Với nỗ lực của ADB, các quốc gia thành viên GMS và sự hỗ trợ của các đối tác song phương và đa phương khác, Chương trình hợp tác kinh tế GMS
8
40
đã đạt được những thành công nhất định mà không chỉ dừng lại ở việc gia tăng hợp tác vùng. Tuy vậy, suốt 18 hoạt động, hợp tác GMS vẫn còn những điểm hạn chế, cần được khắc phục, nhằm hoàn thiện hơn nữa, và đạt được mục tiêu mà GMS đặt ra sớm nhất.
1.2.3.1. Thành tựu trong hợp tác GMS
Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định.
Mặc dù giàu tiềm năng, song GMS vẫn là khu vực kém phát triển. Tuy nhiên, hơn hai thập kỷ qua GMS đã có những bước thay đổi đáng kể: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1992-2007 toàn khu vực đạt 5,5%, trong đó có nhiều nước đạt mức cao như Việt Nam: 7,6%, Campuchia 8,9%, Lào 6,5%...9 Đây là kết quả đáng khích lệ trong việc khôi phục và phát triển GMS. Trong đó, sự sôi động về thương mại đầu tư đã gây được ấn tượng mạnh mẽ. Tổng xuất khẩu của các nước GMS năm 2009 đã tăng gấp 16 lần so với năm 1992. Thương mại nội vùng tăng nhanh, tính đến hết năm 2008 tăng gấp hơn 26 lần so với năm 1992. Từ 1992 đến 2008, tổng thương mại của GMS với phần còn lại thế giới tăng trung bình 15%, thương mại nội vùng với ASEAN tăng nhanh hơn, gấp gần 15 lần.
Hình 1.5: Thƣơng mại nội vùng các nƣớc GMS giai đoạn 1992 - 2008
Nguồn: Theo tính toán của ARTNeT GMS. (Cơ sở dự liệu từ IMF)
9
41
Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước GMS tăng gấp gần 15 lần, từ mức 6,5 tỷ USD năm 1990 tới 9,5 tỷ USD năm 2009. Tính đến năm 2009 tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư nước ngoài chiếm trong GDP tăng: Trung Quốc tăng từ 0,9 lên 1,6%, Campuchia tăng từ 4,4 đến 7,7%, Lào từ 0,7% tới 4,3%, Việt Nam từ 4,2 – 10%. Tỷ lệ mở cửa nền kinh tế bình quân (tính bằng tỷ lệ thương mại trên GDP) tăng từ 38,1% trong năm 1990 đến khoảng 71,2% trong năm 2009. Nguồn vốn đầu tư đổ vào các nước GMS có xu hướng tăng, Campuchia tăng gần 23 lần từ 41,6 – 944,2 triệu USD, Việt Nam tăng gần 22 lần từ 107,4 – 2299,9 triệu USD.
Hai là, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, viễn thông, năng lượng).
Thành tựu quan trọng của GMS trong thời gian qua là đã thu hút được nguồn vốn khá lớn đầu tư cho hạ tầng cơ sở (chủ yếu là giao thông và năng lượng). Trong tổng số 11,7379 tỷ USD các nguồn vốn cho GMS (1992-2007), lĩnh vực giao thông chiếm 1,6245 tỷ USD, năng lượng chiếm 1,3138 tỷ USD. Nhờ nguồn tài chính quan trọng này mà hệ thống giao thông trong GMS đã được cải thiện đáng kể. Việc xây dựng các tuyến đường, các cầu, cải tạo luồng lạch, sông... đã tạo nên sự kết nối khá đồng bộ trong khu vực. Có thể nêu lên một số dự án điển hình như: Tuyến đường xuyên Á Phnôm Pênh- Thành phố Hồ Chí Minh, Hành lang Đông Tây, Băng Cốc-Côn Minh, Hải Phòng-Côn Minh... Hệ thống giao thông được xây dựng và cải tạo không chỉ giúp cho người dân đi lại dễ dàng mà còn hỗ trợ tích cực cho trao đổi thương mại, đầu tư nội vùng và với bên ngoài. Nhờ giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện để phát triển kinh tế, tăng đầu tư, rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí cho người dân và xã hội. Chẳng hạn, nhờ tuyến đường Đông Tây mà thời gian đi từ Đông Hà đến Dansavanh (319 km) giảm 6-8 giờ, Phnôm Pênh- Thành phố Hồ Chí Minh giảm 6 giờ. Nhìn chung, cơ cấu các hoạt động giao
42
thông đã thay đổi theo hướng tăng giao thông quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng tăng khả năng hội nhập khu vực và tạo tiền đề cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội cho các địa phương trong vùng.
Những kết quả hợp tác đạt được của GMS về hợp tác phát triển năng lượng cũng là một điểm sáng trong thời gian qua. Ngoài việc các quốc gia địa phương tăng cường liên kết hỗ trợ phát triển mua bán năng lượng, các dự án về thuỷ điện đã được triển khai và thực hiện. Nhiều dự án mang lại lợi ích cao như: Thuỷ điện Theun Hunboun, Nam Leuk (Lào), Nhiệt điện Ô môn (Việt Nam)...
Ba là, phát triển nhân lực, du lịch, y tế, môi trường.
Giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu của GMS trong hai thập kỷ qua. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực này đã nói lên điều đó. Các chương trình đào tạo nhân lực hỗ trợ cho GMS với hình thức đa dạng, phong phú đã thực sự góp phần quan trọng cho phát triển nhân lực của vùng. Hàng chục khoá đào tạo do các Viện nghiên cứu, các trường nổi tiếng, các tổ chức quốc tế đã tạo cơ hội nâng cao trình độ cho hàng trăm cán bộ quản lý thuộc các lĩnh vực của các nước GMS. Nhờ đó năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ các địa phương đã được nâng lên rõ rệt, đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện các kế hoạch chương trình phát triển của GMS nói chung, các vùng miền nói riêng. Hợp tác về môi trường (quản lý nguồn nước, vệ sinh, đa dạng sinh học...) với “ Chương trình Môi trường cốt lõi” trong GMS đã tạo hiệu ứng tốt về ý thức trách nhiệm của người dân, địa phương và các chính phủ về các cam kết trong lĩnh vực này. Ngoài ra, hợp tác về du lịch (với 13 dự án ưu tiên), y tế, trao đổi văn hoá (16 chuyên đề về quản lý di sản văn hoá)... đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần vào việc phát triển GMS hiện nay và trong thời gian tới.
43
Việc phối hợp các chính phủ, các địa phương trong GMS đã được thiết lập và bước đầu thực hiện khá tốt các chương trình dự án. Ở các cấp độ khác nhau các mối liên kết hợp tác đã được triển khai và đáp ứng tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Những kết quả về hợp tác liên kết không chỉ thể hiện bằng tiến bộ về tốc độ tăng trưởng kinh tế, trao đổi thương mại... mà còn ở khả năng hội nhập khu vực và quốc tế. Việc thu hút được khối lượng viện trợ và vốn đầu tư khá lớn thời gian qua của GMS đã nói lên mức độ liên kết hợp tác đang được tăng lên. Không chỉ ở cấp độ nhà nước mà sự phát triển hợp tác tư nhân trong và ngoài khu vực (thông qua Diễn đàn Kinh doanh GMS) đã có nhiều bước phát triển mới.... Đây là kết quả và cũng là những tiền đề cần thiết tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của GMS.