MC O Mô tả thanh khoản (trang 82) * Tính tốn nhu cầu dự trữ thanh khoản
c. Yêu cầu của giai đoạn triển khai hệ thống phần mềm
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngânhàng
Hiệp hội ngân hàng là tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng, có chức năng tham mưu cho Ngân hàng nhà nước và tư vấn cho các NHTM giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ phát sinh trong thực tế. Với tư cách đó, NHTM giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ phát sinh trong thực tế. Với tư cách đó, nhằm phát triển hoạt động QLRR TT tại Việt Nam, hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần:
- Thứ nhất, đứng ra tổ chức các buổi toạ đàm, Hội thảo nghiên cứu về hoạt
động QTRRTT trong đó cần tập trung vào một số chuyên đề quan trọng như: sự phố hợp giữa TCTD tham gia QTRRTT, hạn chế rủi ro trong hoạt động QTRRTT. Trên cơ sở đó, kiến nghị lên NHNN ban hành văn bản hướng dẫn QTRRTT cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ hai, làm đầu mối cho NHTM Việt Nam cùng chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm trong quá trình tìm kiếm đối tác, nghiên cứu triển khai hệ thống QTRRTT.. cũng như chia sẻ nguồn dữ liệu về RRTT tại việt Nam.
Thứ ba, tìm hiểu và nghiên cứu việc triển khai hoạt động QLRR tại các nước
trên thế giới, qua đó có sự tư vấn kịp thời cho các Ngân hàng về vấn đề xây dựng và hoạt thiện quá trình QTRRTT, cụ thể như việc xây dựng Quy định QTRRTT đối với các NHTM, các mẫu biểu áp dụng để đảm bảo tính khoa học, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế…
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Đối với ngành ngân hàng, hội nhập có thể mang đến cho các Ngân hàng Việt Nam cơ hội trong việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý cũng như tận dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ từ những quốc gia có nền tài chính phát triển. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: thứ nhất, càng tiến bộ về trình độ khoa học, đa dạng sản phẩm tài chính ngân hàng thì mức độ rủi ro ngày càng lớn; thứ hai, mơi trường tài chính quốc tế biến động khơng ngừng và khó kiểm soát, rất dễ xảy ra phản ứng domino;
thứ ba, thiếu kinh nghiệm thực tế, lúng túng trong cách điều hành và kiểm sốt các
hoạt động NHTM Việt Nam. Do đó, song song với mục tiêu phát triển tồn diện thì quản lý tốt rủi ro để tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định đang là áp lực lớn của tất cả các NHTM.
Không phải đến khi khủng hoảng nổ ra, QTRRTT ngành ngân hàng mới được nhắc đến mà công việc này đã được bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2001 tới nay. Trong khoảng thời gian này, cơ cấu ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, thực tế hoạt động QTRRTT hiện nay còn nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm về cả lý luận lẫn thực tiễn. QTRRTT tại các NHTM đều chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hiệu quả tốt đối với kết quả hoạt động của các NHTM.
Đề tài nghiên cứu khoa học: "Phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam" giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về
QTRRTT giúp người đọc hiểu được bản chất lý thuyết của công tác QTRRTT, giới thiệu một cách tổng quát về các tiêu chuẩn quốc tế và phương pháp thực hành QTRRTT tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực trạng tình hình QTRRTT tại các NHTM Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề tài giới thiệu và đánh giá một cách khách quan thực trạng công tác QTRRTT tại các NHTM Việt Nam và đề xuất những gói giải pháp thực hiện quản lý rủi ro thị trường cũng như một số kiến nghị và yêu cầu cần thiết cho công tác QTRRTT đối với NHTM Việt Nam.
Với những thông tin khá đầy đủ và cập nhật về QTRRTT mà đề tài đưa ra, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng đề tài sẽ giúp ích cho các cơ quan chức năng, Ngân hàng nhà nước và các NHTM trong việc nghiên cứu, định hướng và triển khai công tác QTRRTT cho phù hợp với yêu cầu thực tế của NHTM Việt Nam, đồng thời hướng tới đáp ứng được các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng tài chính Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Dù vậy, QTRRTT là một vấn đề rất rộng cả về mặt lý luận cũng như các khía cạnh áp dụng vào thực tế. Khơng có một phương pháp QTRRTT duy nhất và bất biến cho các NHTM bởi lẽ chính bản thân RRTT cũng khơng ngừng thay đổi và xuất hiện dưới những hình thức mới khó lường trước. Vì vậy, nghiên cứu và áp dụng QTRRTT sẽ ln tồn tại và phát triển song song với quá trình phát triển của ngành ngân hàng tài chính. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và bạn đọc có quan tâm để tiếp tục nghiên cứu và phát triển vấn đề này.