THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.4. Các hạn chế trong việc quản trị rủi ro thị trường và nguyên nhân
* Thiếu một chiến lược QLRRTT tổng thể, đồng bộ
Như đã đề cập ở chương I, QLRRTT là một cấu phần trong hệ thống quản lý rủi ro tổng thể của một NHTM. Trong khi đó, hầu hết các NHTMVN chưa xây dựng được một khung quản trị rủi ro toàn diện và đồng bộ áp dụng từ cấp cao nhất cho đến những đơn vị/bộ phận nhỏ nhất có liên quan đến rủi ro. Các NHTMVN đang thiếu một chiến lược tổng thể cho phép quản lý toàn diện tất cả các dạng rủi ro thị trường trong ngân hàng, từ việc xác định khẩu vị rủi ro, các chính sách, thủ tục và giới hạn rủi ro, hệ thống thông tin và báo cáo… Các công việc phục vụ cho QLRR nói chung, QLRRTT nói riêng thường được triển khai một cách nhỏ lẻ, thiếu tập trung, mang tớnh nhất thời, khụng ổn định và chưa thể hiện rừ khẩu vị rủi ro hay văn hóa đặc trưng của Ngân hàng.
Trên thực tế, các dạng rủi ro thị trường có mối liên hệ chặt chẽ và luôn ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là RRLS và RRTK. Chính vì vậy, một chiến lược QLRRTT tổng thể là nền tảng cơ bản để quản lý hiệu quả.
* Bên cạnh đó, phương pháp và công cụ QLRRTT còn rất đơn giản, dựa trên những phân tích tĩnh và đo lường định tính, nặng về hậu kiểm và theo kinh nghiệm là chính. Việc phân tích và tính toán các khe hở lãi suất, khe hở thanh khoản hay các trạng thái ngoại tệ mới chỉ dựa trên cấu trúc TSN - TSC hiện tại, chưa tính đến những ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh, rủi ro quyền chọn. Rủi ro quyền chọn hàm ý các quyền chọn đi kèm các tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, ví như quyền trả nợ trước hạn hay rút tiền gửi trước hạn, có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc TSC - TSN dự kiến của ngân hàng, đồng thời làm phái sinh không ít chi phí cho ngân hàng, đặc biệt là chi phí cơ hội. Các hoạt động kinh doanh mới làm phát sinh thêm các tài sản nợ hoặc tài sản có cũng làm ảnh hưởng đến cấu trúc TSN - TSC qua đó ảnh hưởng đến RRLS, RRTK và cả RRHĐ của các ngân hàng. Rủi ro kinh doanh hàm ý những thay đổi trong môi trường kinh doanh không như dự kiến của ngân hàng, cũng có thể ảnh hưởng lớn đến quy mô RRTT của ngân hàng. Mặt khác, các
NHTM có thể thực hiện các biện pháp bảo hiểm nhằm kiểm soát quy mô RRTT phù hợp với các chính sách, mục tiêu hoạt động của ngân hàng.
Điều quan trọng hơn nữa là sự kết hợp đồng thời của biến động lãi suất, biến động môi trường kinh doanh… với các chính sách bảo hiểm khác nhau có thể mang lại những kịch bản khác nhau về cấu trúc rủi ro - lợi nhuận của ngân hàng. Tất cả các yếu tố nên trên đều chưa được triển khai tại hầu hết các NHTMVN, do đó mà hoạt động quản lý RRTT mới chỉ dừng lại ở mức quản lý định tính, dựa trên kinh nghiệm, và hoàn toàn không chắc chắn, không tránh khỏi những cú sốc giật mình khi thị trường biến đổi đột ngột.
* Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực chuyên sâu QLRRTT còn thiếu
Cơ cấu tổ chức QLRRTT chưa cho thấy sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các bộ phận cùng chịu trách nhiệm QLRRTT. Sự phân công, phân nhiệm chưa đảm bảo phối hợp nhuần nhuyễn, dễ xảy ra chồng chéo và hiệu quả kém. Mặt khác, cơ cấu tổ chức QLRRTT chưa đảm bảo tính độc lập, thể hiện ở chỗ lãnh đạo phụ trách QLRR đồng thời cũng phụ trách một số mảng nghiệp vụ khác.
Một điểm hạn chế lớn trong công tác QLRRTT tại các NHTMVN nằm ở vấn đề nguồn nhân lực. Hiện ở Việt Nam chưa hề có chương trình đào tạo chuyên sâu về QLRRTT, nguồn nhân lực đảm nhiệm công tác QLRRTT đa phần chỉ được đào tạo nền tảng kiến thức chung về hoạt động ngân hàng, hoặc tài chính. Kiến thức về QLRRTT chuyên sâu đều từ kinh nghiệm tích lũy, tự nghiên cứu và học hỏi; do vậy tác nghiệp thường mang tính kinh nghiệm, chưa thật sự bài bản và khoa học.
* Công nghệ và hệ thống báo cáo thiếu đồng bộ
Không giống như các dạng rủi ro khác, RRTT phân tán và liên quan đến nhiều mảng hoạt động trong ngân hàng. Tuy nhiên, tại các NHTMVN các mảng hoạt động này hiện đang được hỗ trợ thực hiện bởi các phần mềm độc lập và không đồng bộ thống nhất. Cụ thể như hệ thống Ngõn hàng lừi Core banking của một nhà cung cấp, hệ thống Treasury phục vụ các hoạt động ngân quỹ, kinh doanh vốn trên thị trường tiền tệ… của một đối tác khác. Mặt khác, hầu hết các NHTM Việt Nam chưa có hệ thống quản lý TSN - TSC nhằm xây dựng các chỉ tiêu tài chính để QLTSN - TSC
có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý RRLS, RRHĐ;
quyết định về cấu trúc và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đa phần các NHTM Việt Nam cũng chưa trang bị hệ thống điều chuyển vốn FTP. Do vậy, một số NHTM Việt Nam đang sử dụng các chương trình ứng dụng khác nhau để tạo lập thông tin và báo cáo phục vụ quá trình quản lý điều hành hoạt động hàng ngày cũng như báo cáo gửi các cơ quan quản lý nhà nước.
Việc triển khai không đồng bộ các hệ thống phần mềm nói trên gây nên tình trạng công nghệ và báo cáo không thống nhất, khó phối hợp hoặc đòi hỏi nhiều thời gian, công đoạn để có thể tích hợp lên cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo chung của toàn ngân hàng, gây khó khăn cho việc quản lý rủi ro thị trường nói riêng.
Như vậy, mặc dù các vấn đề QLRRLS, RRHĐ, RRTK nhìn bề ngoài dường như khá quen thuộc với các NHTMVN. Tuy nhiên, việc quản lý mới chỉ dừng ở mức độ sơ khai, đơn giản nhất và chưa thực sự an toàn, hiệu quả. Trong khi đó, thế giới đã phát triển rất nhiều biện pháp, công cụ, cũng như phần mềm tiên tiến nhằm QLRRTT tổng thể, quản lý rủi ro lãi suất, hối đoái và thanh khoản một cách hiệu quả, mang lại giá trị thu nhập lớn cho ngân hàng. Trong điều kiện thị trường biến động ngày càng phức tạp, cùng với hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang từng bước hội nhập và tham gia ngày càng sâu vào sân chơi toàn cầu, thì việc nâng cao hiệu quả công tác QLRRTT là một yêu cầu cấp thiết.
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu đối với công tác quản trị nói chung, quản trị rủi ro nói riêng