Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 86 - 88)

Trong định hướng hợp tác gần đây với các nước Mê Công, Nhật Bản ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây chính là một trong ba lĩnh vực ưu tiên của Nhật Bản cho các nước Mê Công.

Trong lĩnh vực này, Việt Nam và Nhật Bản đã cam kết cùng với cộng đồng quốc tế phấn đấu để đạt được thỏa thuận về một cơ chế quốc tế công bằng và thiết thực sau năm 2013 về vấn đề biến đổi khí hậu với sự tham gia một cách có trách nhiệm của tất cả các nền kinh tế chủ yếu. Đặc biệt phải kể đến hợp tác song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam trong kế hoạch 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế), quản lý rác thải độc hại, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước và các đầm hồ nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường giai đoạn 2007-2009. Năm 2008, Nhật Bản và Lào cũng đã ra thông báo chung về Thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề về biến đổi khí hậu và môi trường. Theo đó, cả hai bên sẽ tăng cường hợp tác về Cơ chế phát triển sạch (CDM) quản lý rừng bền vững, xúc tiến việc sử dụng năng lượng sạch và nâng cao hiệu suất và bảo tồn năng lượng, giảm rủi ro thiên tai, nước, vệ sinh, và tưới tiêu. Nhật Bản cũng bày tỏ ý định hỗ trợ Lào trong việc vừa cắt giảm

75

lượng khí thải vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế để góp phần ổn định khí hậu thông qua chương trình hợp tác “Trái đất ấm áp” (Cool Earth) của Nhật Bản. Nhật Bản cũng trợ giúp một số chương trình của Lào như Phát triển hệ thống cung cấp nước Viên Chăn trong 40 năm, Dự án Nghiên cứu thúc đẩy môi trường nước ở Viên Chăn và Dự án Quản lý rừng và Hỗ trợ cộng đồng.

Năm 2002, nhằm khắc phục hậu quả của trận lũ ở vùng trung du Myanmar, Chính phủ Nhật Bản đã mở rộng khoản hỗ trợ nhằm giúp các nạn nhân của thảm họa khắc phục khó khăn. Năm 2004 và 2007, Myanmar cũng nhận được viện trợ từ Nhật Bản sau thảm họa lốc xoáy. Năm 2008, cũng nhằm ủng hộ cho các nạn nhân bị lốc xoáy, Nhật Bản đã hỗ trợ cho Myanmar 107 triệu yên.Năm 2000, sau một trận lũ với quy mô lớn ở Campuchia, Chính phủ Nhật Bản đã dành một khoản trợ cấp 100.000 USD để hỗ trợ cho quốc gia này. Campuchia cũng tiếp tục nhận được khoản trợ giúp này sau trận lũ năm 2001.

“Sáng kiến thập kỷ Mê Công xanh” hay còn gọi là “Sáng kiến Hatoyama” đã được chính phủ Nhật Bản và các nước thành viên GMS thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên trong tháng 11 năm 2009 và được trao đổi cụ thể tại Hội nghị ngoại trưởng Nhật Bản – Mê Công lần thứ 3 vào tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội. Sáng kiến này nhằm hỗ trợ những nỗ lực của vùng Mê Công trong các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, cụ thể là giảm hiệu ứng nhà kính và thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, mở rộng tài chính và hỗ trợ kỹ thuật, cũng như theo dõi các tiến bộ của quốc tế.

Theo sáng kiến này Nhật Bản đã tài trợ cho các dự án của Uỷ hội Mê Công nhằm quản lý nguồn nước vào mùa lũ và mùa hạn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong quan điểm hợp tác của Nhật Bản và Uỷ hội sông Mê Công, bởi trước đây sự hợp tác hai bên là không đáng kể.

76

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)