Thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế trong GMS

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 88)

Với định hướng tăng cường hợp tác kinh tế trong GMS của Nhật Bản, cùng kết quả của các chương trình, dự án hỗ trợ, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng cứng và mềm được thực hiện, đã đóng góp những phần không nhỏ trong quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và các thành viên GMS nói riêng, và trong quan hệ thương mại của các nước GMS nói chung.

Thực tế, thương mại và đầu tư trong GMS đã có bước phát triển nhảy vọt. Đầu tư nước ngoài vào các nước GMS tăng 4 tỷ đô la Mỹ chỉ trong vòng 4 năm (2002 - 2006). Số lượng du khách hàng năm đến tiểu vùng tăng từ 10 triệu năm 1995 lên 22 triệu năm 2006. Trong giai đoạn 1994 - 2006, xuất khẩu nội vùng GMS, không tính Vân Nam, đã tăng bình quân 19% mỗi năm, trong khi xuất khẩu của GMS ra bên ngoài tăng khoảng 11%.15

Trao đổi thương mại với các nền kinh tế GMS đặc biệt quan trọng đối với một số nền kinh tế có ít lợi thế hơn trong tiểu vùng này như Lào và Myanmar. Thí dụ, 45% xuất khẩu và 72% nhập khẩu của Lào là trao đổi với các nền kinh tế GMS. Trong khi đó, Trung Quốc và Thái Lan là hai đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar trong bối cảnh nước này bị Mỹ và phương Tây cấm vận. Trao đổi ngoại thương với Trung Quốc chiếm khoảng 24% tổng kim ngạch ngoại thương của Myanmar.16

Ngoài ra các hoạt động hợp tác nhân lực, du lịch, môi trường đang được khởi động và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Có thể nói, GMS đang tiến dần tới mục tiêu chung là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân sống dọc lưu vực sông Mê Công.

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 88)