Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Nhật Bản và GMS

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 123)

3.2.1. Nâng cao tính liên kết, phối hợp, đồng bộ trong định hướng, triển khai giữa các nước GMS

Để những dự án của Nhật Bản giành cho hợp tác kinh tế GMS triển khai một cách hiệu quả và tiếp tục nhận được sự quan tâm từ phía đối tác Nhật Bản, các nước GMS cần xem xét việc xây dựng một cơ cấu tổ chức chính thức, có Ban thư ký riêng của GMS với vai trò điều phối và kết nối các cơ quan, tổ chức GMS của từng nước thành viên để phối hợp nhịp nhàng, hoạt động hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, công sức, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý công việc. Đối với đơn vị đầu mối GMS ở các nước phải tuyển đủ số lượng cán bộ làm việc, có chuyên môn, chuyên trách, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng.

Đồng thời, hài hoà thủ tục giữa các nước GMS để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Thực tế, rào cản luật pháp, cơ chế, chính sách và văn hoá của các nước GMS còn lớn. Hài hoà thủ tục sẽ làm tinh giản, đồng bộ hoá, giúp dễ dàng áp dụng. Hài hoà hoá và đơn giản hoá các thủ tục đăng ký, chuẩn bị và triển khai thực hiện các dự án hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế GMS. Có như vậy mới có thể mở rộng và tăng cường hợp tác GMS. Đặc biệt, các nước GMS cần hài hoà các thủ tục cần thiết cho công tác vận chuyển hàng hoá, hành khách và các dịch vụ khác qua biên giới, bởi 18 năm hoạt động chương trình GMS, các hành lang giao thông đã được đầu tư khá nhiều và đem lại những kết quả tích cực trong tăng khả năng kết nối GMS với những hình thức vận chuyển dễ dàng hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Nhưng để hành lang

112

giao thông thực sự trở thành hành lang kinh tế đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, mà một trong số đó là việc tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thương mại, là một phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng mềm. Đối với đơn giản hoá thủ tục vận tải, các nước GMS đã ký kết Hiệp định Giao thông vận tải vùng biên CBTA (3 nước ký vào năm 1999 và năm 2003 là hoàn thành). Tuy nhiên, mức độ thực hiện của CBTA vẫn còn yếu như Thái Lan mới phê chuẩn 11 trong 20 giao thức và phụ lục, Myanmar chưa phê chuẩn bất kỳ phụ lục và giao thức nào. Nâng cao và mở rộng hoạt động của hệ thống quá cảnh giữa các nước mà hiện tại mới chỉ thực hiện trên EWEC.

Ở mức độ cao hơn, các thành viên GMS cần phối hợp chính sách tốt hơn nữa, để cùng đưa ra những lĩnh vực ưu tiên thống nhất trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, trong đó đặc biệt chú ý phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính – ngân hàng, viễn thông, các nguồn năng lượng mới và tái tạo được. Ở đây, vấn đề xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm phát triển cân bằng, bền vững phải là một ưu tiên hàng đầu.

3.2.2. Tăng tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn tài chính từ Nhật Bản

Các nước CLMV cần tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ và giúp đỡ phát triển toàn diện của Nhật Bản. Cần phải ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư, thu hút ODA của Nhật Bản vào lĩnh vực như phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị...), xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao) cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

113

Ngoài ra, các nước CLMV cần làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu; rà soát điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời đối với các quy hoạch đã lạc hậu; có kế hoạch cụ thể để thực hiện các quy hoạch đã được duyệt. Đây là những điều kiện quan trọng trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Đặc biệt, cần tăng cường phòng chống tham nhũng, hạn chế thất thoát trong việc sử dụng ODA.

Tại Hội nghị cấp cao Nhật Bản - Mê Công diễn ra vào tháng 11/2009, Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ các nước Tiểu vùng Mê Công 500 tỉ yên viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong ba năm. Đây là khoản ODA lớn nhất từ trước đến nay cho các nước Tiểu vùng Mê Công. 80% của số vốn cam kết này là tín dụng lãi suất ưu đãi tính bằng đồng yên Nhật, cho các dự án hạ tầng cơ sở, từ xây dựng xa lộ nối các nước trong khu vực tới quản lý nguồn nước, và đào tạo về công nghệ.25

Đây chính là một cơ hội tốt để các nước CLMV tiếp tục khai thác sự giúp đỡ to lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó, một số định hướng ưu tiên cụ thể nên là:

- Tập trung vốn ODA tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (như giao thông, năng lượng) xuyên quốc gia, liên vùng giữa các nước CLMV theo định hướng các tam giác, tứ giác phát triển và các hành lang kinh tế. Tập trung phát triển các khu vực biên giới, trong đó có việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.

- Tăng cường khả năng tiếp cận của khu vực tư nhân với nguồn vốn ODA, đồng thời tích cực phát triển các quan hệ đối tác công-tư trong việc sử dụng vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng.

25

http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/viet-nam/quan-he-quoc-te/nhat-tang-vien-tro-cho-vung-song- mekong/67097.113114.html

114

3.2.3. Tích cực thực hiện đúng lộ trình cam kết thương mại giữa Nhật Bản và các nước GMS

Về xúc tiến thương mại, Chính phủ các nước CLMV cần có các chính sách xúc tiến thương mại một cách có hiệu quả thông qua việc lập các hệ thống trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn ở Nhật Bản, thành lập quỹ xúc tiến thương mại có sự đóng góp của các doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động hội chợ, trưng bày, triển lãm,... tăng cường công tác thu thập và phổ biến thông tin cũng như công tác dự báo để định hướng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Đồng thời, các nước CLMV cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, từng bước đàm phán với Nhật Bản để giảm bớt các rào cản thương mại.

Cần tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản những mặt hàng là lợi thế tuyệt đối của các nước CLMV như hàng thủ công mỹ nghệ, giầy da, may mặc, hàng nông-lâm-thủy sản. Từng bước nâng cao chất lượng hàng hóa đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng ở thị trường Nhật Bản.

Đẩy mạnh nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng công nghệ cao phục vụ hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa như các dây chuyền chế biến, máy xây dựng, các mặt hàng công nghệ cao,... Tích cực xuất khẩu các mặt hàng gia công chế biến cho Nhật Bản để tạo công ăn việc làm và từng bước nâng cao chất lượng lao động.

Một trong những cơ hội và thách thức trong quan hệ kinh tế giữa CLMV với Nhật Bản thời gian tới là việc thực thi Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản.26 Ngày 1/12/2008, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Nhật Bản và ASEAN chính thức có hiệu lực với Việt Nam, Lào, Myanmar và Singapore vì 4 nước này đã hoàn tất các thủ tục pháp lý trong

26

Đối với Nhật Bản, đây là hiệp định FTA đa phương mà nước này ký kết bên cạnh 8 hiệp định FTA song phương đã ký với Chilê, Mêhicô, Brunây, Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan.

115

nước. Theo hiệp định, Nhật Bản sẽ bãi bỏ các biểu thuế đánh vào 93% danh mục hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN trong vòng 10 năm kể từ khi FTA có hiệu lực. Đổi lại, 6 nước ASEAN có tiềm lực kinh tế mạnh hơn là Brunây, Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan cũng sẽ bãi bỏ thuế trong vòng 10 năm đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, trong khi 4 thành viên còn lại là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ bãi bỏ thuế theo một lộ trình chậm hơn. FTA Nhật Bản - ASEAN không chỉ là FTA về hàng hóa, mà còn bao gồm cả các hoạt động dịch vụ và đầu tư. Với FTA này, các công ty Nhật Bản đang mở rộng thị trường ở Đông Nam Á có thể sẽ giảm được các chi phí kinh doanh. Đặc biệt, các nhà chế tạo điện tử và ô tô Nhật Bản sẽ được hưởng lợi nhiều do các phụ tùng xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực ASEAN để lắp ráp không bị đánh thuế.27

Nhìn chung, khi FTA nói trên được các nước CLMV thực hiện, cơ hội là lớn hơn vì tới thời điểm đó các nước này đã được thử thách trong quá trình hội nhập ASEAN và thực hiện Khu vực tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc. Tuy nhiên, CLMV sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nước ASEAN còn lại là những nước đã có FTA và sẽ hoàn thành một FTA đa phương với Nhật Bản sớm hơn, nhằm thu hút đầu tư và phát triển quan hệ thương mại với Nhật Bản.

3.2.4. Khuyến khích thu hút đầu tư các Tập đoàn lớn của Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghệ cao các lĩnh vực công nghệ cao

Các nước CLMV cần tập trung nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các công ty Nhật Bản cũng như có chính sách riêng đối với từng công ty và các đối tác trọng điểm là các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan, Sony, Canon, Panasonic.... Xây dựng các cổng

27

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-FTA-Nhat-BanASEAN-chinh-thuc-co- hieu-luc/200812/20741.vgp

116

thông tin chi tiết về các dự án đầu tư đối với danh mục đầu tư quốc gia nhằm kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản có thế mạnh trong từng lĩnh vực. Phối hợp với các tổ chức viện trợ và hợp tác phát triển của Nhật Bản như JICA, JETRO để tổ chức khảo sát, nghiên cứu xây dựng mô hình xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương phù hợp với Nhật Bản. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các vấn đề chung như xây dựng văn bản pháp quy về đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, và tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

Trong lĩnh vực hành chính - luật pháp, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm tạo điều kiện cho thương mại phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Từng bước giảm thủ tục hành chính phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hợp tác kinh doanh với Nhật Bản. Cần phải tiếp tục rà soát lại pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan tới thủ tục đầu tư và kinh doanh. Một trong những lợi thế để thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các nước CMLV là lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ ở các nước này. Tuy nhiên, một trong những hạn chế lại là chất lượng lao động ở các nước CLMV còn thấp. Vì thế, các nước CLMV cần đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên tối thiểu là 40% vào năm 2010. Để làm được điều này các nước CLMV cần nâng cấp hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau, đặc biệt là các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài trong đó có Nhật Bản.

117

Nhìn chung, hiện nay đầu tư của Nhật Bản vẫn có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ cho các nước CLMV. Tuy nhiên, phần lớn đầu tư hiện nay của Nhật Bản vào các nước CLMV mới chỉ sử dụng công nghệ chế tạo và lắp ráp bán thành phẩm như xe hơi, xe gắn máy, điện tử v.v... Ngược lại, đầu tư của Nhật Bản vào các lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị bán dẫn, vi điện tử lại tập trung ở các nước ASEAN phát triển hơn như Singapore, Thái Lan và Malaysia. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng lao động ở các nước này có tay nghề cao hơn.

Kết quả là hoạt động đầu tư của Nhật Bản vào các nước CLMV có mục tiêu chủ yếu là khai thác thị trường nội địa nhiều hơn là xuất khẩu hoặc nếu có mục tiêu xuất khẩu thì là xuất khẩu nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, việc thay đổi cơ cấu đầu tư của Nhật Bản không chỉ giúp các nước CLMV thực hiện tái cấu trúc của nền kinh tế theo hướng hiện đại hơn mà còn cải thiện vị trí của các nước CLMV trong chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty Nhật Bản. Bên cạnh đó, với lợi thế là các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn của Nhật Bản có thể tạo ra một mạng lưới sản xuất ngay trong Tiểu vùng Mê Công để khai thác lợi thế so sánh của mỗi nước trong tiểu vùng.

3.3. Các gợi mở chính sách cho Việt Nam trong đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, phạm vi GMS giữa Việt Nam và Nhật Bản, phạm vi GMS

3.3.1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hợp tác Nhật Bản - GMS

Hợp tác Nhật Bản – GMS ngày càng sâu rộng, trên nhiều lĩnh vực chiến lược, đã tạo ra các cơ hội cũng như đặt ra các thách thức cho Việt Nam – một thành viên của GMS.

3.3.1.1. Cơ hội của Việt Nam

118

Việt Nam nằm trong địa bàn GMS hiện là khu vực hoà bình, phát triển năng động của thế giới và các nước GMS đều có tư duy hội nhập cao. Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội tốt và có thể tận dụng được các ảnh hưởng tích cực từ thành quả của hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực. Trong khi đó, Nhật Bản là một trong những nước lớn và là đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của các nước GMS nói chung và Việt Nam nói riêng. Quan hệ với Nhật Bản giúp các nước tiếp nhận được nguồn vốn, công nghệ, viện trợ và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản diễn ra không chỉ về mặt nhà nước mà còn giữa hai Đảng cầm quyền và trong ngoại giao nhân dân. Với định hướng của Nhật Bản cho Tiểu Vùng Mê Công, thì Việt Nam càng có cơ hội trong hợp tác kinh tế với Nhật Bản, trước hết là nhận hỗ trợ tài chính cho các dự án của GMS tại địa bàn Việt Nam. Điều đó sẽ góp phần mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hiện nay và trong thời gian tới.

Thứ hai, phát triển các vùng trọng yếu thuộc dự án của Việt Nam nhằm kết nối và phát huy hiệu quả hợp tác của các bên.

Song song với các dự án, các hoạt động kinh tế như thương mại, đầu tư, du lịch… thì hợp tác Nhật Bản và Việt Nam trong phạm vi Mê Công mở ra cơ

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 123)