Quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 137)

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là quan hệ chiến lược, Nhật Bản là đối tác quan trọng về thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển… của Việt Nam. Việt Nam một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Nhật Bản trong GMS. Trong cuộc hội đàm nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị cấp cao Mê Công – Nhật Bản lần thứ nhất ở thủ đô Tokyo, chiều 7/11/2009, Thủ tướng Hatoyama khẳng định Chính phủ của Nhật do ông đứng đầu sẽ hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam và sẽ nỗ lực để không ngừng phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp báo ngày 8/11/2009, sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao Mê Công – Nhật Bản lần thứ nhất, đã khẳng định: Việt Nam luôn là

29

http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/doi_ngoai/319480/xay-dung-me-kong-thanh-dong-song-cua- doan-ket-va-hoi-nhap.htm

126

đối tác tin cậy và là thành viên tích cực thúc đẩy hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Công với Nhật Bản cũng như quan hệ giữa ASEAN với Nhật Bản.

Về phía Việt Nam đến nay, Nhật Bản là một trong những đối tác hàng đầu về kinh tế: thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển…

Về thương mại, tổng kim ngạch hai nước năm 2008 đạt 16,78 tỷ USD (vượt mục tiêu đạt 15 tỷ vào năm 2010 nêu trong Tuyên bố chung Việt – Nhật tháng 10/2006); năm 2009 giảm xuống còn 13,76 tỷ USD do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Có thể nói, kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản chưa lớn so với kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản với một số nước trong ASEAN nhưng lại lớn nhất trong tiểu vùng và về tốc độ thì nhanh nhất trong ASEAN vào những năm gần đây.

Về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, tính đến 20/4/2010, Nhật Bản có 1211 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 19,34 tỷ USD, đứng thứ 3/84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng năm 2010, tính đến ngày 20/5/2010, có 34 dự án mới với tổng số vốn 1,1 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số 36 quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

Về viện trợ phát triển chính thức ODA, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã cam kết khoảng 16 tỷ USD ODA cho Việt Nam, trong đó tài khoá 2009 (khoản vay Yên) đạt 145,613 tỷ Yên cao nhất từ trước đến nay.

Với phương châm "đối tác, tin cậy, ổn định lâu dài", quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm qua không ngừng phát triển. Nhật Bản đã ủng hộ công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, Nhật Bản cũng là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về viện trợ ODA, thương mại và đầu tư. Bước sang thế kỷ 21, quan hệ Nhật - Việt đang có bước phát triển vượt bậc và đã được nâng lên tầm '"đối tác chiến lược", thể hiện sự

127

gắn bó mật thiết giữa hai nước trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa. Trên tinh thần đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới đã được xác định tập trung và triển khai trên các lĩnh vực và vấn đề sau:

 Tiếp tục tiến hành các chuyến thăm hàng năm ở cấp cao, đồng thời tăng cường hơn nữa việc trao đổi và hợp tác ở cấp Bộ trưởng và quan chức cấp cao giữa các cơ quan liên quan của Chính phủ; thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa Quốc hội, các chính Đảng, chính quyền địa phương, nhân dân hai nước. Tổ chức hàng năm các cuộc họp của Ủy ban hợp tác Việt Nam - Nhật Bản; tăng cường các cơ chế đối thoại chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao; xúc tiến giao lưu quan chức cấp cao và tăng cường trao đổi cấp Cục/Vụ trưởng liên quan đến an ninh - quốc phòng; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực pháp chế tương xứng với mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.

 Thông qua những hoạt động như “Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, xúc tiến hơn nữa đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản và cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.  Tiếp tục gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực cải thiện cơ sở hạ tầng,

năng lượng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, vận tải hàng hóa, công nghệ thông tin - viễn thông, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường,... Tiếp tục thực hiện các dự án quan trọng như Đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đồng thời thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới, như sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình.

 Coi trọng và thúc đẩy hợp tác văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, giao lưu thanh - thiếu niên; đồng thời tôn trọng truyền thống

128

văn hóa của nhau và thúc đẩy hợp tác trong việc bảo vệ các di sản văn hóa.

 Hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế mà hai nước đều là thành viên như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á - Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS),… Hợp tác chặt chẽ trong các mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - ASEAN, Nhật Bản - Mê Công.

 Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giải trừ quân bị và không phổ biến các loại vũ khí giết người hàng loạt, bao gồm cả các lĩnh vực liên quan như Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT). Thúc đẩy hợp tác trên quan điểm bảo đảm an toàn cho con người trong việc đối phó với các vấn đề có quy mô toàn cầu như biến đổi môi trường - khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh… Hai bên sẽ hợp tác để đi tới thỏa thuận về một cơ chế quốc tế công bằng và thiết thực sau năm 2013 về vấn đề biến đổi khí hậu với sự tham gia một cách có trách nhiệm của tất cả các nền kinh tế chủ yếu.30

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 137)