Rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa các thành viên trong GMS

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 102)

GMS với các nước khác trong ASEAN

Chênh lệch phát triển trước hết thể hiện bởi mức GDP và GDP bình quân đầu người và trong khía cạnh phát triển con người được đánh giá theo Chỉ số phát triển con người (HDI).

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống, song so với những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX thì GDP hầu hết ở các nước từ Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Myanmar đều tiếp tục tăng trưởng. Đồng thời, thu nhập bình quân trên đầu người đều có xu hướng tăng lên (tăng gấp gần 4 lần so với năm 1990), trong đó Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng thu nhập nhanh nhất trong các nước GMS. GDP trên đầu người của Việt Nam đã cải thiện mạnh, đạt trên 1000 USD vào năm 2008, song Campuchia, Lào, Myanmar vẫn chưa có sự bứt phá để tiến gần hơn các nước còn lại trong ASEAN. Khoảng cách chênh lệch thu nhập bình quân giữa nước thấp nhất GMS và nước có thu nhập bình quân cao nhất trong khối ASEAN cũng đã được cải thiện, từ gấp 104,5 lần (Brunây và Việt Nam) năm 1990 còn 54,3 lần (Singapore và Campuchia) năm 2008. Khoảng cách GDP theo đầu người bình quân của GMS so với GDP theo đầu người bình quân của các nước còn lại trong ASEAN đã được rút ngắn từ gấp 12,67 lần năm 1995 xuống còn 7,96 lần năm 2009, so với Nhật giảm từ 55,63 lần xuống 21,73 lần. 24

Giữa CLMV với các nước ASEAN còn lại và giữa CLMV với Nhật Bản vẫn tồn tại chênh lệch lớn về mức GDP theo đầu người, từ khoảng 571 USD của Myanmar và khoảng 823 USD của nhóm

24

91

nước CLMV đến 36.378 USD của Singapore và 25.386 USD của Brunây và gần 40.000 USD của Nhật Bản.

Mức sống của dân trong vùng đã được cải thiện đáng kể. Trung bình dân số có thu nhập dưới 2 USD một ngày của GMS (bao gồm toàn bộ Trung Quốc) năm 2009 là khoảng 46,06% thấp hơn so với năm 1990 là 22,22%. Chênh lệch khoảng cách giữa Thái Lan và nước có phần trăm dân số có mức sống dưới 2 USD/ngày cũng được cải thiện, rút ngắn 2,8%.

Cùng với phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và nguồn nhân lực đã có bước tiến bộ. Chỉ số HDI của các quốc gia thành viên đã dần được tăng lên, chênh lệch giữa 2 quốc gia có chỉ số HDI cao nhất và thấp nhất cũng đã được rút ngắn, từ 0,219 năm 1990 xuống còn 0,197 năm 2007. Trung bình HDI trong vùng năm 2009 là 0,6612 tăng hơn so với năm 1990 là 0,565. Và HDI trung bình của các nước trong GMS so với các thành viên còn lại của ASEAN năm 2009 đã cải thiện so với năm 1990, song mức độ cải thiện được là chưa đáng kể, chênh lệch từ 0,192 xuống còn 0,174.

Chênh lệch còn thể hiện ở khác biệt khá lớn về cơ cấu kinh tế. Do CLMV mới ở giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá, nên tỷ trọng của hai ngành công nghiệp và nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao (từ 16,5% đến 41,1% GDP và từ 20,6% đến 48,5% năm 2010). Ngay cả trong ASEAN thì chỉ có Singapore mới gần như có thể bắt kịp với Nhật Bản về cơ cấu kinh tế.

Khoảng cách hội nhập

So với những năm đầu 1990, khoảng cách hội nhập tính theo độ mở cửa nền kinh tế giữa các nước GMS và các nước ASEAN còn lại năm 2009 đã được rút ngắn từ gấp gần 3 lần xuống còn 1,5 lần. So với các nước còn lại thì Việt Nam có tỷ lệ mở cửa thương mại cao hơn, đạt trên 100%. Trong khi đó thì Myanmar chỉ đạt khoảng 40 - 50%, nhưng nước này dường như tăng

92

cường hội nhập cấp khu vực mạnh hơn thể hiện ở tỷ lệ thương mại nội vùng ASEAN trong tổng thương mại năm 2009 là 51,6%.

Bảng 2.11: Tỷ trọng của thƣơng mại trong GDP năm 1990-2009

ĐVT: % Nƣớc 1990 2009 Brunây 91.25 85.43 Campuchia 10.90 82.20 Inđônêxia 39.52 69.37 Lào 23.28 78.81 Malaysia 133.10 146.90 Myanmar 38.59 47.17 Philippin 47.98 53.05 Singapore 308.94 291.88 Thái lan 65.97 108.69 Việt Nam 82.93 137.44 China 29.87 44.97 GMS 41,92 83,12 ASEAN (còn lại) 124,16 125,33

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu về Thương mại và GDP của các nước tại website http://www.asean.or.jp/en/asean/know/statistics/2.html

Xét theo các dòng vốn đầu tư ra vào thì giữa CLMV và các nước ASEAN còn lại và thậm chí là trong nhóm CLMV cũng có những khoảng cách nhất định. Theo số liệu của UNCTAD năm 2006, thì Việt Nam có độ mở cửa khá cao ngay cả so với các nước thành viên ASEAN cũ, trong khi đó 3 nước CLM thu hút được ít hơn hẳn. Ngoài ra, trong khi Nhật Bản và kể cả các

93

nước ASEAN cũ là những nhà đầu tư tích cực trong khu vực Đông Nam Á, còn các nước CLMV đầu tư trong khu vực rất hạn chế.

Độ mở cửa phản ánh mức độ hội nhập của các nước CLMV. Mức độ mở cửa và hội nhập thấp của CLMV là rào cản cho việc phát triển hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản với các nước này.

Khoảng cách về thể chế

Mỗi nước trong GMS có hệ thống chính trị và kinh tế với tính chất và qui mô khác nhau: từ các chế độ đang hướng tới nền dân chủ tự do cho tới chế độ quân sự và từ các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập đến nền kinh tế còn mang nặng tính kiểm soát, kế hoạch. Vì thế, giữa các nước này với Nhật Bản vẫn còn tồn tại một khoảng cách và sự khác biệt khá lớn về thể chế kinh tế và hệ thống chính trị. Những chênh lệch về thể chế này là nhân tố gây khó khăn trong hợp tác giữa Nhật Bản với CLMV. Thí dụ, vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Myanmar đang là trở ngại trong mối quan hệ giữa nước này với Nhật Bản từ nhiều năm qua.

Bảng 2.12: Chỉ số tự do kinh tế của các nƣớc ASEAN năm 2011

Nƣớc Xếp hạng trong số

155 nƣớc Điểm Phân loại*

Singapore 2 87,2 Tự do

Malaysia 53 66,3 Không tự do lắm

Thái Lan 62 64,7 Không tự do lắm

Philipin 115 56,2 Hầu như không tự do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Campuchia 102 57,9 Hầu như không tự do

Inđônêxia 116 56,0 Hầu như không tự do

Việt Nam 139 51,6 Hầu như không tự do

Lào 141 51,3 Hầu như không tự do

Myanmar 174 37,8 Bị kiềm chế

Nguồn: http://www.heritage.org/index/Ranking.aspx

(*): Cách cho điểm: 100-80: Tự do; 79.9-70: Khá tự do; 69.9-60: Không tự do lắm; 59,9-50: Tự do môt chút; 49,9 - 0: Bị kiềm chế.

94

Cuối cùng, mặc dù CLMV đạt nhiều thành tích trong những năm gần đây, nhưng các nước này vẫn sẽ phải mất nhiều năm để thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước khác trong ASEAN và ở Đông Á. Thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ là nhân tố quan trọng để việc hội nhập kinh tế thành công của CLMV nói chung và nâng quan hệ giữa các nước CLMV với Nhật Bản nói riêng lên một tầm cao.

Cơ hội lớn nhất cho CLMV từ việc hình thành cộng đồng ASEAN là khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển, cải thiện vị trí của mình trên trường quốc tế và trong mối quan hệ với Nhật Bản. Các nước CLMV có thể tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật Bản là nước đã rất tích cực hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN nhằm xây dựng cộng đồng những năm qua. Các nước CLMV có thể tận dụng sức mạnh mới của cộng đồng, một mặt, nâng cao vị thế của mình trong quan hệ với Nhật Bản thông qua các cơ chế như ASEAN+1, ARF và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản v.v… Mặt khác, mở rộng các mối quan hệ với Nhật Bản, không chỉ bó hẹp theo các “lĩnh vực chức năng” mà hướng tới các mối quan hệ sâu sắc hơn, sang cả lĩnh vực an ninh-chính trị vốn từng bị tránh né.

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 102)