Chính sách của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 48)

Chính sách của Hatoyama “trở về Châu Á” đã được khởi động lại sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách công nghiệp hoá theo hướng “Ra khỏi Châu Á, đi vào Châu Âu” tương đối thành công. Thủ tướng Hatoyama mong muốn biến Nhật Bản thành “cầu nối” giữa phương Đông và phương Tây, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Đông Á trong những năm gần đây đã trở nên chủ động hơn. Chính sách của Nhật Bản đối với khu vực không còn chỉ giới hạn ở viện trợ tài chính và hợp tác kinh tế mà đã được mở rộng sang chiều kích đa phương như tăng trưởng bền vững và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Nhật Bản đang mong muốn vượt qua mô hình tổng lợi ích bằng không (zero-sum paradigm) vốn là đặc trưng của quan hệ quốc tế trong gần suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh sang việc tăng cường chủ nghĩa đa phương trong khu vực theo phương thức cả hai bên cùng có lợi (positive-sum) hoặc cùng thắng (win-win).

Các nhà lãnh đạo Nhật Bản coi chủ nghĩa khu vực Đông Á là một bước phát triển tích cực và trực tiếp phục vụ cho an ninh và các lợi ích kinh tế của

37

nước này. Khi nói đến liên kết Đông Á, đầu tiên cần phải đề cập đến luận điểm của Thủ tướng Fukuda về việc xây dựng một trật tự khu vực mới với 3 điểm quan trọng trong chính sách của Nhật Bản: (1) Nhật Bản cam kết không trở thành cường quốc quân sự; (2) Nhật Bản sẽ thiết lập quan hệ chân thành và tin cậy đối với các nước Đông Nam Á trên cơ sở hiểu biết từ “trái tim đến trái tim”; (3) Nhật Bản sẽ là người bạn bình đẳng với các nước Đông Nam Á, thúc đẩy sự hiểu biết quan hệ với các nước Đông Dương, đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng khu vực. Quan điểm trên cho thấy Nhật Bản rất coi trong phát triển quan hệ với Đông Nam Á và muốn có một vị thế nhất định ở khu vực này.

Tiếp tục chính sách của những người tiền nhiệm, Thủ tướng Hashimoto cũng đã thể hiện quan điểm của mình về hợp tác và liên kết khu vực. Nội dung này được thể hiện rõ trong các bài phát biểu của ông tại Singapore ngày 14/1/1997 mà về sau được coi là “Học thuyết Hashimoto.” Điểm chung giữa Fukuda và Hashimoto là coi trọng mối quan hệ với Đông Nam Á. Nội dung quan điểm của Hashimoto bao gồm 3 điểm chủ yếu: (1) Nhật Bản và ASEAN tăng cường đối thoại thường xuyên và xây dựng quan hệ chặt chẽ cấp nguyên thủ; (2) Hợp tác trao đổi văn hoá và kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống; và (3) Phối hợp giải quyết các vấn đề chung của khu vực và toàn cầu: môi trường, chống khủng bố... Thủ tướng Hashimoto cũng đề nghị Nhật Bản và ASEAN sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Mỹ và các nước khác trong khu vực.

Sau một thời gian chậm trễ do bối cảnh của khủng hoảng tài chính 1997- 1998 thì cơ chế hợp tác đa phương ở Đông Á, trước hết thể hiện qua ASEAN+3 cũng đã được hình thành. Chuyến đi thăm 5 nước Đông Nam Á vào tháng 1/2002 của Thủ tướng Koizumi như là bằng chứng khẳng định quyết tâm của Nhật Bản trở về Châu Á. Tại Singapore, Thủ tướng Koizumi đã

38

đưa ra thông điệp: “Mục tiêu tối thượng của Nhật Bản là tạo ra một cộng đồng cùng hành động và cùng tiến bộ như những đối tác cởi mở chân thành”5

. Trong dịp này Nhật Bản và Singapore đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi chính thức là Hiệp định kinh tế Nhật Bản-Singapore trong

kỷ nguyên hợp tác mới (JSEPA). Nhật Bản cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến,

trong đó có Sáng kiến phát triển Đông Á (IDEA). Hơn thế nữa, Thủ tướng Koizumi còn cho rằng, “các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc và Newzealand sẽ là thành phần chủ chốt của chính cộng đồng này”.

Sau chiến thắng lịch sử của Đảng Dân chủ Nhật Bản trong cuộc bầu cử tháng 8/2009, chính phủ của Thủ tướng mới Yukio Hatoyama có cơ hội chèo lái đất nước theo những hướng đi mạnh bạo hơn nữa.6

Đảng cầm quyền mới có xu hướng thay đổi nhiều trong chính sách ngoại giao đối với khu vực , coi Châu Á là điểm đầu tiên trong chính sách ngoại giao ba điểm mà Đảng này đã đưa ra từ ngày khởi đô ̣ng cuô ̣c tranh cử giành quyền l ực từ năm 2005 là: 1)

Xây dựng hò a bình và thi ̣nh vượng cho Châu Á; 2) Tái xác định mối quan hệ

chiến lươ ̣c với Hoa Kỳ ; và 3) Mở rộng ra cho công cuộc xây dựng hòa bình

và ổn định trên thế giới . Bản dự thảo sách lược ngoại giao của Đảng Dân chủ năm 2005 nêu rõ: “...Cô ̣ng đồng Đông Á sẽ trở thành nhân vâ ̣t quan tro ̣ng trên trường quốc tế như mô ̣t quyền lực quốc tế đáng tin câ ̣y , nhờ vào sự lãnh đa ̣o của Nhật Bản và sự tác động tích cực của Trung Quốc vào các sự vụ trong vùng...” 7

Chính phủ mới của Nhật Bản sẽ tạo dựng sự tin cậy lẫn nhau với các nước láng giềng để quảng bá Cộng đồng Đông Á , trong đó chú tro ̣ng đến mối quan hê ̣ bô ̣ ba Nhâ ̣t Bản - Hàn Quốc - Trung Quốc , đồng thời thúc đẩy hợp tác với những nước ở Đông Nam Á như Viê ̣t Nam , Campuchia,

5

Speech by Prime Minister of Japan Junichiro Koizumi, Japan and ASEAN in East: A Sincere and Open Partnership (January 14, 2002)

6

http://vietnamnet.vn/thegioi/201002/Nhat-Ban-cuong-quoc-khong-the-thieu-cua-Dong-A-894931/

7

39

Inđônêxia và Philippin thông qua nguồn vốn vay tài trợ phát triển ODA . Các sách lươ ̣c ngoại giao này sẽ đươ ̣c thực hiê ̣n qua việc triển khai "quyền lực mềm” của Nhâ ̣t Bản ở Châu Á, nói một cách khác là sức cuốn hút và lòng tin vào một xã hội đậm văn hóa, công nghê ̣ cao , ảnh hưởng về mặt kinh tế và tư tưởng của Nhật Bản , những giá trị có thể cạnh tranh với "Làn sóng H àn" qua phim truyền hình , nhạc pop và "Ngoại giao công cộng " của Trung Quốc đã hình thành từ nhiều năm qua .8

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)