Quan điểm của các thành viên GMS trong hợp tác với Nhật Bản

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 113)

Trong thập kỷ tới, các thành viên Mê Công mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các đối tác chính, những đối tác trước đó đã quan tâm, tham gia với các nước GMS trong tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và vận chuyển, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, và thích ứng, tích hợp phát triển tài nguyên nước trong lưu vực Mê Công, nông nghiệp thương mại và an ninh lương thực, năng lượng tái tạo nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, các sáng kiến di cư an toàn, hỗ trợ cho các tổ chức tiểu khu vực, và tăng cường quan hệ đối tác công – tư nhân. Và lẽ đương nhiên, một trong các đối tác đó chính là Nhật Bản.

3.1.2. Triển vọng trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng

Từ năm 1992, các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng đã bắt tay vào chương trình hợp tác kinh tế GMS nhằm mục đích thúc đẩy phát triển thông qua các mối liên kết kinh tế chặt chẽ, nhằm xây dựng một tiểu vùng GMS thịnh vượng, hội nhập thành công và đoàn kết.

Bước vào thập kỷ mới 2010 - 2022, đối mặt với các thách thức trong khu vực mới nổi, Bộ trưởng của 6 nước GMS đã nhất trí tăng cường hợp tác GMS và đạt được đồng thuận cao về phương hướng chiến lược mới, các ưu tiên trong việc chuẩn bị Khung chiến lược GMS mới thể hiện ở các nội dung sau:

1. Chương trình hành động tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải và thương mại.

Thuận lợi giao thông vận tải: bao gồm mở rộng và tăng cường trao đổi quyền giao thông, hỗ trợ phê chuẩn các phụ lục và nghị định thư về vận tải và hải quan; thúc đẩy thực hiện các hệ thống hải quan quá cảnh để áp dụng Hành lang kinh tế GMS; cải thiện thủ tục và phối hợp quản lý biên giới; thắt chặt hệ thống vệ sinh và kiểm dịch thực vật đối với thương mại của tiểu vùng, theo

102

đuổi các đề xuất thành lập một hiệp hội các nhà vận chuyển hàng hoá GMS, và tăng cường công nghiệp vận tải đường bộ.

Thuận lợi hoá thương mại: bao gồm tăng cường phối hợp quản lý biên giới CBM – Coordinated Boder Management và sắp xếp các phương thức đơn giản hoá thương mại khu vực, nâng cao chế độ SPS cho thương mại GMS, tăng cường thể chế quốc gia và tiểu khu vực về thương mại.

Nâng cao năng lực và cải thiện khuôn khổ pháp lý cho TTF.

2. Khung chiến lược cho việc kết nối mạng lưới đường sắt GMS.

Đảm bảo rằng các nước thành viên GMS sẽ kết nối với mạng lưới đường sắt GMS vào năm 2020.

Thúc đẩy phát triển mạng lưới đường sắt liên tục trong GMS: chấp nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật chung, tinh giản và hài hòa các thủ tục hải quan, thoả thuận về các nguyên tắc hoạt động khu vực và tiêu chuẩn an toàn, bồi dưỡng hợp tác giữa các đường sắt GMS và đảm bảo kết nối với các phương thức vận tải khác. Cơ sở đường sắt và các thiết bị trong GMS được hiện đại hoá và đáp ứng đủ các nhu cầu về dịch vụ, hoạt động, các nguyên tắc tốt nhất trong hoạt động, và quy tắc của đường sắt. Phát triển Tổ chức đường sắt GMS để hỗ trợ mạng lưới bằng cách thiết lập một văn phòng hợp tác đường sắt GMS.

3. Các định hướng chiến lược và kế hoạch cho sự phát triển của giai đoạn II của Chương trình môi trường chính GMS – Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảo tồn đa dạng sinh học và xoá đói giảm nghèo: mở rộng các hoạt động vì người nghèo trong Sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học CEP-BCI (Core Environment Program and Biodiversity Conservation Corridors Initiative).

Giảm nhẹ tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu: khi mà sự tàn phá rừng lớn trong những năm gần đây ở khu vực tiểu vùng GMS gia tăng đáng lo ngại. Các nước GMS sẽ chịu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối

103

với an ninh lương thực và an ninh năng lượng; gia tăng biến đổi thời tiết cũng có khả năng làm tăng tính dễ tổn thương của hệ sinh thái các các tác động đến cộng đồng nghèo bị phụ thuộc vào thời tiết.

Phát triển năng lực: bao gồm gia tăng các hoạt động thuộc dự án CEP- BCI và các chương trình liên quan đến sự tham gia của các nhà nghiên cứu trẻ ở các nước thành viên GMS thông qua mạng lưới giáo dục môi trường, qua đó nâng cao ý thức môi trường cho thế hệ trẻ và tăng cường hiệu quả năng lực quản lý môi trường và bảo tồn thiên nhiên ở tiểu vùng; Các trường đại học và toàn xã hội GMS sẽ tiếp tục hỗ trợ để đạt được sự phát triển mục tiêu.

4. Hỗ trợ kỹ thuật mới cho thúc đẩy năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả trong GMS.

Xúc tiến quy hoạch thương mại điện khu vực, hợp tác và phát triển trong GMS; nâng cao hiệu suất năng lượng EE-Energy Efficiency thông qua quản lý nhu cầu DSM và tiết kiệm năng lượng trong GMS; và thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như sinh học, năng lượng mặt trời, gió, thuỷ điện, điện nhiệt,… và các loại nhiên liệu sạch như khí gas tự nhiên.

Tiếp tục phát triển thị trường điện năng khu vực thông qua việc cung cấp chính sách và khuôn khổ thể chế trong thương mại điện và phát triển cơ sở hạ tầng kết nối mạng lưới điện GMS. Trong ngành dầu khí, hỗ trợ thực hiện phân đoạn xuyên đường ống dẫn ga ASEAN và thúc đẩy sự phát triển dầu và gas tự nhiên thân thiện với môi trường. Trong ngành than, thúc đẩy công nghệ sạch và tăng nhận thức về tầm quan trọng của than đá trong đáp ứng nhu cầu năng lượng nội địa.

Chú ý đến sự liên kết giữa các ngành với vấn đề môi trường, xã hội và việc làm, hơn nữa là đảm bảo việc tài trợ cao cho các dự án năng lượng quan trọng.

104

5. Giai đoạn II của chương trình hỗ trợ nông nghiệp cốt lõi 2011 – 2016, liên kết để mở rộng thương mại các sản phẩm nông nghiệp tốt, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của khí hậu. Coi trọng an toàn thực phẩm, hiện đại hoá thương mại nông nghiệp và nâng cao ứng dụng cho nông nghiệp bền vững.

Trong thời gian tới, nông nghiệp sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn bao gồm cả quá trình tự do hoá thương mại, thay đổi nhu cầu thị trường, sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, tác động của biến đổi khí hậu và mối quan tâm toàn cầu về an ninh lương thực. Chính vì vậy cần ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm trong bối cảnh các nguồn tài nguyên hạn chế và tập trung đặc biệt các vấn đề liên quan đến thương mại qua biên giới của các sản phẩm nông nghiệp và khả năng thích ứng biến đổi khí hậu. Xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu về an ninh lương thực, thực phẩm và hiện đại hoá thương mại nông nghiệp, để theo đuổi thông qua: xúc tiến thương mại nông nghiệp và đầu tư cho kinh doanh nông nghiệp thông qua các hành lang GMS; và tăng cường cơ sở khoa học về các tiêu chuẩn an toàn khu vực trong cạnh tranh nông nghiệp. Khuyến khích nông nghiệp thân thiện với khí hậu và quản lý tài nguyên thiên nhiên để theo đuổi thông qua: phục hồi khả năng cho an ninh lương thực và giảm thiểu, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát triển công nghệ tái tạo năng lượng nông thôn và chuỗi cung ứng qua biên giới để theo đuổi thông qua tập trung xây dựng nhiên liệu sinh học bền vững khu vực và chính sách nhiên liệu sinh học phát triển để thúc đẩy RRE trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tóm lại, chương trình mới trong nông nghiệp sẽ ưu tiên lớn hơn vào vấn đề biến đổi khí hậu và lương thực, sinh học...

105

6. Kế hoạch chiến lược và hành động cho Hành lang kinh tế phía Nam.

Hành lang kinh tế phía Nam liên kết các thị trấn, thành phố quan trọng của phía Nam khu vực GMS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Băng Cốc – Phnôm Pênh – Hồ Chí Minh – Vũng Tàu; Băng Cốc – Siem Reap – Stung Treng – Rathanakini – O Yadov – Pleiku – Quy Nhơn; Băng Cốc – Trat – Koh Kong – Kampot – Hà Tiên – Cà Mau – Nam Can; Sihanoukville – Phnôm Pênh – Kratie – Stung Treng – Dong Kralor – Pakse – Savannakhet.

Hình 3.1: Hành lang kinh tế phía Nam

106

Mục tiêu chính là thúc đẩy hợp tác khu vực, tăng cường liên kết kinh tế, hỗ trợ nhằm tăng thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa trao đổi và kết nối Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Nam Lào. Kết nối các địa phương chậm phát triển ở phía Nam GMS với các tỉnh, thành phố lớn như Băng Cốc, Hồ Chí Minh, Phnôm Pênh thông qua sự liên kết cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không của hành lang. Đồng thời nâng cấp các cảng ở Phnôm Pênh và Sihanoukville ở Campuchia, Thị Vải/Vũng Tàu ở Việt Nam, cảng hàng không Pakse ở Nam Lào, cảng hàng không Rattanakiri và Stung Treng ở Campuchia.

Tóm lại, các nước thành viên GMS định hướng tập trung hiệu quả vào việc nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng mềm như thực hiện Chương trình hành động cải thiện và tạo thuận lợi vận tải và thương mại, kết hợp với sự phát triển cơ sở hạ tầng cứng (mạng lưới giao thông như kết nối tuyến đường sắt khu vực), xem xét các mối liên kết giữa các ngành năng lượng, an ninh lương thực – thực phẩm, nước và môi trường. Quan tâm đặc biệt đến vấn đề biến đổi khí hậu theo hai hướng: một là, đẩy mạnh hành động về giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua việc giảm lượng khí thải carbon; hai là, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 113)