d. Các diễn biến của RRLS:
1.3.1. Nhận dạng và xác định các loại rủi ro thị trường
Các NHTM nếu áp dụng phương pháp đo lường rủi ro thị trường nội bộ thì cần đáp ứng các yêu cầu về Basel II về việc nhận dạng và xác định các yếu tố gây rủi ro thị trường, tức là các mức giá trên thị trường có ảnh hưởng tới giá trị các trạng thái kinh doanh của ngân hàng. Các yếu tố gây rủi ro được đưa vào hệ thống đo lường rủi ro thị trường cần đủ để kiểm soát các rủi ro trên danh mục đầu tư của ngân hàng kể cả các trạng thái nội bảng hay ngoại bảng. Dù các ngân hàng được tự do lựa chọn các yếu tố gây rủi ro cho mơ hình nội bộ của mình, các hướng dẫn sau đây cần được thực hiện.
a) Đối với lãi suất, phải có một tập hợp các yếu tố gây rủi ro tương ứng với lãi suất của từng đồng tiền mà ngân hàng có trạng thái nội hay ngoại bảng chịu tác động của lãi suất.
Hệ thống đo lường rủi ro cần mơ hình hố các đường cong lãi suất sử dụng một trong số các phương pháp được chấp nhận rộng rãi, ví dụ như bằng việc ước tính mức giá kỳ hạn của các giấy tờ coupon bằng 0. Đường cong lãi suất cần được chia thành những đoạn kỳ hạn để kiểm soát sự thay đổi về mức biến động của lãi suất dọc theo đường cong; sẽ có một yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng đoạn kỳ hạn. Đối với rủi ro về sự biến động lãi suất của các đồng tiền mạnh và trên các thị trường lớn, ngân hàng cần mơ hình hố đường cong lãi suất sử dụng ít nhất 6 yếu tố gây rủi ro. Tuy nhiên, số lượng yếu tố gây rủi ro được sử dụng cần phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Ví dụ, một ngân hàng có nhiều loại chứng khoán trên nhiều điểm của đường cong lãi suất và tham gia vào những chiến lược acbit (arbitrage) phức tạp cần có số lượng yếu tố gây rủi ro lớn hơn để đo lường rủi ro lãi suất một cách chính xác.
Hệ thống đo lường rủi ro phải tính tới các yếu tố gây rủi ro riêng biệt để kiểm sốt rủi chênh lệch (ví dụ giữa trái phiếu và hốn đổi). Một vài phương pháp có thể được sử dụng để kiểm sốt rủi ro chênh lệch phát sinh từ các biến động khơng tương quan hồn hảo giữa các chứng khốn của chính phủ và chứng khốn có thu
nhập cố định, chẳng hạn như xác định một đường cong riêng cho các cơng cụ có thu nhập cố định khơng phải do chính phủ phát hành (ví dụ hốn đổi hoặc chứng khốn đơ thị) hoặc ước lượng mức chênh lệch so với lãi suất của chính phủ tại các điểm trên đường cong lãi suất.
b) Đối với tỷ giá (có thể bao gồm cả vàng), hệ thống đo lường rủi ro cần tính tới các yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có nắm giữ trạng thái. Do các con số về giá trị rủi ro được tính tốn bởi các hệ thống đo lường rủi ro được thể hiện bằng đồng bản tệ nên các trạng thái ròng được ghi bằng ngoại tệ có thể gặp phải rủi ro hối đối. Vì vậy, cần có các yếu tố gây rủi ro tương ứng với tỷ giá giữa đồng nội tệ và từng ngoại tệ mà ngân hàng có nắm giữ một trạng thái đáng kể.
c) Đối với giá chứng khốn, cần có các yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng thị trường chứng khoán mà ngân hàng nắm giữ trạng thái đáng kể: Tối thiểu cần có một yếu tố gây rủi ro được thiết kế để kiểm soát các biến động về giá chứng khốn trên tồn thị trường (ví dụ chỉ số thị trường). Đồng thời, cần có một phương pháp chi tiết hơn để có được các yếu tố gây rủi ro tương ứng với các bộ phận của thị trường chứng khốn (ví dụ, các ngành theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ). Phương pháp rộng nhất là có các yếu tố gây rủi ro đối với mức độ biến động của từng chứng khoán đơn lẻ. Mức độ tân tiến và bản chất của các kỹ thuật mơ hình hố đối với một thị trường cụ thể cần phù hợp với mức độ rủi của ngân hàng trên cả thị trường nói chung cũng như sự tập trung vào một số loại chứng khốn trên thị trường đó.
d) Đối với giá hàng hố, cần có các yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng thị trường hàng hóa mà ngân hàng nắm giữ trạng thái đáng kể. Đối với các ngân hàng có trạng thái tương đối hạn chế về các cơng cụ dựa trên hàng hóa thì việc xác định các yếu tố gây rủi ro một cách trực tiếp là chấp nhận được. Việc xác định trực tiếp có thể đưa ra một yếu tố gây rủi ro cho từng giá cả hàng hóa mà ngân hàng có thể chịu rủi ro. Trong trường hợp tổng các trạng thái là nhỏ thì việc sử dụng một yếu tố gây rủi ro duy nhất cho một nhóm con gồm tương đối nhiều hàng hóa cũng được chấp nhận (ví dụ, một yếu tố gây rủi ro cho toàn bộ các loại dầu). Đối với các ngân
hàng có trạng thái nhiều hơn, mơ hình cần phải thể hiện được sự khác biệt trong lợi nhuận từ quyền sở hữu trực tiếp đối với hàng hóa hữu hình (ví dụ, khả năng thu lợi từ sự thiếu hụt hàng hóa tạm thời trên thị trường) và chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện thị trường và các yếu tố như chi phí lưu kho, giữa các trạng thái về các cơng cụ phái sinh như kỳ hạn và hốn đổi và trạng thái giao ngay đối với hàng hóa đó.
d) Hướng dẫn đối với rủi ro thanh khoản
Mặc dù không đưa rủi ro thanh khoản vào danh mục các loại rủi ro thị trường, tuy nhiên Uỷ ban Basel cũng đã ban hành riêng biệt tài liệu giới thiệu các nguyên tắc thực hành QLRRTT đối với các tổ chức hoạt động ngân hàng từ năm 2000. Tháng 2 năm 2008, nhằm cập nhật với những phát triển mới trong thị trường tài chính cũng như bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn từ giữa năm 2007, Uỷ ban Basel đã đưa ra bản sửa đổi về các nguyên tắc QLRRTT đối với ngân hàng với những nội dung chính như sau:
- Yêu cầu thiết lập mức ngưỡng đối với rủi ro thanh khoản
- Yêu cầu duy trì tỷ lệ thanh khoản tương xứng, bao gồm cả việc sử dụng tấm đệm dự phịng là các tài sản tính lỏng cao.
- Phân bổ các chi phí thanh khoản, các lợi ích và rủi ro tới tất cả các hoạt động kinh doanh.
- Việc xác định và đo lường danh mục rủi ro thanh khoản đầy đủ, bao gồm cả các rủi ro thanh khoản bất ngờ.
- Thiết kế và sử dụng các kịch bản kiểm định khủng hoảng (stress test) - Xây dựng kế hoạch huy động vốn khẩn cấp
- Yêu cầu quản lý rủi ro thanh khoản trong ngày
- u cầu cơng khai tình hình quản lý rủi ro thanh khoản.
Bên cạnh đó, tháng 5 vừa qua Uỷ ban Basel cũng ban hành tài liệu hoàn chỉnh về hướng dẫn các nguyên tắc thực hành kiểm định khủng hoảng (Stress test) đối với rủi ro thanh khoản. Tài liệu này nêu rõ những điểm yếu trong các chương trình kiểm định khủng hoảng của các ngân hàng, đã bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết qua cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua; đồng thời đề nghị các NHTM cần xây dựng những nguyên tắc tương xứng nhằm quản trị, xây dựng và triển khai các chương tình kiểm
định khủng hoảng tại ngân hàng mình.