Yêu cầu quản trị đối với các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 103 - 105)

MC O Mô tả thanh khoản (trang 82) * Tính tốn nhu cầu dự trữ thanh khoản

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1.2. Yêu cầu quản trị đối với các NHTM Việt Nam

Cùng với những yêu cầu chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những diễn biến mới do cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang đem tới địi hỏi các NHTM Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại, hiện đại hóa và đặc biệt là tăng cường khả năng quản trị Ngân hàng. Việc tăng cường tính hữu hiệu của quản trị Ngân hàng ln là mối quan tâm và là điều kiện tiên quyết cho sự vững mạnh của từng Ngân hàng. Ở đây nhấn mạnh tới việc quản trị Ngân hàng cần đứng trên góc độ tổng thể từ quản trị mục tiêu - chiến lược đến tổ chức - hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro, mới có thể mang lại sự phát triển bền vững cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Khơng những thế, tiến trình mở cửa hội nhập của ngành Ngân hàng Việt Nam đã qua gần nửa chặng đầu, đã đến lúc các NHTM Việt Nam phải từng bước đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung, quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế.

Đối với quản trị rủi ro thị trường, mặc dù khơng ít NHTM đã quan tâm nghiên cứu và bước đầu triển khai, tuy nhiên do nhiều hạn chế nên chưa thể thực hiện một cách đầy đủ, bài bản và toàn diện. Cụ thể, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trước nay chủ yếu tập trung vào cho vay và huy động vốn đơn thuần, mảng dịch vụ cịn ít phát triển đồng thời cũng ít sử dụng các công phụ phái sinh. Do vậy vấn đề quản trị rủi ro thị trường chỉ trong khuôn khổ quản trị rủi ro lãi suất, hối đối. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam trước đây chưa thực sự phát triển. Chỉ những năm gần đây với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khốn, đồng thời với việc hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, thì thị trường Việt Nam mới thực sự sơi động. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bất ổn, thị trường biến động nhanh chóng khơn lường như hiện nay, vấn đề QLRRTT đã thật sự trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, vấn đề này không thể thực hiện ngay một sớm một chiều, mà nó địi hỏi một lộ trình cụ thể để triển khai từng bước. Trước hết, các NHTM Việt Nam phải thực hiện những chiến lược đổi mới tổng thể về vấn đề quản trị, cụ thể như sau:

a. Các NHTM Việt Nam cần chú ý đến khâu quản trị chiến lược, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của một Ngân hàng. Quản trị chiến lược giúp cho Ngân hàng thấy rõ mục đích và định hướng kinh doanh của mình. Quản trị chiến lược làm tăng tính chủ động của Ngân hàng, tăng khả năng thích nghi của Ngân hàng với những khuynh hướng mới và môi trường kinh doanh mới. Với điều kiện môi trường kinh doanh mới hiện nay, các Ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức mới. Quản trị chiến lược sẽ giúp cho các NHTM chủ động trong việc phát hiện các cơ hội tiềm năng để tận dụng nhằm tăng khả năng sinh lời, và tránh các nguy cơ để giảm thiểu những rủi ro, tổn thất.

Quản trị chiến lược của NHTM cần bao hàm cả việc xác định chiến lược hay văn hóa rủi ro, các chính sách QTRR tổng thể của Ngân hàng. Theo đó, hệ thống QTRR của các NHTM Việt Nam cần được triển khai theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, mà cơ bản là công ước Basel II về việc đáp ứng đủ vốn. Ngoài ra, đối với các Ngân hàng muốn vươn tới thị trường Mỹ thì cịn phải quan tâm đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn của đạo luật Sarbanes - Oxley về vấn đề minh bạch hóa.

b. Song song với đổi mới quản trị chiến lược, các NHTM Việt Nam cần thay đổi cơ cấu tổ chức theo mơ hình Ngân hàng hiện đại. Mơ hình bộ máy tổ chức từ cấp lãnh đạo đến cấp điều hành và cấp thực thi được thiết lập tùy thuộc vào quy mô vốn, chiến lược kinh doanh và mục tiêu quản trị (tập trung hay phân tán quyền lực) của từng Ngân hàng. Có thể đưa ra một trong những mơ hình cơ bản minh họa như sau:

Hình trang 96

c. Các NHTM cũng cần phải quan tâm đặc biệt đến việc quản trị rủi ro hệ thống. Theo đó, trong Cơ cấu tổ chức của mình, để chun nghiệp hóa vai trị QTRR thì các Ngân hàng cần thiết phải tiến đến hình thành Hội đồng rủi ro trực

thuộc HĐQT, các Ban Quản trị rủi ro, Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ và Ban quản lý tài sản Nợ - Có dưới sự chỉ đạo của BĐH; dưới đó là các bộ phận chun sâu về QLRR. Khơng chỉ quản trị các loại rủi ro mang tính kỹ thuật mà hoạt động của bộ máy QTRR này còn phải đo lường rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường; kịp thời tiên lương được những tình huống khủng hoảng như biến động của nền kinh tế, hoặc thậm chí như một tin đồn thất thiệt gây hoang mang trong dân cư, để có thể có những đối phó thích hợp và nhanh chóng.

d. Muốn thực hiện được những mục tiêu trên, các NHTM Việt Nam không thể không quan tâm đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Chìa khóa cho sự thành cơng là nhân lực, tức là phải có được đội ngũ cán bộ am hiểu và có thể vận dụng đúng các chính sách, chế độ, các chuẩn mực hóa theo thơng lệ quốc tế, cũng như sử dụng được các chương trình phần mềm và giải pháp cơng nghệ hiện đại. Hơn nữa, để duy trì và phát triển trong q trình cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngồi, các NHTM Việt Nam buộc phải có cuộc cải tiến lớn về nguồn nhân lực thơng qua một chiến lược phát triển nguồn nhân lực tổng thể với lộ trình đào tạo cụ thể, phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 103 - 105)