Tác động của GMS trong tiến trình liên kết khu vực Đông Á

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 43 - 45)

Lịch sử đã chứng minh rằng, chính sự lạc hậu và tách biệt với trào lưu phát triển chung có lúc đã là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không ổn định tại một khu vực vốn có tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực. Vì lẽ đó, việc phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng không chỉ quan trọng đối với các nước trực tiếp liên quan mà còn có lợi đối với các nước thành viên ASEAN khác và cả các nước ngoài khu vực.

Đối với khu vực Đông Á, về địa lý, GMS giữ một vị trí quan trọng khi tiếp giáp với các nước ASEAN còn lại, Trung Quốc và Ấn Độ; về kinh tế, GMS sở hữu những tiềm năng về tăng trưởng kinh tế, là điều cần thiết cho sự ổn định và thịnh vượng của toàn bộ Châu Á; về chính trị, hòa bình, ổn định ở các nước thành viên mới như CLMV là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hòa

32

bình, ổn định, phát triển và hội nhập khu vực ở Đông Nam Á nói riêng và toàn Đông Á nói chung.

Vì vậy, hợp tác GMS chính là một trong những bước đệm cần thiết, giúp các nước thành viên GMS đặc biệt là các nước CLMV rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển trong nội khối ASEAN, tăng mức độ hội nhập (không chỉ dừng lại ở hội nhập rộng mà còn tiến tới hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới), nâng cao vị thế của khu vực này trên trường quốc tế, đồng thời tiến tới một cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và cộng đồng Đông Á trong tương lai.

Hiện nay, thương mại nội khối của ASEAN đã duy trì ở mức ổn định 25% tổng khối lượng thương mại toàn khu vực, song nếu so với trao đổi thương mại nội khối của EU (hơn 70%), thì rõ ràng mức hội nhập và liên kết nội khối của ASEAN chưa cao.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Triệu USD Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Thƣơng mại của ASEAN giai đoạn 1990 - 2009

Thương mại nội khối Tổng thương mại

Hình 1.4. Thƣơng mại của ASEAN giai đoạn 1990 - 2009

Nguồn: Data on External Trade of Japan, ASEAN and China (1990 – 2008), ASEAN- Japan Centre, http://www.asean.or.jp/en/asean/know/statistics/3.html

Thống kê của Ban thư ký ASEAN (2009)

16,96% 20,98% 22,74% 24,86% 24,97% 25,93% 24,50%

33

Một phần của tài liệu Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)