Uỷ ban giám sát ngân hàng hay chính là Uỷ ban Basel được các ngân hàng trung ương của 10 nước kinh tế phát triển thành lập năm 1974, với mục đích hoạt động chính là xây dựng những khuôn khổ chung để kiểm soát các rủi ro và giám sát an toàn đối với những NH hoạt động quốc tế. Ngày 26 tháng 6 năm 2004, Uỷ ban
chính thức ban hành Công ước Basel II trong đó đưa ra những yêu cầu và hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc tính toán và duy trì mức vốn cần thiết đủ để các NHTM tự bảo vệ mình trước những rủi ro không lường trước được, trong đó có RRTT.
Mục tiêu của việc lượng hoá RRTT là nhằm tính toán chi phí vốn chịu RRTT tối thiểu mà NH cần nắm giữ để xử lý tổn thất trong trường hợp xảy ra RRTT. Theo đó Công ước Basel II đưa ra hai phương pháp tính toán chi phí vốn RRTT. Tuy nhiờn RRTT liờn quan đến nhiều mảng rủi ro nhỏ bờn trong, đặc biệt điểm cốt lừi khi muốn tính toán chính xác lượng vốn RRTT là phải xác định một cách thống nhất và chính xác phạm vi áp dụng các tiêu chuẩn về vốn RRTT.
Cụ thể, Công ước Basel II yêu cầu các NH phải đo lường và áp dụng các tiêu chuẩn về vốn RRTT, theo đó những rủi ro cần thực hiện theo yêu cầu nay bao gồm:
rủi ro về các chứng khoán và công cụ có liên quan tới lãi suất trong sổ sách kinh doanh, rủi ro hàng hóa và rủi ro ngoại hói của cả NH. Bên cạnh đó, Công ước Basel cũng đưa ra quy định một số các phương pháp đo lường rủi ro giá cả của tất cả các loại quyền chọn.
Các tiêu chuẩn về vốn đối với các chứng khoán và công cụ có liên quan đến lãi suất sẽ được áp dụng với giá trị thị trường hiện tại của các khoản mục trong sổ sách kinh doanh của NH. Sổ sách kinh doanh được định nghĩa là các trạng thái riêng của NH về các công cụ tài chính được nắm giữ một cách có mục đích để bán lại trong ngắn hạn và/hoặc với mục đích thu lợi nhuận trong ngắn hạn từ sự khác biệt trên thực tế/ hoặc dự tính giữa giá mua và giá bán, hoặc từ sự biến động về giá cả hoặc lãi suất; các trạng thái được nắm giữ để bảo hiểm (hedge) cho các khoản mục khác trong sổ sách kinh doanh… Để xây dựng một cơ sở hợp lý cho việc đo lường các RRTT trong sổ sách kinh doanh, mọi khoản mục cần được tính theo giá trị trường.
Các yêu cầu về vốn đối với rủi ro ngoại hối và rủi ro hàng hóa áp dụng cho tổng các trạng thái về hàng hóa và tiền tệ của NH có thể được linh hoạt ở mức độ nào đó để loại bỏ các trạng thái ngoại hối mang tính cơ cấu. Tức là một số trong những trạng thái này được báo cáo và định giá tại mức giá trị thị trường nhưng một
số khác lại được báo cáo và định giá ở mức giá trị sổ sách. Các yêu cầu về vốn đối với RRTT được áp dụng trên cơ sở không tính các giao dịch nội bộ.
1.3.1. Nhận dạng và xác định các loại rủi ro thị trường
Các NHTM nếu áp dụng phương pháp đo lường rủi ro thị trường nội bộ thì cần đáp ứng các yêu cầu về Basel II về việc nhận dạng và xác định các yếu tố gây rủi ro thị trường, tức là các mức giá trên thị trường có ảnh hưởng tới giá trị các trạng thái kinh doanh của ngân hàng. Các yếu tố gây rủi ro được đưa vào hệ thống đo lường rủi ro thị trường cần đủ để kiểm soát các rủi ro trên danh mục đầu tư của ngân hàng kể cả các trạng thái nội bảng hay ngoại bảng. Dù các ngân hàng được tự do lựa chọn các yếu tố gây rủi ro cho mô hình nội bộ của mình, các hướng dẫn sau đây cần được thực hiện.
a) Đối với lãi suất, phải có một tập hợp các yếu tố gây rủi ro tương ứng với lãi suất của từng đồng tiền mà ngân hàng có trạng thái nội hay ngoại bảng chịu tác động của lãi suất.
Hệ thống đo lường rủi ro cần mô hình hoá các đường cong lãi suất sử dụng một trong số các phương pháp được chấp nhận rộng rãi, ví dụ như bằng việc ước tính mức giá kỳ hạn của các giấy tờ coupon bằng 0. Đường cong lãi suất cần được chia thành những đoạn kỳ hạn để kiểm soát sự thay đổi về mức biến động của lãi suất dọc theo đường cong; sẽ có một yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng đoạn kỳ hạn. Đối với rủi ro về sự biến động lãi suất của các đồng tiền mạnh và trên các thị trường lớn, ngân hàng cần mô hình hoá đường cong lãi suất sử dụng ít nhất 6 yếu tố gây rủi ro. Tuy nhiên, số lượng yếu tố gây rủi ro được sử dụng cần phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Ví dụ, một ngân hàng có nhiều loại chứng khoán trên nhiều điểm của đường cong lãi suất và tham gia vào những chiến lược acbit (arbitrage) phức tạp cần có số lượng yếu tố gây rủi ro lớn hơn để đo lường rủi ro lãi suất một cách chính xác.
Hệ thống đo lường rủi ro phải tính tới các yếu tố gây rủi ro riêng biệt để kiểm soát rủi chênh lệch (ví dụ giữa trái phiếu và hoán đổi). Một vài phương pháp có thể được sử dụng để kiểm soát rủi ro chênh lệch phát sinh từ các biến động không tương quan hoàn hảo giữa các chứng khoán của chính phủ và chứng khoán có thu
nhập cố định, chẳng hạn như xác định một đường cong riêng cho các công cụ có thu nhập cố định không phải do chính phủ phát hành (ví dụ hoán đổi hoặc chứng khoán đô thị) hoặc ước lượng mức chênh lệch so với lãi suất của chính phủ tại các điểm trên đường cong lãi suất.
b) Đối với tỷ giá (có thể bao gồm cả vàng), hệ thống đo lường rủi ro cần tính tới các yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có nắm giữ trạng thái. Do các con số về giá trị rủi ro được tính toán bởi các hệ thống đo lường rủi ro được thể hiện bằng đồng bản tệ nên các trạng thái ròng được ghi bằng ngoại tệ có thể gặp phải rủi ro hối đoái. Vì vậy, cần có các yếu tố gây rủi ro tương ứng với tỷ giá giữa đồng nội tệ và từng ngoại tệ mà ngân hàng có nắm giữ một trạng thái đáng kể.
c) Đối với giá chứng khoán, cần có các yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng thị trường chứng khoán mà ngân hàng nắm giữ trạng thái đáng kể: Tối thiểu cần có một yếu tố gây rủi ro được thiết kế để kiểm soát các biến động về giá chứng khoán trên toàn thị trường (ví dụ chỉ số thị trường). Đồng thời, cần có một phương pháp chi tiết hơn để có được các yếu tố gây rủi ro tương ứng với các bộ phận của thị trường chứng khoán (ví dụ, các ngành theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ).
Phương pháp rộng nhất là có các yếu tố gây rủi ro đối với mức độ biến động của từng chứng khoán đơn lẻ. Mức độ tân tiến và bản chất của các kỹ thuật mô hình hoá đối với một thị trường cụ thể cần phù hợp với mức độ rủi của ngân hàng trên cả thị trường nói chung cũng như sự tập trung vào một số loại chứng khoán trên thị trường đó.
d) Đối với giá hàng hoá, cần có các yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng thị trường hàng hóa mà ngân hàng nắm giữ trạng thái đáng kể. Đối với các ngân hàng có trạng thái tương đối hạn chế về các công cụ dựa trên hàng hóa thì việc xác định các yếu tố gây rủi ro một cách trực tiếp là chấp nhận được. Việc xác định trực tiếp có thể đưa ra một yếu tố gây rủi ro cho từng giá cả hàng hóa mà ngân hàng có thể chịu rủi ro. Trong trường hợp tổng các trạng thái là nhỏ thì việc sử dụng một yếu tố gây rủi ro duy nhất cho một nhóm con gồm tương đối nhiều hàng hóa cũng được chấp nhận (ví dụ, một yếu tố gây rủi ro cho toàn bộ các loại dầu). Đối với các ngân
hàng có trạng thái nhiều hơn, mô hình cần phải thể hiện được sự khác biệt trong lợi nhuận từ quyền sở hữu trực tiếp đối với hàng hóa hữu hình (ví dụ, khả năng thu lợi từ sự thiếu hụt hàng hóa tạm thời trên thị trường) và chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện thị trường và các yếu tố như chi phí lưu kho, giữa các trạng thái về các công cụ phái sinh như kỳ hạn và hoán đổi và trạng thái giao ngay đối với hàng hóa đó.
d) Hướng dẫn đối với rủi ro thanh khoản
Mặc dù không đưa rủi ro thanh khoản vào danh mục các loại rủi ro thị trường, tuy nhiên Uỷ ban Basel cũng đã ban hành riêng biệt tài liệu giới thiệu các nguyên tắc thực hành QLRRTT đối với các tổ chức hoạt động ngân hàng từ năm 2000.
Tháng 2 năm 2008, nhằm cập nhật với những phát triển mới trong thị trường tài chính cũng như bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn từ giữa năm 2007, Uỷ ban Basel đã đưa ra bản sửa đổi về các nguyên tắc QLRRTT đối với ngân hàng với những nội dung chính như sau:
- Yêu cầu thiết lập mức ngưỡng đối với rủi ro thanh khoản
- Yêu cầu duy trì tỷ lệ thanh khoản tương xứng, bao gồm cả việc sử dụng tấm đệm dự phòng là các tài sản tính lỏng cao.
- Phân bổ các chi phí thanh khoản, các lợi ích và rủi ro tới tất cả các hoạt động kinh doanh.
- Việc xác định và đo lường danh mục rủi ro thanh khoản đầy đủ, bao gồm cả các rủi ro thanh khoản bất ngờ.
- Thiết kế và sử dụng các kịch bản kiểm định khủng hoảng (stress test) - Xây dựng kế hoạch huy động vốn khẩn cấp
- Yêu cầu quản lý rủi ro thanh khoản trong ngày
- Yêu cầu công khai tình hình quản lý rủi ro thanh khoản.
Bên cạnh đó, tháng 5 vừa qua Uỷ ban Basel cũng ban hành tài liệu hoàn chỉnh về hướng dẫn các nguyên tắc thực hành kiểm định khủng hoảng (Stress test) đối với rủi ro thanh khoản. Tài liệu này nờu rừ những điểm yếu trong cỏc chương trỡnh kiểm định khủng hoảng của cỏc ngõn hàng, đó bộc lộ rừ nột hơn bao giờ hết qua cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua; đồng thời đề nghị các NHTM cần xây dựng những nguyên tắc tương xứng nhằm quản trị, xây dựng và triển khai các chương tình kiểm
định khủng hoảng tại ngân hàng mình.
1.3.2. Đo lường và định lượng rủi ro thị trường 1.3.2.1. Phương pháp chuẩn hoá
Phương pháp được tiêu chuẩn hoá sử dụng những nền tảng mà từ đó các rủi ro cụ thể và RRTT nói chung phát sinh từ các khoản nợ và các trạng thái chứng khoán được tính toán riêng biệt. Tiêu chuẩn về vốn được tính theo phương pháp tiêu chuẩn hoá là tổng số các rủi ro lãi suất, rủi ro chứng khoán, rủi ro ngoại hối, rủi ro hàng hóa và rủi ro giá cả của tất cả các loại quyền chọn tính được theo mô tả dưới đây.
a. Rủi ro lãi suất: Tiêu chuẩn vốn đối phó rủi ro các trạng thái về chứng khoán nợ và các công cụ có liên quan tớ lãi suất khác trong sổ sách kinh doanh của ngân hàng.
Mức yêu cầu vốn tối thiểu được Công ước Basel đưa ra trong 2 phần riêng biệt:
(i) Đối với rủi ro cụ thể
Yêu cầu về vốn để đối phó với những rủi ro cụ thể được đưa ra để bảo vệ ngân hàng trước những biến động bất lợi về lãi suất của một loại chứng khoán nợ đơn lẻ do những tác động của những yếu tố có liên quan tới người phát hành chứng khoán đó. Các chứng khoán nợ và công cụ liên quan lãi suất được chia thành các nhóm, đối với mỗi nhóm sẽ có các yêu cầu vốn đối với rủi ro cụ thể.
(ii) Đối với rủi ro thị trường chung hay rủi ro lãi suất trong danh mục đầu tư khi các trạng thái thừa và thiếu đối với các chứng khoán và các công cụ có thể dược bù trừ: ngân hàng có thể lựa chọn một trong hi phương pháp đo lường rủi ro chính là phương pháp "đáo hạn" và phương pháp "khoảng thời gian". Trong mỗi phương pháp, tiêu chuẩn về vốn là tổng của bốn thành phần sau:
- Trạng thái thừa hoặc thiếu trong toàn bộ sổ sách kinh doanh của ngân hàng;
- Một tỷ lệ % nhỏ tính trên các trạng thái được cân đối trong từng nhóm thời hạn (phần tính thêm khi bù trừ trong từng nhóm)
- Một tỷ lệ % lớn hơn tính trên các trạng thái được cân đối giữa các nhóm thời hạn (phần tính thêm khi bù trừ giữa các nhóm).
- Một khoản ròng cho các trạng thái về quyền chọn khi thích hợp.
Chi tiết về hai phương pháp đo lường rủi ro thị trường chung xem Phụ lục 1.
(iii) Xử lý các công cụ phái sinh về lãi suất
Việc đo lường rủi ro cần phải tính tới tất cả các công cụ phái sinh về lãi suất và các công cụ ngoại bảng trong sổ sách kinh doanh chịu ảnh hưởng của sự biến động lãi suất (ví dụ như các thoả thuận giá kỳ hạn (FRA), các hợp đồng kỳ hạn khác, các giao dịch tương lai về trái phiếu, các giao dịch hoán đổi lãi suất… giữa các đồng tiền và các giao dịch kỳ hạn về tiền tệ).
b. Rủi ro chứng khoán: Tiêu chuẩn vốn tối thiểu để đối phó với các rủi ro từ việc nắm giữ các trạng thái đối với chứng khoán trong sổ sách kinh doanh.
Các yêu cầu về vốn cho các rủi ro cụ thể của việc nắm giữ tổng trạng thái đối với một chứng khoán (tức là tổng các trạng thái thừa và tổn các trạng thái thiếu) là 8% trừ khi danh mục đầu tư được cho là vừa có tính thanh khoản tốt, vừa được đa dạng hoá tốt thì được áp dụng mức 4%. Các yêu cầu cho RRTT chung đối với phần chênh lệch giữa tổng trạng thái và tổng trạng thái thiếu (tức là trạng thái ròng trong một thị trường chứng khoán) là 8%. Trạng thái thừa hoặc thiếu cần được tính cho từng thị trường riêng biệt. Các công cụ phái sinh về chứng khoán và các trạng thái ngoại bảng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả chứng khoán (trừ các giao dịch quyền còn được xem xét riêng ở phần a.5) cần được đưa vào hệ thống đo lường.
c. Rủi ro hối đoái: Các tiêu chuẩn vốn tối thiểu để đối phó với rủi ro nắm giữ các trạng thái ngoại tệ, bao gồm cả vàng: Vàng được đối xử như là ngoại tệ hơn là như hàng hóa vì sự biến động của nó liên hệ chặt chẽ với ngoại tệ hơn và các ngân hàng vàng tương tự như quản lý ngoại tệ. Việc tính toán yêu cầu về vốn cho các rủi ro hối đoái cần có 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là tính toán rủi ro trong trạng thái của từng đồng tiền:
trạng thái mở ròng của từng đồng tiền được tính toán bằng cách tính tổng của:
- Trạng thái giao ngay ròng (tức là tất cả các khoản mục tài sản có trừ các khoản mục tài sản nợ bao gồm cả lãi suất của cùng một đồng tiền).
- Trạng thái kỳ hạn ròng (tưc là tất cả các khoản phải thu trừ các khoản phải trả trong các giao dịch hối đoái tiền tệ, bao gồm cả các giao dịch tương lai và giá trị của giao dịch hoán đối không được tính vào trạng thái giao ngay).
- Các khoản bảo lãnh (hoặc các công cụ tương tự) chắc chắn phải trả và không có khả năng thu hồi.
- Các chi phí/ thu nhập tương lai chưa thu được nhưng đã được bảo hiểm (hedge) toàn bộ (tuỳ theo ngân hàng báo cáo).
- Các khoản mục khác thể hiện các khoản lỗ hoặc lãi bằng ngoại tệ tuỳ theo chuẩn mực kế toán ở mỗi quốc gia.
Giai đoạn thứ hai là đo lường rủi ro hối đoái trong danh mục đầu tư các trạng thái ngoại tệ và vàng
Các ngân hàng được lựa chọn giữa hai phương pháp; một phương pháp "làm tắt" đối xử với các ngoại tệ như nhau và một phương pháp sử dụng mô hình nội bộ trong đó có tính tới mức độ rủi ro thực tế theo cơ cấu của danh mục đầu tư của ngân hàng. Các điều kiện cho việc sử dụng mô hình nội bộ được đưa ra ở phần 1.2.2.2.
Theo phương pháp "làm tắt", giá trị (hay giá trị hiện tại ròng) của trạng thái ròng đối với từng ngoại tệ và đối với vàng được chuyển đổi về tỷ giá giao ngay của loại tiền tệ báo cáo. Trạng thái ròng chung được đo lường bằng việc tính tổng của
"số lớn hơn giữa tổng các trạng thái thiếu ròng hoặc tổng các trạng thái thừa ròng"
cộng với "trạng thái ròng (thiếu hoặc thừa) đối với vàng không kể dấu dương hay âm". Yêu cầu về vốn sẽ là 8% tổng trái thái mở ròng.
d. Rủi ro hàng hóa: Tiêu chuẩn vốn tối thiểu để đối phó với rủi ro nắm giữ các trạng thái về hàng hóa, bao gồm cả kim loại quý không phải là vàng.
Một hàng hóa được định nghĩa là một sản phẩm hữu hình được hoặc có thể được mua bán trên một thị trường thứ cấp, ví dụ các sản phẩm nông nghiệp, khoáng chất (bao gồm cả dầu) và kim loại quý. Rủi ro giá cả hàng hóa thường phức tạp và nhiều biến động hơn với tiền tệ và lãi suất. Thị trường hàng hóa cũng có thể kém thanh khoản hơn thị trường tiền tệ và thị trường hối đoái, và do đó, sự biến động cung cầu có thể có ảnh hưởng lớn tới giá cả và sự biến động. Những tính chất này của thị trường gây khó khăn cho sự minh bạch về giá cả, khiến cho việc bảo hiểm (hedge) một cách hiệu quả để phòng ngừa rủi ro hàng hóa khó khăn hơn.
Đối với các giao dịch hữu hình hoặc giao ngay, rủi ro định hướng phát sinh từ sự thay đổi mức giá giao ngay là rủi ro quan trọng nhất. Tuy nhiên, các ngân hàng