Viê ̣t Nam có vi ̣ trí đi ̣a - chính trị quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cũng như trong Tiểu vùng Mê Công. Viê ̣t Nam có thể trở thành “đầu mối” của
các nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế cho khu vực và thế giới với tư cách là “cửa ngõ” ra biển cho vù ng Tây Nam của Trung Quốc , cho Lào, Campuchia, và “đầu cầu” trên đất liền, trên biển, và trên không giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn Đô ̣ Dương . Chính vì vậy , Việt Nam đã
122
và luôn là tâm điểm của các nước lớn như Mỹ , Trung Quốc , Nhâ ̣t Bản, Nga và Ấn Độ trong chính sách đối với Đông Nam Á .
Hơn nữa, Việt Nam có vai trò và vi ̣ thế n gày càng gia tăng trong ASEAN cũng như trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài . Với ưu thế là quốc gia có tính ổn đi ̣nh chính tri ̣ cao trong khu vực , diê ̣n tích và dân số vào nhóm lớn nhất , tốc độ tăng trưởng cao , Viê ̣t Nam đang thể hiê ̣n mình là quốc gia có khả năng dẫn dắt hợp tác Đông Nam Á phát triển tiến tới cộng đồng .28
Năm 2010, với việc đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN, Việt Nam có cơ hội thuận lợi để tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt hợp tác khu vực của mình.
Thứ hai, yếu tố địa – kinh tế, Việt Nam giáp Lào, Campuchia – hai trong năm nước thuộc Tiểu vùng Mê Công, gần Thái Lan, Myanmar, liền kề với Trung Quốc; trong đó giáp trực tiếp với Quảng Tây, Vân Nam – khu vực nằm trong Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Điều này thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam với các thành viên còn lại trong vùng.
Với hơn 3000 km bờ biển với nhiều hải cảng quan trọng, có nhiều quần đảo, đảo… giúp Việt Nam thuận lợi trong việc khống chế biển Đông, nơi đường hàng hải quốc tế quan trọng từ Tây sang Đông mà có tới hơn ¾ lượng hàng hoá của Nhật đi qua. Đồng thời, Việt Nam có vị trí địa lý không xa Ấn Độ, một thị trường khổng lồ, một cường quốc đang nổi và cũng là đối tác chiến lược của Nhật Bản và Việt Nam.
Ngoài yếu tố địa lý, vị thế kinh tế của Việt Nam trong phạm vi khu vực ngày càng được nâng cao. Quy mô dân số Việt Nam lớn nhất trong tiểu vùng – hơn 80 triệu người, là thị trường lớn về thương mại và đầu tư, vẫn đang gia tăng cùng với quá trình cải cách, đổi mới và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với chính sách đối ngoại rộng mở , đa phương hóa , đa dạng hóa quan hệ, phấn đấu vì hòa bình phát triển khiến cho các quốc gia trong khu vực và
28
Lê Bộ Lĩnh. 2009. Chương trình cấp bộ Viện Khoa học xã hội Việt Nam “Cộng đồng ASEAN: Nội dung và Triển vọng”
123
kể cả các nước lớn trên thế giới coi tro ̣ng . Dù vẫn là nước đang phát triển, nhưng trong suốt hơn 20 năm hội nhập, Việt Nam đã đạt được kết quả khá cao với việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (trung bình tăng trưởng GDP là 7,5%). Chính vì vậy, Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cường quốc thế giới. Ngoài Nhật Bản, Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, có quan hệ tốt với EU, Mỹ… Kết quả khảo sát tháng 3/2010 của JETRO cho biết, 64,5% các công ty Nhật hiện đang đầu tư vào Việt Nam do mức độ ổn định chính trị cao, 47,8% do triển vọng kinh doanh, 37,7% do có nguồn nhân công rẻ là một ví dụ.
Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Tiểu vùng Mê Công, có quan hệ phát triển tốt đẹp với Nhật Bản đồng thời cũng chiếm vị trí quan trọng hơn trong chính sách của Nhật Bản đối với các nước ASEAN mới. Chính bởi vậy , Việt Nam cần và hoàn toàn có thể xác lâ ̣p vai trò không thể thiếu của mình trong các quyết sách lớn và hoa ̣t đô ̣ng quan trọng của nhóm các nước CLMV và trong mối quan hệ giữa CLMV với N hật Bản. Việt Nam không nhất thiết phải đóng và cũng khó thực hiê ̣n vai trò “lãnh đa ̣o” của nhóm CLMV , nhưng cần khẳng đi ̣nh được vi ̣ trí là mô ̣t nước quan trọng mà các nước CLM , ASEAN và cả các nước lớn bên ngoài Đông Nam Á phải tính đến trong các vấn đề của Tiểu vùng Mê Công và ASEAN.
Nói một cách khác, Việt Nam nên trở thành “tiên phong” trong hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công và trong mối quan hệ giữa các nước CLMV với Nhật Bản. Vị trí “tiên phong” này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho chính các nước CLM vì nó sẽ định hướng sự phát triển, cung cấp một phần nguồn lực và thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng Mê Công. Việt Nam hiện đang là đối tác kinh tế quan trọng của Campuchia, Lào và Myanmar bên cạnh Thái Lan và Trung Quốc nên sự phát triển của Việt Nam cũng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa phát triển đối với các nước này. Ngoài ra, vị trí “tiên phong” của
124
Việt Nam cũng làm tăng vị thế của hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công trong ASEAN và trong chính sách của các nước bên ngoài khu vực. Bên cạnh đó, với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc nhất quán là tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hướng tới hòa bình, hợp tác và phát triển, vị trí “tiên phong” của Việt Nam trong nhóm CLMV hoàn toàn có thể được cộng đồng thế giới, trong đó có các nước lớn thừa nhận và ủng hộ.
Xét từ góc độ lợi ích của Việt Nam lẫn mối quan tâm của Nhật Bản, Việt Nam có vị trí quan trọng trong hợp tác Mê Công - Nhật Bản. Sông Mê Công có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa gạo và nhiều nông, thủy sản, góp phần bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam và nhiều nước khác trong và ngoài khu vực. Thời gian gần đây, đồng bằng sông Cửu Long đang chịu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân và sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là quốc gia ở cuối nguồn nên có thể thấy rõ những biến chuyển của sông Mê Công do tác động của tự nhiên như hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, nạn ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn nước do hoạt động khai thác dòng sông của các nước ở thượng nguồn. Vì vậy, hỗ trợ Việt Nam nhằm đối phó với những thay đổi của dòng sông và phát triển kinh tế của vùng hạ lưu sông Mê Công cũng là một trong những ưu tiên trong hỗ trợ của Nhật Bản đối với Tiểu vùng Mê Công. Về phía Việt Nam, phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất trước Thủ tướng các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Myanmar, các đối tác phát triển của Ủy hội sông Mê Công và các tổ chức quốc tế, ngày 5/4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam cam kết phối hợp với các nước chung sức xây dựng sông Mê Công không chỉ là dòng sông kết nối
125
các nền văn hoá, dòng sông của tình đoàn kết và hữu nghị mà còn là dòng sông của hợp tác, phát triển và hội nhập.29
Tuy nhiên, Việt Nam cần phấn đấu sớm vươn lên vượt khỏi nhóm 4 nước CLMV, thường được xem không chỉ là nhóm các nước thành viên mới mà còn là nhóm các nước thành viên kém phát triển hơn của ASEAN . Viê ̣t Nam tích cực tham gia vào hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công và mong muốn đẩy ma ̣nh hơ ̣p tác kinh tế ASEAN hơn nữa , song cần tránh biến hợp tác Tiểu vùng Mê Công cũng như ASEAN thành biểu hiê ̣n của “chủ nghĩa khu vực kinh tế đóng” ở Đông Nam Á . Viê ̣t Nam c ần ủng hộ xây dựng hợp tác Tiểu vùng Mê Công trở thành mô ̣t hình thức hợp tác mở , vừ a có liên kết kinh tế chă ̣t chẽ bên trong, vừa hướng ra và thúc đẩy quan hê ̣ kinh tế với bên ngoài .
Đó là những yếu tố chính tạo góp phần nâng cao vị trí quan trọng của Việt Nam trong khu vực, và quan trọng trong quan hệ Nhật bản – GMS.