Bằng cách tiếp cận từ khía cạnh phân công lao động quốc tế và sự kết hợp mô hình “Đàn nhạn bay’’ của Akamatsu và “Chu kỳ sản phẩm” của Vernon, năm 1973, Kojima đã đưa ra thuyết “Chu kỳ rượt đuổi sản phẩm” (CPC). Theo đó mô hình CPC gồm 5 giai đoạn: nhập khẩu-sản xuất-xuất khẩu -chín muồi-tái nhập khẩu. Đây là một quá trình rượt đuổi liên tục và chính phủ có vai trò rất lớn. Đồng thời, những lợi thế của của quá trình này không những sẽ được tạo ra mà còn có khả năng tạo lập những lợi thế mới. Những lợi thế đó đặt trong mối quan hệ hợp tác quốc tế sẽ cho phép tạo ra sự phân công mới và để làm được điều đó hợp tác giữa các nước là hết sức cần thiết.
Lý thuyết “Chu kỳ rượt đuổi sản phẩm” của Kojima đã đối lập các tiếp cận vi mô trong tư tưởng của Akamatsu và kết hợp những ý tưởng của Akamatsu với quan điểm kinh tế vĩ mô của lý thuyết “Tỷ lệ yếu tố sản xuất”. Đồng thời, đưa vấn đề đầu tư nước ngoài vào mô hình “Đàn nhạn bay”, mở rộng những mô tả ban đầu về mô hình “Đàn nhạn bay” của Akamatsu, thêm vào giai đoạn kết hợp sản xuất và xuất khẩu giảm với sự gia tăng sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu ngược trở lại từ những nước đi sau, kém phát triển hơn.
Kojima diễn giải một cách rõ ràng lý thuyết “Chu kỳ rượt đuổi sản phẩm” của ông như một sự phân tích năng động về phân công lao động quốc tế. Những quyết định đầu tư, theo Kojima, nên dựa trên lợi thế so sánh tương đối có triển vọng trong giai đoạn phát triển tiên tiến hơn, hơn là dựa trên lợi
thế so sánh tương đối hiện tại của chúng. Do đó, ông cho rằng, “Heckscher-
17
tham khảo tốt nhất đối với cách thức tư duy “tương đối”, phân tích đầu tư quốc tế phải tính đến những tác động luôn thay đổi và không bị hạn chế trong khuôn khổ định lý H-O-S bất biến”. Tuy nhiên, sự phát triển năng động này đúng hơn là kết quả của sự kết nối và tương tác lẫn nhau giữa nhập khẩu và sản xuất trong nước và theo như quan điểm ban đầu của Akamatsu, do có sự chuyên môn hoá của các nước tham gia thị trường thế giới hoặc vùng.
Hình 1.3: Các giai đoạn phát triển của mô hình CPC
Nguồn: Ippei Yamazawa, Flying wild-geese in the Pacific: Patterns of industrial development among Asian countries, November 1990.
B C A M/D 0,5 1 0 M X M D S M/D X/S V IV III II I S/D 0 0,5 1 0 t t t
18
Phần A minh hoạ các giai đoạn phát triển trong mô hình CPC của một ngành công nghiệp nhất định với 4 đường cong: nhập khẩu (M), cung nội địa (S), cầu nội địa (D) và xuất khẩu (X) của một ngành công nghiệp hiện đại. Trong đó, D = S + M – X. Khi sản xuất trong nước chưa phát triển thì D ≈ M.
Phần B mô tả sự thay đổi của hai tỷ lệ quan trọng trong quá trình phát triển của CPC, nhập khẩu/cầu (M/D) và xuất khẩu/sản xuất (X/S), chúng thường được sử dụng như những chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của một ngành công nghiệp. Khi M/D = 1, sản phẩm được nhập khẩu hoàn toàn.
Khi X/S > 0, sản xuất trong nước bắt đầu được xuất khẩu. Trên sơ đồ này, xuất khẩu chỉ bắt đầu sau khi nhập khẩu kết thúc nhưng trên thực tế xuất khẩu và nhập khẩu về cùng một loại sản phẩm có thể xảy ra đồng thời. Có nghĩa là trong khi việc nhập khẩu các sản phẩm có chất lượng cao và kỹ thuật tinh vi hơn vẫn đang diễn ra thì xuất khẩu các sản phẩm với chất lượng thấp hơn đã có thể bắt đầu.
Đồ thị C mô tả CPC bằng đường cong của tỷ lệ Cung/Cầu (S/D), 5 giai đoạn phát triển: giới thiệu, thay thế nhập khẩu, xuất khẩu, bão hoà và nhập khẩu trở lại, được phân biệt bởi các giá trị cụ thể của S/D. Những đặc điểm chính của 5 giai đoạn sẽ tiếp tục.
Tại giai đoạn giới thiệu, một sản phẩm mới được đưa ra thông qua việc nhập khẩu từ nước phát triển và nhu cầu nội địa bắt đầu tăng dần lên. Cung trong nước bắt đầu thông qua việc bắt chước hoặc vay mượn công nghệ. Tuy nhiên lúc này sản phẩm nội địa không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu bởi chất lượng thấp hơn mà chi phí sản xuất thì lại cao hơn.
Trong giai đoạn thay thế nhập khẩu, cầu nội địa tăng nhanh và nhập khẩu có dấu hiệu giảm. Công nghệ sản xuất bắt đầu được tiêu chuẩn hoá và sản xuất trên quy mô lớn hơn được thiết lập, vì vậy mà cung trong nước thay thế nhập khẩu bằng việc cải thiện chất lượng và giá rẻ hơn.
19
Trong giai đoạn xuất khẩu, khi sản xuất trong nước đã hoàn toàn đáp ứng nhu cầu nội địa và có dư thừa thì sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, cầu nội địa giảm, xuất khẩu tăng và duy trì tăng sản xuất vì có sự cải thiện hơn nữa về kỹ thuật, năng suất, giá thành và cùng với việc khám phá ra các thị trường xuất khẩu mới.
Trong giai đoạn bão hoà, cả cầu nội địa và xuất khẩu giảm, làm giảm mở rộng sản xuất. Xuất khẩu bắt đầu giảm khi phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới của những sản phẩm tương tự của các nước theo sau.
Cuối cùng là giai đoạn nhập khẩu trở lại, sản phẩm của các nước theo sau rẻ hơn với chất lượng tốt, bắt đầu được nhập khẩu và thay thế sản phẩm nội địa, cuối cùng dẫn đến sự suy giảm sản xuất nội địa.
Về sau nhiều học giả Nhật Bản như: Shinohara M, Yamazawa I, Ryutaro Komiya... đã viết nhiều cuốn sách để cụ thể hóa quan điểm của Kojima, minh chứng và lý giải sự phát triển của các nước đang diễn ra. Có thể đồng tình với đánh giá rằng “Theo quan điểm của các học giả Nhật Bản từ những năm 1970, mô hình CPC là đặc trưng điển hình cho sự phát triển của các nền kinh tế Đông Á”... với 5 giai đoạn: nhập khẩu, sản xuất, xuất khẩu, chín muồi và tái nhập khẩu... đã được khái quát từ thực tế phát triển kinh tế của Nhật Bản và các nước Đông Á đã được người ta gọi nó dưới một cái tên mới là “Mô hình Đông Á”. Có thể coi các quan điểm của Akamatsu và Kojima là những người đầu tiên mô hình hoá sự phát triển kinh tế Đông Á và cũng là những học giả nhấn mạnh sự cần thiết liên kết kinh tế khu vực này. Dù là những quan điểm của các nhà lý luận kinh tế song đây cũng chính là cơ sở lý thuyết quan trọng về liên kết Đông Á mà sau này Nhật Bản đã vận dụng.
20