c. Tác động đến Việt Nam: Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới diễn biến
2.3.1. Thực trạng quản lý rủi ro hối đoá
2.3.1.1. Đánh giá chung
Về cơ bản hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam đều được triển khai dưới hình thức mua bán ngoại tệ ở từng Chi nhánh tới HSC và trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ theo nhiều mục đích của khách hàng hay của chính ngân hàng. Ngồi ra, một số NHTM có quy mơ lớn được
phép hoạt động trực tiếp mua bán ngoại tệ với các tổ chức nước ngồi trên thị trường ngoại hối quốc tế. Có 4 yếu tố chính mà các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối, bao gồm:
- Mua, bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh tốn các hợp đồng ngoại thương.
- Mua, bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục đích đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
- Mua, bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó để giảm rủi ro hối đoái.
- Mua, bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá.
Trên thị trường ngoại hối trong nước, hầu hết các Việt Nam cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:
• Mua bán ngoại tệ:
- Giao dịch giao ngay (Spot) - Giao dịch kỳ hạn (Forward) - Giao dịch quyền chọn (Option) - Giao dịch tương lai (Future) - Giao dịch hốn đổi (Swap)
• Vau gửi trên thị trường liên Ngân hàng
• Giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ
Hiện nay tại các NHTM Việt Nam, việc quản lý rủi ro hối đoái chủ yếu dừng lại ở việc tuân thủ hạn mức trạng thái ngoại tệ cho NHTM quy định - theo quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN, ngày 07/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước "Về trạng thái ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối". Theo Quyết định này, các tổ chức được phép phải duy trì trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm tại thời điểm "cuối ngày" tối đa bằng 30% vốn tự có của TCTD tại thời điểm đó. Ngồi ra các NHTM phải lập báo cáo trạng thái ngoại tệ hàng ngày, tuần, tháng và gửi NHNN (Vụ quản lý ngoại hối). Đối với báo cáo tuần và tháng, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ phải báo cáo với NHNN
trạng thái hối đối tổng hợp và chi tiết của tồn bộ hệ thống được tính tốn vào ngày mở cửa cuối cùng của mỗi tuần và mỗi tháng theo mẫu do NHNN quy định (tham khảo "Bảng báo cáo trạng thái ngoại hối" - Phụ lục 2)
Trên cơ sở quy định về trạng thái ngoại tệ của NHNN, mỗi NHTM tự xây dựng và quy định trạng thái ngoại tệ cuối ngày cho từng chi nhánh, nhưng tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày của tồn hệ thống khơng được vượt quá giới hạn quy định của NHNN. Trạng thái ngoại tệ tại chi nhánh được phân bổ với các hạn mức dương và âm khác nhau tuỳ theo tình hình và khả năng kinh doanh của mỗi chi nhánh.
Do tính chất phức tạp của thị trường ngoại hối cũng như sự thiếu khả năng thích ứng linh hoạt của chi nánh khi tỷ giá biến động mạnh, cho nên các NHTM Việt Nam hầu hết phải quản lý trạng thái ngoại tệ tập trung tại HSC để hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá. Các chi nhánh sẽ phải tự cân đối trạng thái ngoại tệ cuối ngày của mình bằng cách thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại tệ với HSC, nhằm đảm bảo việc tuân thủ hạn mức trạng thái ngoại tệ (thơng thường trước 15h30 hàng ngày). Sau đó trên HSC bộ phận kinh doanh ngoại tệ chuyên trách sẽ phải cân đối trạng thái ngoại tệ cuối ngày của toàn hệ thống theo đúng quy định của NHNN và theo từng quy định nội bộ của NHTM về tỷ lệ trạng thái ngoại hối nắm giữ cuối ngày.
Đối với NHTM Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối quốc tế, ngoài việc tuân thủ hạn mức trạng thái do NHNN quy định, các ngân hàng này phải tự xây dựng hạn mức giao dịch và hạn mức lỗ cho từng GDV (đối với các hoạt động đầu cơ tỷ giá).
2.3.1.2. Các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hiện nay, các NHTM Việt Nam sử dụng 4 biện pháp chủ yếu sau để quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Biện pháp thứ nhất là sử dụng giới hạn trạng thái ngoại hối: Trạng
thái ngoại hối của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ của một ngoại tệ. Trạng thái ngoại tệ cuối ngày được tính trên cơ sở trạng thái
sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch Spot và giao dịch Forward. Nhằm tránh thất thoát quá mức do biến động tỷ giá, các NHTM Việt Nam đã áp dụng mức hình thành các trạng thái hối đối cho các phịng kinh doanh ngoại hối. Mức độ của các giới hạn này là phụ thuộc vào từng hoạt động của ngân hàng, khả năng chấp nhận rủi ro và lòng tin vào khả năng kinh doanh của người điều hành kinh doanh ngoại hối. Có 2 giới hạn trạng thái ngoại hối mà các NHTM Việt Nam đang sử dụng hiện nay:
- Giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch: Các ngân hàng tự xây dựng và quyết định giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch theo đối tác, theo khu vực địa lý, theo từng quốc gia mà ngân hàng đã khảo sát cũng như nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác. Đồng thời các ngân hàng cũng quy định giới hạn trạng thái ngoại hói giao dịch cho từng giao dịch viên (GDV) tuỳ theo năng lực, trình độ (hay nói cách khác là trạng thái ngoại tệ mở cửa GDV)
- Giới hạn trạng thái ngoại hối qua đêm: Sở dĩ các ngân hàng đặt ra một hạn mức qua đêm là do các sự kiện chính trị và kinh tế xảy ra sau giờ làm việc của từng nước có thể ảnh hưởng quan trọng đến tỷ giá. Thơng thường các giới hạn này chỉ pá dụng cho các GDV duy trì trạng thái ngoại tệ mở qua đêm. Tuy nhiên, trạng mở qua đêm chỉ được phép duy trì ở mức rất thấp so với trạng thái ngoại tệ mở trong ngày.
Biện pháp thứ hai là cân bằng trạng thái ngoại hối: Tại phòng kinh
doanh ngoại hối của NHTM thường xuyên xuất hiện các trạng thái ngoại hối do hàng ngày có các luồng luân chuyển vốn bằng ngoại tệ. Như đã nêu ở phần trên, để hạn chế RRHĐ các NHTM phải đưa ra các hạn mức của trạng thái ngoại hối, khi vượt quá hạn mức này thì địi hỏi các NHTM cần phải cân bằng trạng thái ngoại hối dư thừa hay thiếu hụt này để tránh rủi ro. Do vậy, các NHTM phải cân đối tất cả các trạng thái ngoại tệ (bao gồm trạng thái ngoại tệ âm, dương của các loại ngoại tệ), các trạng thái ngoại tệ kỳ hạn… nhằm mục đích duy trì trạng thái ngoại tệ theo đúng quy định của NHNN cũng như xem xét duy trì trạng thái ngoại tệ nào là ít rủi ro và có lợi.
Biện pháp thứ ba là hạn chế RRHĐ bằng các kỹ thuật dự đốn tỷ giá:
đó là dự đốn tỷ giá hối đối trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, nhằm giúp việc kinh doanh ngoại hối của ngân hàng có những phản ứng thích hợp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Việc dự đoán tỷ giá dựa trên một số những phương pháp phân tích sau: