Vai trò của GMS đối với các nước thành viên

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 37)

Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) là khu vực bao gồm lãnh thổ của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, lấy dòng Mê Công làm yếu tố chính để hình thành hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Đến năm 2005, GMS bổ sung thêm tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, tạo thành khu vực kết nối 6 thành viên GMS.

Hợp tác kinh tế GMS được hình thành dựa vào các yếu tố sau: Các nước GMS có đường biên giới liền kề, có nhiều nét tương đồng thể hiện ở chỗ xuất phát điểm phát triển kinh tế, xã hội thấp; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển; thiếu vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, thiếu cán bộ được đào tạo tốt; thị trường rộng lớn, tiềm năng phát triển nhiều; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là yêu cầu chung của các quốc gia tiểu vùng.

Vai trò thứ nhất mà hợp tác kinh tế GMS mang lại cho tất cả các thành viên đó chính là tận dụng lợi thế của từng thành viên, phát huy và kết hợp với nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm phát triển kinh tế từ phạm vi địa phương, quốc gia, khu vực và liên khu vực. Thông qua việc triển khai các dự án trong 9 lĩnh vực hợp tác cơ bản của GMS, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế lâu dài, từ xây dựng cơ sở hạ tầng cứng đến cơ sở hạ tầng mềm như xây dựng các hành lang kinh tế bên cạnh việc ký kết các Hiệp định Giao thông vùng biên. (Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tạo thuận lợi cho vận tải và thương mại TTF trong GMS đã được ADB phê duyệt vào 26/11/2010 nhằm mục đích cải thiện quản lý biên giới, thủ tục quá cảnh, mở

26

rộng và tinh giản chuyển đổi quyền giao thông giữa các nước và dự tính tổng chi phí là 5.700.000 USD cho 3 tiểu dự án từ năm 2010 – 2016.)

Đồng thời, với việc thống nhất quan điểm của lãnh đạo các nước thành viên trong hợp tác GMS đem lại cơ sở, quy chuẩn trong khai thác tiềm năng của dòng sông Mê Công, đảm bảo sự ổn định cho đời sống của nhân dân, nhất là những người dân sống phụ thuộc vào sông Mê Công và cốt lõi là hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững của các thành viên nói chung. Vai trò này có nhiều nét tương đồng với nhiệm vụ của Uỷ hội Sông Mê Công – MRC.

Trong quá trình ngày càng lớn mạnh của tiểu vùng, sự phát triển và thịnh vượng trong khối hợp tác sẽ là một trong những điều kiện tốt giúp các nước cùng chia sẻ các thách thức của môi trường kinh tế - chính trị, tăng khả năng đối phó với các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu.

Nói tóm lại, hợp tác khu vực nói chung và hợp tác GMS nói riêng chính là một trong những giải pháp cần thiết cho bài toán về phát triển kinh tế của các nước trong vùng.

a) Campuchia

Sáng kiến hợp tác GMS giúp cho Campuchia tăng cường vị thế của mình ở trong khu vực và trên trường quốc tế. Campuchia tiếp cận hợp tác kinh tế một cách rất cẩn trọng, chú ý nhiều tới duy trì chủ quyền quốc gia, coi hợp tác kinh tế GMS là cơ hội cùng các nước hợp tác một cách bình đẳng để giải quyết các vấn đề cản trở tới thương mại và hợp tác kinh tế nói chung. Họ coi hợp tác kinh tế GMS là phương cách để hợp thức hoá thương mại qua biên giới và tăng cường kiểm soát chủ quyền quốc gia, ủng hộ các nỗ lực cải thiện mạng lưới giao thông, xúc tiến du lịch và phát triển nguồn nhân lực.

Tư tưởng của Campuchia tại Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ nhất tại Phnôm Pênh là chủ chương thực hiện hoá sáng kiến hợp tác kinh tế GMS nhấn mạnh vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua sáng kiến hình thành

27

“Kế hoạch Phnôm Pênh” – Chương trình đào tạo chất lượng cao dành cho các cán bộ của các nước GMS.

b) Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đầu nguồn của sông Mê Công. Đoạn sông chảy trên lãnh thổ nước này dài hơn 2.161 km, có tên là sông Lan Thương. Về mặt phân bố địa lý dọc theo sông Mê Công, tỉnh Vân Nam chiếm 16% lưu lượng nước, 12% diện tích của toàn châu thổ và 16% số dân sống trong khu vực này. Tuy không được sông Mê Công chảy qua nhưng cùng với Vân Nam, Quảng Tây là tỉnh thứ hai có vị trí rất quan trọng, khi tiếp giáp với 5 nước GMS, là tỉnh duy nhất của Trung Quốc tiếp giáp với Đông Nam Á cả đường bộ lẫn đường biển. Vì vậy, cách tiếp cận GMS của Trung Quốc khá rõ ràng.

Thứ nhất, hợp tác phát triển GMS được coi là cây cầu nối liền Trung Quốc với lục địa Đông Nam Á và vùng biển Ấn Độ Dương, phù hợp với chiến lược “Đại khai phá miền Tây” và “Một trục hai cánh” của Trung Quốc.

Thứ 2, hợp tác GMS giúp Trung Quốc, khai thác nguồn nguyên liệu và năng lượng, mở rộng thị trường giúp cho sự “cất cánh” của nền kinh tế Trung Quốc.

Tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Trung Quốc trong suốt thời kỳ cải cách cho tới nay đã đạt mức kỷ lục. Nếu như năm 1978, GDP của Trung Quốc mới chỉ chiếm 1% tổng sản lượng thế giới, thì đến năm 2009 đạt 12,375%, và GNI đạt 3.881 tỷ USD, vượt Đức để giữ vị trí thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc khôi phục mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 và tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,3% vào năm 2010, sau khi giảm xuống 9,1% vào năm 2009. 3

Mặc dù tốc độ sản xuất năng lượng của Trung Quốc tăng trung bình hàng năm 8% với tổng sản lượng bằng ½ sản lượng của toàn khu vực Châu Á –

3

28

Thái Bình Dương, nhưng phần trăm nhập khẩu năng lượng cũng không ngừng tăng qua các năm: nếu năm 2002 với 0,9% thì đến năm 2007 đã đạt tới 7,2%. Với vị trí địa lý gần gũi và tiềm năng dầu khí, các nước ASEAN nói chung và các nước GMS nói riêng có vai trò đặc biệt trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc. Trữ lượng dầu thô của Việt Nam đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Inđônêxia và Malaysia. Gần đây Thái Lan đã phát hiện ra nguồn dầu thô với trữ lượng được đánh giá lên tới 500 triệu tới 1 tỷ thùng, với 1,27 tỷ m3

khí đốt. Myanmar mới phát hiện trữ lượng dầu thô lên tới 3,7 tỷ thùng, khí đốt là 14,42 triệu m3. Rõ ràng, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng trong khu vực. Vì thế, hợp tác trong khuôn khổ GMS sẽ thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các quốc gia trong tiểu vùng.

Đồng thời các nước còn lại trong GMS là những nước láng giềng của khu vực Đông Nam Trung Quốc và là thị trường đầy tiềm năng cho khu vực này. Đây là những nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng và phát triển mới kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Dung lượng thị trường ngày một tăng, so với năm 1990, dân số của 5 quốc gia này tăng thêm 32,6% vào năm 2009 với tổng số dân là 232,5 triệu người. Ngoại trừ Myanmar, các nước trong tiểu vùng đều đạt tốc độ tăng trưởng trung bình xấp xỉ 7% hoặc cao hơn. Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia vẫn có trình độ phát triển thấp và chưa vượt qua ranh giới mốc nghèo. Do đó, đối với Trung Quốc nói chung và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, đây là những thị trường thích hợp để mở rộng thị trường, một yếu tố không thể thiếu đối với phát triển kinh tế.

Thứ ba, tham gia hợp tác GMS là một trong những bước đi cụ thể trong việc tăng cường quan hệ hợp tác Trung Quốc – ASEAN, đồng thời là một bộ phận trong chiến lược đa phương hoá quan hệ hợp tác kinh tế, ngăn chặn những rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc.

29

Thứ tư, giúp Trung Quốc có được vị trí dẫn đầu trong cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai.

Định hướng hình thành nên Cộng đồng Kinh tế Đông Á hiện đang được rất nhiều quốc gia liên quan quan tâm và nỗ lực xây dựng. Nếu cộng đồng này được hình thành thì nó sẽ trở thành một khối kinh tế sánh ngang với Bắc Mỹ và Châu Âu trong cục diện kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, để có thể giành được vị trí dẫn đầu khối kinh tế lớn trong tương lai này, Trung Quốc vẫn đang nỗ lực thể hiện vai trò nước lớn trong quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong vùng. Với vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế, ASEAN đang dần chứng tỏ được vai trò trung tâm quyền lực quan trọng ở Đông Á, hợp tác GMS sẽ giúp Trung Quốc nâng cao vị thế trong sự cạnh tranh với Nhật Bản.

c) Lào

Hợp tác GMS là một trong những cách tốt nhất giúp Lào giải quyết điểm yếu của một nước không có biển. Hỗ trợ hình thành hành lang, giúp Trung Lào và Hạ Lào có đường thông ra biển gần nhất. Lào tiến hành cải tổ kinh tế để tham gia và khai thác một cách có hiệu quả các cơ hội thương mại tiểu vùng và khu vực. Lào nỗ lực hợp tác tiểu vùng để giải quyết các khó khăn, trở ngại đối với thương mại tiểu vùng và khu vực. Lào nhấn mạnh hợp tác giao thông, coi giao thông là yếu tố thúc đẩy thương mại của Lào, chú trọng các phát triển điện năng của vùng, coi đó là cơ hội để Lào tăng cường thương mại điện năng với các nước trong tiểu vùng. Lào cho rằng hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng GMS là cần thiết nhưng chưa đủ phục vụ cho mục đích tăng trưởng kinh tế. Hợp tác GMS không những tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hành khách, hàng hoá, dịch vụ qua biên giới mà còn tạo ra lợi ích kinh tế từ thương mại qua biên giới giữa các nước GMS.

Tư tưởng của Lào tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba tại Viên Chăn là ủng hộ Kế hoạch Hành động Viên Chăn, khuyến khích sáng kiến phát triển

30

hành lang giao thông thành hành lang kinh tế GMS, ủng hộ Diễn đàn về Hành lang kinh tế GMS để thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy phát triển các hành lang này.

d) Myanmar

Hợp tác GMS cung cấp các hỗ trợ cần thiết giúp Myanmar khắc phục các tác động tiêu cực của cải tổ cơ cấu và lạm phát, giúp Myanmar có điều kiện thuận lợi hơn để hiện thực hoá các cơ hội hợp tác song phương và đa phương trong tiểu vùng GMS, tạo thuận lợi cho Myanmar huy động vốn đầu tư của các nước tiểu vùng và đầu tư nước ngoài.

b) Thái Lan

Hợp tác GMS sẽ tạo điều kiện cho các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi thực hiện thành công các công cuộc cải tổ nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự phân công lao động và phát huy được lợi thế so sánh của từng nước thành viên tiểu vùng. Hợp tác kinh tế GMS góp phần thúc đẩy thương mại tự do trong tiểu vùng và cũng là hình thức hợp tác mà các bên cùng có lợi, góp phần bảo đảm hoà bình trong tiểu vùng, tăng cường phát triển khu vực tư nhân và hợp lý hoá các bộ luật đầu tư, hệ thống pháp luật, dịch vụ tài chính và phát triển nguồn nhân lực trong tiểu vùng. Xây dựng hành lang kinh tế Đông Tây tạo đường thông ra biển thuận lợi cho Đông Bắc Thái Lan.

f) Việt Nam

Phần lưu vực sông Mê Công nằm trên đất Việt Nam có diện tích khoảng 39.000 km2 và là một trong nhưng khu vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 90% lượng gạo và 53% lượng cá và tôm xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, trong khi dân số chỉ chiếm khoảng 1/5 của cả nước. Bên cạnh đó, hợp tác GMS được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã và đang giúp Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng, cả cứng và mềm, cải thiện môi trường thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống

31

của nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng biên. Từ đó, có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác trong tiểu khu vực cũng như với bên ngoài. Trong vai trò đảm bảo sự phát triển bền vững của hợp tác GMS, Việt Nam phối hợp với các nước thành viên cùng khai thác và sử dụng sông Mê Công. Đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề phá rừng, xói mòn đất, xâm nhập mặn ở lưu vực sông Mê Công, ô nhiễm nước, gia tăng ô nhiễm công nghiệp và suy giảm đa dạng sinh học, kiểm soát, ngăn chặn và dự báo về lũ lụt…

Như vậy, hợp tác GMS không chỉ mang lại cho Việt Nam những nguồn lợi kinh tế nhất định trong hiện tại và tương lai, mà còn góp phần giúp Việt Nam đối mặt được với những thách thức môi trường do việc cùng với các nước thành viên khác sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên do sông Mê Công mang lại và cả những vấn đề xã hội đang đòi hỏi các nước phối hợp giải quyết.

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)