Nhận định diễn biến thị trường thời gian tới

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 95 - 103)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Yêu cầu đối với công tác quản trị nói chung, quản trị rủi ro nói riêng của các NHTM Việt Nam hiện nay

3.1.1. Nhận định diễn biến thị trường thời gian tới

* Một số nhận định, dự báo về kinh tế thế giới năm 2009 - 2010:

Hình Quỹ tiền tệ quốc tê (IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 0,5%. Tuy nhiên, hiện cơ quan này lại nói rằng, toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm.

Và dự báo sản lượng của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 3 - 3,5% trong năm 2009 và chỉ tăng trưởng 0 - 0,5% trong năm 2010. Kinh tế Nhật Bản được dự

báo suy giảm mạnh nhất (5,8%), trong khi khu vực đồng Euro thu hẹp 3,2% và Mỹ là 2,6%. Đây đều là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Các quốc gia Đông Á, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, cũng đã bị ảnh hưởng mạnh bởi sự suy giảm thương mại toàn cầu, đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin. Các thị trường đang phát triển và mới nổi được dự báo tăng trưởng chỉ 1,5 - 2,5% trong năm 2009, dưới mức tăng trưởng dân số ở nhiều nước. Khả năng này sẽ xảy ra bất chấp các kế hoạch kích thích tài khóa lớn mà các nước G20 thực hiện nhằm hồi phục tăng trưởng kinh tế.

IMF cảnh báo các điều kiện kinh tế có thể tiếp tục xấu đi nếu cuộc khủng hoảng tài chính không được các chính phủ trên thế giới chung sức giải quyết. Theo cơ quan này, việc điều chỉnh lại các dự báo phản ánh "biến động tài chính không giảm bớt, dữ liệu âm, lòng tin suy giảm và tác động hạn chế cho tới nay của chính sách phục hồi hệ thống tài chính".

Trong khi đó, IMF cũng cảnh báo về một nguy cơ nghiêm trọng: Các nền kinh tế mới nổi sẽ không thể vay tiền từ bên ngoài vì các ngân hàng cũng như giới đầu tư ở các nước giàu rút tiền của họ. "Nguy cơ là lớn nhất đối với các nền kinh tế mới nổi mà phụ thuộc vào dòng vốn xuyên biên giới để bù đắp cho thâm hụt tài khoản vãng lai". Ngoài ra, tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng đã dự đoán thương mại toàn cầu sẽ giảm mạnh nhất kể từ sau Đại chiến II với mức giảm 9%. Dự đoán này của WTO lớn hơn nhiều so với mức dự đoán 2,8% của Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra vào tháng 1.

Kim ngạch xuất khẩu của những nước phát triển sẽ giảm 10% trong năm nay trong khi xuất khẩu của các nước đang phát triển giảm từ 2 - 3%.

Theo WTO, thương mại trong năm nay giảm mạnh hơn so với cuối năm ngoái do nhu cầu đi xuống khiến sản xuất ngưng trệ. Sản xuất tại Mỹ, châu Âu và châu Á đang rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong 60 năm qua.

* Một số nhận định, dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2009 - 2010:

- Kinh tế vĩ mô

Nhìn nhận về kinh tế Việt Nam năm 2009, báo cáo mới nhất của WB đã cho thấy những rủi ro cũng như điểm yếu của năm 2008 đã được giảm nhẹ, hoặc cải

thiện tương đối tốt trong năm 2009. Theo dự báo của WB, GDP Việt Nam năm 2009 sẽ vào khoảng 5,5%; mặc dù đã giảm so với con số 6,5% được chính tổ chức này đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái, tuy nhiên vẫn được cho là khá lạc quan so với những công bố gần đây của IMF (4,8%), ADB (4,5%), thậm chí là so với con số dự kiến sẽ được Chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội điều chỉnh còn 5%.

Bảng 3.1: Dự báo chỉ số kinh tế Việt Nam đến 2011 Việt Nam

GDP % thay đổi 8.48 6.152 3.266 3.966 5.518

GDP Tỷ USD 71.13 89.829 89.2 94.122 100.785

Tỷ lệ lạm phát cuối kỳ

% thay đổi thường

niên

12.631 19.891 5 5 5

Tài khoản

vãng lai Tỷ USD -6.992 -8.43 -4.317 -3.985 -4.179 Ở một số chỉ số khác, theo WB chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 của Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức khá cao, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại vẫn nghiêng về nhập siêu ở mức trên 17 tỷ USD (xuất khẩu tăng khoảng 5% so với năm 2008). Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xét trên góc độ giải ngân duy trì mức tín dụng nội địa tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2008.

Theo nhận định của WB thì nền kinh tế Việt Nam đã giảm được áp lực đáng kể cụ thể ở một số điểm sau:

+ Cán cân vãng lai từ mức âm 9,1 tỷ USD năm 2008 đã "giảm nhiệt" mạnh chỉ còn âm 5,2 tỷ USD, tức chỉ bằng 5,6% GDP.

+ Lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn 3 tháng, lãi cuối kỳ) tính theo năm giảm từ mức 8,1% trong năm 2008 xuống chỉ còn 6,5% trong năm nay).

+ Tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng nhẹ, từ mức 3,5% lên khoảng 4%. Nợ nước ngoài dù tăng nhẹ từ 29,8% GDP năm 2008 lên 30,9% trong năm nay, nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các năm 2003 - 2007 (từ 31,4% đến 33,7%). Tuy nhiên, dự trữ ngoại tệ được dự báo sẽ tăng nhẹ từ 22,4% tỷ USD của năm 2008 lên khoảng gần 23 tỷ USD trong năm nay.

WB cũng đưa ra một số nhận định về khủng hoảng tài chính và cán cân thanh toán ở Việt Nam chỉ ở mức thấp. Theo WB thì cuộc khủng hoảng toàn cầu là không đáng kể đối với lĩnh vực tài chính của Việt Nam, do các ngân hàng Việt Nam không tiếp cận các sản phẩm độc hại từ thị trường tài chính thế giới. Về cán cân thanh toán, WB viện dẫn rằng thâm hụt thương mại trong sáu tháng qua chỉ 2,2 tỷ USD, trong khi luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ chính thức (ODA) cùng kiều hối đạt 16 tỷ USD. Ngoài ra, sụt giảm trong xuất khẩu cũng được WB đánh giá là Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn so với các nước khác nhờ cạnh tranh tốt, thông qua việc tăng trưởng thị phần.

Bảng 3.2: Các chỉ số kinh tế chính của Việt Nam 2007 - 2009 Các chỉ số kinh tế chính 2007e 2008f 2009f

GDP thực tế (% thay đổi cùng kỳ) 8.5 6.2 5.5

Chỉ số sản xuất công nghiệp

(% thay đổi cùng kỳ) 17.1 14.6 14

Chỉ số giá cả tiêu dùng (% thay đổi cùng kỳ) 12.6 19.9 8 Cán cân thương mại (triệu US$) (% thay đổi

cùng kỳ) -14,121 -18,452 -17,044

Xuất khẩu hàng hóa (triệu US$) 48,561 62,685 65,813

(% thay đổi cùng kỳ) 21,9 29.1 5

Nhập khẩu hàng hóa (triệu US$) 62,682 80,416 78,405

(% thay đổi cùng kỳ) 39.6 28.3 -2.5

Cán cân tài khoản vãng lai (triệu US$) -6,901 -9,135 -5,210

(% GDP) -9.9 -10.2 -5.6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tỉ US$) 6.6 8.1 4.5

Nợ nước ngoài (triệu US$) 23,700 26,800 28,900

(% GDP) 33.3 29.8 30.9

Tỷ lệ nợ (% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ) 4.6 3.5 4 Dự trữ ngoại tệ, tổng (triệu US$) 21,000 22,400 22,962

(tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ) 3 4 3.5

Tín dụng nội địa (% thay đổi cùng kỳ) 53.9 21 20

Lãi suất ngắn hạn (% /năm) 5/ 7.4 8.1 6.5

Tỷ giá hối đoái (Đồng/US$, cuối kỳ) 16,010 16,450 17,664 Tỷ giá hối đoái thực (200 = 100) 98.3 110.8

(% thay đổi cùng kỳ) 1 12.7

Chỉ số thị trường chứng khoán (tháng 6/2000

= 100) 972 315.6

Ghi chú: GDP danh nghĩa (triệu US$) 71,034 90,705 93,513

Nguồn: World Bank WB cũng đánh giá rất cao đối với các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam. WB cho rằng chính sách tiền tệ được đưa ra đúng lúc đã giảm thiểu tác động của các cú sốc từ biến động về giá cả trên thế giới và nhu cầu xuất khẩu. Các gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam trong năm 2009, việc mở rộng đối tượng gói hỗ trợ lãi suất 4% sang cả các khoản vay trung và dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng được WB đánh giá rất cao, thậm chí cho rằng đây có thể là xu hướng khiến "chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò chính trong năm 2009", thay cho chính sách tiền tệ như các năm trước.

* Một số nhận định về hoạt động Ngân hàng thời gian tới

Mặc dù nền kinh tế có những tín hiệu khả quan như vậy, nhưng xét riêng về tình hình thị trường hối đoái, diễn biến lãi suất và tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Trên thị trường hối đoái, tỷ giá USD/VND đang chịu nhiều áp lực tăng giá, mặc dù NHNNVN đã có quyết định nới biên độ tỷ giá lên ±5% vào ngày 23/3, đồng thời tiếp tục có những điều chỉnh đối với tỷ giá USD/VND chính thức vào cuối tháng 5 (16.945), gần đây nhất là ngày 7/7 (lên mức 16.957). Trong tháng 6, 7 năm 2009, tuy diễn biến của TGHĐ đã có phần ổn định hơn so với trước đó, nhưng nguồn cung ngoại tệ tại các ngân hàng vẫn khan hiếm. Theo số liệu vùa công bố của Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 3,22% so với cuối năm 2008; trong khi đó tỷ giá USD/VND đã tăng 6,22%. Theo phản ánh của một số ngân hàng, mặc dù NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp bình ổn thị trường và gần đây nhất là khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất ngoại tệ nhưng nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng vẫn chưa được cải thiện. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của doanh nghiệp không tăng, thậm chí còn giảm khi các gói vốn hỗ trợ lãi suất dần phát huy tác dụng tích cực.

Ngược lại, cung ngoại tệ mua - bán chưa có dấu hiệu dồi dào trở lại, cho dù các biện pháp bình ổn thị trường liên tiếp được đưa ra. Các nhà nhập khẩu vẫn thích vay VND, sau đó mua ngoại tệ thanh toán, vì tâm lý doanh nghiệp vẫn lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định không phá giá đồng

nội tệ. Như vậy, một điểm quan trọng cần tháo gỡ hiện nay không phải là việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng mà là làm thế nào để khơi thông cho được nguồn ngoại tệ ứ đọng tại các doanh nghiệp xuất khẩu (nhằm dự phòng rủi ro tỷ giá trong tương lai (vốn đã có nhiều trường hợp phải trả giá đắt trong năm 2008), và do "tác dụng phụ" của chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn VND). Mặc dù, các ngân hàng cho biết tình trạng "găm" ngoại tệ của các nhà xuất khẩu đã phần nào bớt căng thẳng trong tháng 6. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu chững lại và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nguồn ngoại tệ mang từ hoạt động xuất khẩu tiếp tục giảm so với trước. Hiện nay, các ngân hàng thương mại có xu hướng để tỷ giá niêm yết mua và bán USD/VND ở mức sát trần. Tỷ giá niêm yết bán USD/VND của các ngân hàng thương mại phổ biến quanh mức 17.800 - 17.802. Tính đến thời điểm ngày 29/3, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức: 1USD = 16.956VND; theo đó, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại là 17.804VND/1USD.

Nếu xếp theo thứ tự "nóng" trên thị trường tài chính thời gian qua thì đứng đầu là thị trường chứng khoán, thứ nhì là lãi suất huy động VND đang tiếp tục tăng ở tất cả các kỳ hạn. Lần đầu tiên sau nhiều tháng, lãi suất huy động đang tiến gần đến trần lãi suất cho vay tối đa: 10,5%/năm. Đỉnh lãi suất huy động VND của các ngân hàng liên tục bị soán ngôi khi một loạt các biểu lãi suất huy động mới được công bố. Liên tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng với bước điều chỉnh ngày càng được nới rộng, hàng loạt NHTMCP gồm Techcombank, MB, DongABank, MB, Eximbank, HDBank và Sacombank… thực hiện tăng LS huy động VND. Tuy nhiên, các mức LS tăng mạnh vẫn chỉ được áp dụng với các kỳ hạn dài trên 12 tháng hoặc rất dài đến 36 tháng. Theo báo cáo thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần từ 7 - 13/8/2009 của NHNN, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng có xu hướng tăng khá cao ở tất cả các kỳ hạn (mức tăng thấp nhất là 0,68%/năm). Lãi suất bình quân các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần và 12 tháng có mức tăng trên 1%/năm so với số liệu kỳ trước đó. Lãi suất bình quân qua đêm là 7,20%/năm (tăng 1,39%/năm), lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động trong khoảng từ 8,28%/năm đến 9,50%/năm.

Theo lý giải của lãnh đạo một số ngân hàng, thời điểm này các khách hàng thực hiện rút vốn đã gửi từ năm ngoái, lúc lãi suất huy động đang ở đỉnh cao trên 20%/năm. Thêm vào đó, một nguồn tiền không nhỏ được khách hàng rút ra đổ vào các kênh đầu tư có mức sinh lời cao hơn như chứng khoán, bất động sản, vàng, khiến các ngân hàng không thể không tăng tốc huy động vốn để cho vay. Đặc biệt là khi dư nợ tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất và tín dụng tiêu dùng đang gia tăng tạo lực hút đồng vốn lớn. Do vậy, để có tiền cho vay, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng ngày càng trở nên căng thẳng hơn và lãi suất đầu vào liên tục được các ngân hàng đẩy lên cao. Nhiều ngân hàng phải tăng cường thiết kế các sản phẩm tiết kiệm để thu hút khách hàng, thu hút vốn đầu vào để phục vụ đầu ra - cho vay. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong những tháng cuối năm, bởi nhu cầu vốn cho vay doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh vào cuối năm thường tăng cao.

Trái chiều với lãi suất VND, lãi suất USD tiếp tục xu hướng giảm. Xu hướng chung của các ngân hàng là giảm nhanh lãi suất USD kỳ hạn ngắn. Bên cạnh đó, áp lực giảm lãi suất huy động USD tăng lên sau khi các NHTMNN đồng thuận giảm lãi suất huy độngUSD tối đa còn 1,5%/năm.

Theo số liệu báo cáo nhanh của các TCTD, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở hầu hết các kỳ hạn tiếp tục có xu hướng giảm, ngoại trừ lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng tăng 0,65% so với tuần trước. Mức giảm lớn nhất là 0,28%/năm (đối với kỳ hạn 1 tuần), mức giảm nhỏ nhất là 0,04%/năm (đối với kỳ hạn 3 tháng). Lãi suất bình quân qua đêm là 5,44%/năm (giảm 0,1%/năm so với tuần trước), lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động trong khoảng 6,3 - 8,6%/năm. Mặt khác, theo số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng nửa đầu 2009 đạt tới trên 17% trong đó chủ yếu tập trung ở dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất. Thực tế này đang tạo ra những mối lo ngại về tình trạng nợ xấu có thể gia tăng đối với các NHTM trong thời gian tới. Vừa qua, NHNN đã ra thông báo yêu cầu các NHTM kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng 2009 không vượt quá 25%. Quyết định trên có thể phần nào giúp các NHTM hạn chế cho vay dưới chuẩn trong bối cảnh kinh tế chung chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn như hiện nay, đồng thời ngăn ngừa lạm phát tăng cao trở lại. Tuy nhiên nó cũng có thể gây nên những khó

khăn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM cuối 2009, bởi lẽ quyết định này sẽ làm sản phẩm đầu ra của các NHTM không thể tăng mạnh như giai đoạn đầu năm, do đó làm giảm đáng kể nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng - vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu nhập của các NHTMVN. Hơn nữa, giai đoạn đầu 2009 với hiệu quả tức thời chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp các doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá sản, khôi phục sản xuất, qua đó mà tác động tốt đến hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính còn có độ trễ của nó, và hiệu quả lâu dài của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp là chưa thể đoán định.

Với những diễn biến lãi suất như đã phân tích ở trên, rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam có khả năng tái hiện lại trong những tháng cuối năm 2009. Hiện nay khó khăn thanh khoản đã không còn căng thẳng như nửa đầu năm 2008, tuy nhiên với những diễn biến mới trong việc chạy đua tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn của các ngân hàng trong thời gian gần đây là rất đáng chú ý.

Ngoài ra, đã xuất hiện những mối lo ngại về tình hình huy động vốn trong những tháng cuối năm 2009. Cụ thể:

- Nền kinh tế đang cần thêm nhiều vốn hơn, khi mà những dấu hiệu phục hồi và đi vào ổn định sản xuất đang dần hiện rừ.

- Cùng với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng: Một nguồn vốn không nhỏ đã chảy từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này.

- Tín dụng cho vay vẫn đang tăng mạnh, nhiều chuyên gia tài chính đã cảnh báo về việc có những khoản vay trong các chương trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

- Áp lực trong cân đối nguồn vốn các kỳ hạn:

+ Ngày 10/8/2009, NHNN chính thức điều chỉnh giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn từ 40% xuống còn 30%.

+ Thị trường cổ phiếu và trái phiếu chưa phát triển mạnh, nên gánh nặng về nguồn vốn trung dài hạn chủ yếu dồn lên vai các NHTM.

Trước những diễn biến trên, các NHTM cần phải có những kế hoạch tương xứng nhằm đối phó với những diễn biến xấu nhất có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w