Diễn biến các rủi ro thị trường chính yếu ở Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 61 - 65)

c. Tác động đến Việt Nam: Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới diễn biến

2.2. Diễn biến các rủi ro thị trường chính yếu ở Việt Nam thời gian qua

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì ngành tài chính - ngân hàng ln là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, cùng với những thay đổi cơ chế chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thương mại, đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro thanh khoản, nợ quá hạn và nợ xấu. Cụ thể, năm 2007 NHNN ban hành Chỉ thị 03/2007/CTNHNN về việc kiểm sốt quy mơ, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn nhằm mục đích kiểm sốt lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong đó khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khốn ở mức dưới 3% tổng dư nợ của TCTD, hạn chót 31/12/2007 phải đảm bảo tỷ lệ này. Thế nhưng, đi ngược lại mong muốn của NHNN, đa số các NHTM lạii đẩy mạnh cho vay nhằm làm tăng tổng dư nợ lên để đảm bảo dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán xuống dưới mức 3% tổng dư nợ. Việc tăng quá nhanh dư nợ cho vay của các NHTMCP kèm theo đó là nới lỏng điều kiện cho vay nên khơng thể có chất lượng tín dụng tốt được. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất tai các NHTM do phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý TSN - TSC của NHTM.

Năm 2008 ngân hàng Nhà nước tám lần điều chỉnh LSCB, mức cao nhất lên tới 14% và giảm dần cịn 8,5% cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, rút bớt tiền trong lưu thông bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc và hồn trả tiền gửi Kho bạc Nhà nước. Các động thái này đã đẩy một số NHTM cổ phần quy mơ nhỏ đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản, dẫn đến cạnh tranh lãi suất và đầu cơ lãi suất huy động trên thị trường. Mặt khác, thu nhập từ lãi là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến kế hoạch lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, biến động lãi suất thị trường đã làm gia tăng đáng kể chi phí trả lãi tiền gửi, nhất là tình trạng rút tiền trước hạn để gửi lại hưởng lãi suất cao hơn; dẫn đến việc phải khôi phục trạng thái thanh khoản - vừa kéo giảm doanh số cho vay, vừa làm

tăng chi phí huy động liên ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động cho vay ra bị khống chế trần lãi suất và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều này làm kết quả hoạt động của nhiều NHTM năm 2008 giảm sút đáng kể so với kế hoạch dự kiến.

Bảng 2.1: Các mốc thay đổi LSCB, LS tái cấp và LS tái chiết khấu theo QĐ của NHNNVN

Loại lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng

Lãi suất cơ bản 7,0%/năm 172/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009 01/02/2009 Lãi suất cơ bản 8,5%/năm 3161/QĐ-NHNN 22/12/2008 Lãi suất cơ bản 10%/năm 2948/QĐ-NHNN ngày 3/12/2008 05/12/2008 Lãi suất cơ bản 11%/năm 2809/QĐ-NHNN 21/11/2008 Lãi suất cơ bản 12%/năm 2559/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 05/11/2008 Lãi suất cơ bản 13%/năm 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 Lãi suất cơ bản 14%/năm 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 11/6/2008 Lãi suất cơ bản 12%/năm 1099/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 19/05/2008 Lãi suất cơ bản 8.75%/năm 305/QĐ-NHNN ngày 30/1/2008 01/02/2008 Lãi suất cơ bản 8.25%/năm 2308/QĐ-NHNN ngày 30/11/2006 01/12/2006

Loại lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng

LS tái cấp vốn 7,0%/năm 837/QĐ-NHNN ngày 10/4/2009 10/4/2009 Lãi suất tái cấp vốn 8,0%/năm 173/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009 1/2/2009 Lãi suất tái cấp vốn 9.5%/năm 3159/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 22/12/2008 Lãi suất tái cấp vốn 11.0%/năm 2949/QĐ-NHNN ngày 3/12/2008 5/12/2008 Lãi suất tái cấp vốn 12%/năm 2810/QĐ-NHNN 21/11/2008 Lãi suất tái cấp vốn 13%/năm 2561/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 5/11/2008 Lãi suất tái cấp vốn 14%/năm 2318/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 Lãi suất tái cấp vốn 15%/năm 1326/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 11/6/2008 Lãi suất tái cấp vốn 13%/năm 1098/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 19/5/2008 Lãi suất tái cấp vốn 7.5%/năm 306/QĐ-NHNN ngày 30/1/2008 1/2/2008 Lãi suất tái cấp vốn 6.5%/năm 1746/QĐ-NHNN ngày 1/12/2005 1/12/2005

Loại lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng

Lãi suất chiết khấu 5,0%/năm 837/QĐ-NHNN ngày 10/4/2009 10/4/2009 Lãi suất chiết khấu 6%/năm 173/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009 1/2/2009 Lãi suất chiết khấu 7.5%/năm 3159/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 22/12/2008 Lãi suất chiết khấu 9%/năm 2949/QĐ-NHNN ngày 3/12/2008 5/12/2008 Lãi suất chiết khấu 10%/năm 2810/QĐ-NHNN 21/11/2008 Lãi suất chiết khấu 11%/năm 2561/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 5/11/2008 Lãi suất chiết khấu 12%/năm 2318/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 Lãi suất chiết khấu 13%/năm 1316/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 11/6/2008 Lãi suất chiết khấu 11%/năm 1098/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 19/5/2008 Lãi suất chiết khấu 6%/năm 306/QĐ-NHNN ngày 30/1/2008 1/2/2008

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ trong năm 2008 và đầu 2009 cũng có nhiều biến động gây áp lực không nhỏ đến quy mô rủi ro ngoại hối của NHTM. Khởi điểm từ 2007 khi VND giảm giá trị 2.4% so với USD, tỷ giá USD/VND đạt 16.500. Áp lực phá giá VND tiếp tục tăng lên vào năm 2008 trong bối cảnh lạm phát tăng cao (thời điểm cuối năm 2008 lên tới 24.2%) và thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhằm tăng cường quản lý tỷ giá giao dịch hàng ngày, NHTM đã liên tục điều chỉnh tỷ giá USD/Việt Nam tăng 2% vào tháng 6/2008, sau đó tăng 3% vào tháng 12/2008. NHTM đồng thời cũng mở rộng biên độ giao dịch tới 4 lần: từ ±0.75% trước đó, lên ±1% vào tháng 3/2008, ±2% vào tháng 6/2008, rồi ±3% vào tháng 11/2008 và cuối cùng là ±5% vào tháng 3/2009. Những động thái trên gây nên ảnh hưởng không nhỏ tới cả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp.

Đồ thị 2.7. Biến động tỷ giá USD/VND đầu năm 2008 đến nay

Năm 2009 với việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, hoạt động tín dụng của các NHTM 6 tháng đầu năm tăng trưởng 17%. Các ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất và đạt tăng trưởng tín dụng cao nhưng đồng thời cũng tạo nên nguy cơ về thanh khoản nếu tăng trưởng tín dụng khá nóng, các ngân hàng gấp rút huy động để tiếp tục cho vay HTLS trong khi nguồn tiền gửi lãi suất cao từ cuối năm 2008 cũng đang đến hạn rút… Đến tháng 6/2009, xu hướng lãi suất huy động VND trên thị trường liên tục có chiều hướng gia tăng, các ngân hàng từng bước đẩy cao lãi suất huy động để thu hút vốn. Cuối tháng 6, các ngân hàng huy động vốn với lãi suất khoảng 9%/năm - mức lãi suất này đã tiến gần đến mức lãi suất trần cho vay 10.5%/năm. Các ngân hàng mạnh tay huy động vốn nhằm chuẩn bị nguồn phục vụ nhu cầu vốn sau phục hòi khi mà kinh tế thế giới ngày càng xuất hiện nhiều tín hiệu hồi phục đáng mừng sau hàng loạt những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước. Dù vậy, trước khi có thêm những bước hồi phục rõ ràng hơn với cả kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, nếu các NHTM Việt Nam vội mạo hiểm tham gia vào một cuộc chạy đua lãi suất thì khả năng rủi ro là không nhỏ.

Cũng trong những tháng vừa qua, áp lực lên tỷ giá USD/VND là không nhỏ. Ngày 7/7 ngân hàng Nhà nước tiếp tục phải thực hiện tăng tỷ giá USD/VND 0.07% lên 16.957, so với tỷ giá điều chỉnh gần đây nhất vào cuối tháng 5 là 16.945. Dù vậy, vẫn tồn tại khoảng chênh lệch giữa tỷ giá chính thức của NHTM cơng bố, với tỷ giá mua vào của các NHTM (VCB ngày 7/7 mua vào với mức giá 17.805), đặc biệt là với tỷ giá trên thị trường tự do (khoảng 18.420). Thời điểm này, mặc dù nguồn ngoại tệ ròng vào Việt Nam dường hơn 1,2 tỷ USD trong bốn tháng đầu năm, nhưng tình trạng găm giữ ngoại tệ chờ tỷ giá lên vẫn khiến cho tỷ giá tăng mạnh. Đặc biệt khi chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần thu hẹp chênh lệch lãi suất VND và USD, người dânchuyển từ gửi VND sang tiền gửi ngoại tệ, khiến số dư tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng cuối tháng 4 tăng khoảng 4,52% so với cuối 2008, số dư tiền vay ngoại tệ giảm 1,6% tương ứng. Nhiều doanh nghiệp tăng cường vay VND nhưng lại dùng tiền này để mua USD đầu cơ tích trữ để nhập khẩu máy móc ngun vật liệu hoặc phịng ngừa rủi ro biến động tỷ giá. Mặt khác, vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục giảm do hiệu ứng của các cuộc

khủng hoảng kinh tế. Đồng thời, tháng 5-6 là thời điểm các doanh nghiệp nước ngoài kết chuyển lợi về nước, cũng ảnh hưởng đến cầu ngoại tệ trên thị trường. Tất các các động thái trên khiến cho áp lực giảm giá trị VND và tình hình trên thị trường tiền tệ đang ngày một căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro không nhỏ, đặc biệt là rủi ro thị trường đối với hoạt động của các NHTM cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.

Như vậy, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và những biến động thị trường phức tạp, khó lường thời gian qua đã và đang làm tăng nguy cơ rủi ro thị trường đối

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 61 - 65)