bồi dưỡng hợp tác giữa các đường sắt GMS và đảm bảo kết nối với các phương thức vận tải khác. Cơ sở đường sắt và các thiết bị trong GMS được hiện đại hoá và đáp ứng đủ các nhu cầu về dịch vụ, hoạt động, các nguyên tắc tốt nhất trong hoạt động, và quy tắc của đường sắt. Phát triển Tổ chức đường sắt GMS để hỗ trợ mạng lưới bằng cách thiết lập một văn phòng hợp tác đường sắt GMS.

3. Các định hướng chiến lược và kế hoạch cho sự phát triển của giai đoạn II của Chương trình môi trường chính GMS – Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảo tồn đa dạng sinh học và xoá đói giảm nghèo: mở rộng các hoạt động vì người nghèo trong Sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học CEP-BCI (Core Environment Program and Biodiversity Conservation Corridors Initiative).

Giảm nhẹ tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu: khi mà sự tàn phá rừng lớn trong những năm gần đây ở khu vực tiểu vùng GMS gia tăng đáng lo ngại. Các nước GMS sẽ chịu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối

103

với an ninh lương thực và an ninh năng lượng; gia tăng biến đổi thời tiết cũng có khả năng làm tăng tính dễ tổn thương của hệ sinh thái các các tác động đến cộng đồng nghèo bị phụ thuộc vào thời tiết.

Phát triển năng lực: bao gồm gia tăng các hoạt động thuộc dự án CEP- BCI và các chương trình liên quan đến sự tham gia của các nhà nghiên cứu trẻ ở các nước thành viên GMS thông qua mạng lưới giáo dục môi trường, qua đó nâng cao ý thức môi trường cho thế hệ trẻ và tăng cường hiệu quả năng lực quản lý môi trường và bảo tồn thiên nhiên ở tiểu vùng; Các trường đại học và toàn xã hội GMS sẽ tiếp tục hỗ trợ để đạt được sự phát triển mục tiêu.

4. Hỗ trợ kỹ thuật mới cho thúc đẩy năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả trong GMS.

Xúc tiến quy hoạch thương mại điện khu vực, hợp tác và phát triển trong GMS; nâng cao hiệu suất năng lượng EE-Energy Efficiency thông qua quản lý nhu cầu DSM và tiết kiệm năng lượng trong GMS; và thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như sinh học, năng lượng mặt trời, gió, thuỷ

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 106)