MC O Mô tả thanh khoản (trang 82) * Tính tốn nhu cầu dự trữ thanh khoản
c. Sử dụng mơ hình thời lượng để phịng ngừa rủi ro lãi suất
3.2.5. Sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm rủi ro
Sản phẩm phái sinh là cơng cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ bản (TSCB - underlying asset), ra đời xuất phát từ nhu cầu "quản trị rủi ro" bao gồm việc chia tách, kiểm soát và chuyển đổi rủi ro từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nói cách khác, sản phẩm phái sinh là công cụ để bảo hiểm rủi ro.
Như đã trình bày tại chương 1, có bốn loại sản phẩm phái sinh cơ bản: giao dịch kỳ hạn (forward), giao dịch tương lai (future), giao dịch quyền chọn (option) và giao dịch hoán đổi (swap).
Thị trường sản phẩm phái sinh trên thế giới đã hình thành và phát triển từ lâu đời, và đặc biệt sôi động từ những năm 1970, 1980 với sự ra đời của hợp đồng tương lai đầu tiên được giao dịch tại Thị trường tiền tệ quốc tế (IMN - một phân nhánh của CBOT (Chicago Board of Trade) và sự phát triển của thị trường phái sinh phi tập trung. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, các sản phẩm phái sinh vẫn còn khá mới mẻ và được sử dụng chưa nhiều.
Dù vậy, những lợi ích về bảo hiểm rủi ro và thu phí dịch vụ mà các sản phẩm phái sinh mang lại cho các NHTM là không thể phủ nhận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các sản phẩm phái sinh đối với các NHTM Việt Nam sẽ rất hiệu quả. Trước mắt, các NHTM Việt Nam có thể sử dụng những sản phẩm phái sinh cơ bản như:
* Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ: là nghiệp vụ mà theo đó ngânhàng bán cho khách hàng quyền (chứ không phải nghĩa vụ bắt buộc) mua hoặc bán một loại tiền sang loại tiền khác theo một tỷ giá thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày ấn định trong tương lai. Trên thế giới, các hợp đồng quyền chọn tiền tệ thường được niêm yết trên thị trường phi tập trung nên rất linh động và có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với các hợp đồng giao ngay với cùng giá trị danh nghĩa, đồng thời có thể được quản lý rủi ro dựa trên nền tảng danh mục.
Đồ thị 3.1: Cơ cấu lợi nhuận/ rủi ro đối với quyền chọn mua
Mua quyền chọn mua đối với đồng USD, tỷ giá thực hiện là 17560, kỳ hạn 4 tháng (ngày thanh tốn 26/07/2009) có mức lỗ tối đa là 40 VND/USD với tỷ giá nhỏ hơn 17560 ("out of money") và có lợi nhuận khơng giới hạn tối đa với mức tỷ giá trên 17560.
* Nghiệp vụ hoán đổi: trong giao dịch hoán đổi, hai bên đối tác ký kết thỏa thuận trong đó hai bên trao đổi các luồng tiền vào những khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Có hai nghiệp vụ hoán đổi:
- Hốn đổi lãi suất (IRS): Hốn đổi giữa hai nhóm vay cùng số lượng và cùng loại tiền với LSCĐ và LSBĐ.
- Hốn đổi tiền tệ: hốn đổi giữa hai món vay có loại tiền tệ khác nhau với quy mơ tương đương.
Các hợp đồng hốn đổi được sử dụng linh hoạt có thể giúp NHTM giảm thiểu đáng kể rủi ro lãi suất, và rủi ro hối đoái. Khi nhận định lãi suất đi lên, ngân hàng có thể mua IRS, ngược lại khi nhận định lãi suất đi xuống, ngân hàng lại bán IRS. Thông qua các hợp đồng hốn đổi lãi suất, ngân hàng thậm chí có thể hốn đổi tồn bộ các tài sản LSBĐ cho một ngân hàng khác để nhận được một mức LSCĐ mong muốn.