Các công cụ quản lý rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 82 - 86)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro thị trường tại các NHTM Việt Nam

2.3.2. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất 1. Chính sách quản lý rủi ro lãi suất

2.3.2.2. Các công cụ quản lý rủi ro lãi suất

* Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất, theo đó một số NHTM thực hiện duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM ổn định.

NIM hệ số chênh lệch lãi thuần = [(Thu nhập lãi - Chi phí lãi)/

Tổng TSC sinh lời] * 100

Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư, hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn, thì NIM sẽ bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất lớn.

* Các ngân hàng cũng sử dụng công cụ khe hở kỳ hạn, theo đó các tài sản của Ngân hàng được phân loại vào các thang kỳ hạn tương ứng, dựa trên kỳ định giá lại.

Bảng 2.8: Khe hở nhạy cảm lãi suất của NHTM X thời điểm 31/12/2007 Đơn vị: Tỷ VND, triệu USD Chỉ tiêu

Kỳ định giá

<= 6 tháng

6 - 12 tháng

1 - 3 năm

3 - 5 năm >

5 năm

> 5

năm Tổng

1. VND

Tài sản có 70.697 28.862 16.492 17.678 26.400 160.138 Tài sản nợ 111.404 16.520 10.239 6.339 15.636 160.138 Khe hở nhạy cảm

lãi suất -40.707 12.342 6.253 11.349 10.764 0

2. USD

Tài sản có 1.290 150 99 296 686 2.522

Tài sản nợ 1.404 488 126 258 246 2.522

Khe hở nhạy cảm

lãi suất -114 -338 -27 38 440 0

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTM X2007 Nhằm giới hạn mức tổn thất giá trị tài sản ngân hàng trước những biến động lãi suất thị trường, ngân hàng này cũng đã xây dựng và giám sát thực hiện hạn mức khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất cho các giỏ kỳ hạn dưới 1 năm.

Bảng 2.9: Khe hở nhạy cảm lũy kế trên tổng tài sản

Thời điểm Đến 3 tháng Đến 6 tháng Đến 9 tháng Đến 12 tháng 1. VND

31.01.08 -8.1% -4.01% -7.30% -13.50%

30.06.08 -2.80% -0.20% -3.30% -7.10%

31.12.08 -9.00% -2.70% 1.20% 0.90%

2. USD

31.01.08 -30.70% -21.60% -16.60% -14.00%

30.06.08 -30.30% -20.90% -17.90% -15.50%

31.12.08 -11.80% 7.20% 9.20% 7.30%

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTM X 2007 Dựa trên những tính toán khe hở nhạy cảm lãi suất, các ngân hàng điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất (thông qua điều chỉnh TSC và TSN nhạy cảm lãi suất) căn cứ vào những dự đoán về biến động lãi suất thị trường.

Tuy nhiên, việc sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất có một số hạn chế. Thứ nhất, nó đòi hỏi ngân hàng phải dự đoán đúng được chiều hướng thay đổi của lãi suất, nhưng khả năng này rất thấp nhất là trong môi trường hiện nay, lãi suất biến đổi liên tục. Hơn nữa, lãi suất trong hoạt động ngân hàng và lãi suất thị trường thay đổi với những tốc độ khác nhau.

Thứ hai, sự lựa chọn thời gian để phân tích là tùy theo kinh nghiệm, quan điểm và sự nhạy cảm trong quản lý rủi ro của từng ngân hàng.

Thứ ba, quản lý khe hở nhạy cảm không nhằm mục đích bảo vệ giá trị tài sản có và đặc biệt là không bảo vệ được giá trị ròng của ngân hàng (chỉ chú trọng vào số liệu trên sổ sách kế toán của vốn mà không nghiên cứu đầy đủ tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trường của vốn).

Và cuối cùng, quản lý rủi ro thông qua khe hở lãi suất không đưa ra được một con số cụ thể về mức độ rủi ro lãi suất tổng thể của ngân hàng.

* Biểu đồ độ lệch đối với TSN - TSC, thể hiện số vốn chịu rủi ro lãi suất và số vốn theo từng thời kỳ tái định giá. Biểu đồ lệch được lập đơn giản bằng cách sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất cùng với việc phân loại các TSN - TSC theo kỳ hạn tái định giá.

Có thể xem xét một ví dụ như sau:

NHTM có các TSN - TSC được xác định theo từng kỳ hạn tái định giá

Đơn vị: Tỷ VND Nhóm Kỳ hạn tái định giá Quy mô TSN Quy mô TSC

1 1 tuần 100 90

2 1 tuần - 1 tháng 300 240

3 1 tháng - 2 tháng 400 410

4 2 tháng - 6 tháng 720 700

5 6 tháng - 1 năm 650 670

6 1 năm - 2 năm 500 570

7 2 năm - 5 năm 800 760

Biểu đồ lệch trên cho phép các nhà quản lý ngân hàng có cái nhìn tổng quát về tình hình TSN - TSC của ngân hàng, có thể đánh giá được tính thanh khoản của hệ thống ứng với từng thời điểm. Tuy nhiên các đánh giá chỉ là định tính, chưa đưa ra được các kết quả định lượng cụ thể trong trường hợp lãi suất thị trường biến động.

Khi có một sự thay đổi lãi suất trên thị trường, các nhà quản trị sẽ không thể tính toán được mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng gây khó khăn cho việc kiểm soát rủi ro lãi suất. Hơn nữa, biểu đồ độ lệch và các tính toán giá trị TSN - TSC theo kỳ hạn tái định giá như trên chỉ là phân tích tĩnh, dựa trên cấu trúc TSN - TSC hiện tại.

* Một vài ngân hàng như Vietinbank, BIDV, VCB, Exibank… đã sử dụng các công cụ thời lượng và thời lượng điều chỉnh (Duration and Modified Duration), đặc biệt là công cụ VaR cho phép đo lường mức độ tổn thất ngân hàng gặp phải từ rủi ro

lãi suất, từ đó có thể giới hạn mức tổn thất tối đa, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Bảng 2.10: Giá trị chịu rủi ro đối với danh mục đầu tư cho vay VND trên thị trường liên ngân hàng của NHTM X tại thời điểm x/x/2009

Kỳ hạn Giá trị danh mục

σ αx (Lãi suất chịu rủi ro)

VaR (1 ngày) VaR (30 ngày)

Overnight 135,500,000,000.00 1.73% 6,419,439.28 192,583,178.51 1WK 50,000,000,000.00 1.46% 1,996,810.70 59,904,321.00

2WK -

1M 210,000,000,000.00 0.50% 2,869,720.20 86,091,606.11 3M 150,000,000,000.00 0.59% 2,425,288.14 72,758,644.17

6M 0.53% -

<, = 12M 57,900,000,000.00 0.65% 1,029,316.97 30,879,509.07 Tổng 603,400,000,000.00 14,740,575.30 442,217,258.86 (Áp dụng phương pháp lịch sử - Historical Methodology, với mức độ tin cậy là 95%) Bảng trên cho thấy, 95% khả năng mức lỗ tối đa đối với danh mục đầu tư tại thời điểm x/x/2009 sẽ không vượt quá 442,217,258 VND trong 30 ngày tới. Việc tính toán và xem xét VaR cho phép các NHTM ước tính được mức lỗ tối đa có thể xảy ra trong trường hợp xấu nhất, để chắc chắn rằng NH có đủ vốn để bù lỗ và vượt qua tình trạng tồi tệ đó, nếu nó thật sự xảy ra.

* Các ngân hàng này cũng đang từng bước nghiên cứu và áp dụng phương pháp phân tích kịch bản (Scenario Analysis) tính toán sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng khi lãi suất thay đổi, phương pháp thử nghiệm khủng hoảng (Stress Testing) giả định tình huống thị trường gặp phải khủng hoảng thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng tăng cao… và phân tích ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình triển khai mới dừng lại ở những bước cơ bản, đơn giản nhất, chưa kết hợp đầy đủ các biến số phức tạp có ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 2.11: Thử nghiệm khủng hoảng: LS liên ngân hàng tăng đến 25% (NHTM X) Danh mục

đầu tư Kỳ hạn Lãi suất bình quân

Stres test Chênh

lệch Lợi nhuận giảm

603,400,000,000 1 7.7% 25.00% 17.2% 285,466,060.3

603,400,000,000 7 1,998,262,421.9

603,400,000,000 14 3,996,524,843.8

603,400,000,000 30 8,563,981,808.2

603,400,000,000 60 17,127,963,616.4

603,400,000,000 90 25,691,945,424.7

Nguồn: Chọn mẫu của một NHTM

* Sử dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro lãi suất là một biện pháp tiên tiến và rất hiệu quả. Ngày 12/2/2003 NHNN đã lần đầu tiên cho phép NHTMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn trong kinh doanh ngoại hối. NHNN cũng lần lượt cho phép các NH khác như Đầu tư và Phát triển, NHNN & PTNT, Citibank, NH Ngoại thương, NH Công thương,… thực hiện thí điểm nghiệp vụ option nhưng chưa thu được nhiều kết quả.

NHNN cũng đã chính thức cung cấp rộng rãi công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá cho các doanh nghiệp và các thành viên thị trường ngoại hối. Đầu tháng 12/2004, NHNN ban hành quy định 1452/2004/QĐ-NHNN cho phép tất cả các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, thực hiện quyền chọn tiền tệ - option chính thức. Dù vậy hoạt động này vẫn chưa được các NHTM Việt Nam phát triển mạnh.

Đầu năm 2009, nhằm chuẩn bị dự thảo thông tư về giao dịch hối đoái của TCTD được phép hoạt động ngoại hối - thay thế qĐ 1452 nêu trên, NHNN đã quyết định dừng thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng.

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w