Những nội dung pháp lý liên quan đến công tác QTRRTT cần chú ý

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 105 - 107)

MC O Mô tả thanh khoản (trang 82) * Tính tốn nhu cầu dự trữ thanh khoản

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1.3. Những nội dung pháp lý liên quan đến công tác QTRRTT cần chú ý

Tại Việt Nam hiện nay chưa có một quy định pháp lý hoàn chỉnh và toàn diện điều chỉnh đối với hoạt động quản trị rủi ro thị trường. Tuy vậy, từng loại rủi ro cụ thể như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro chứng khoán, rủi ro thanh khoản… đều chịu ảnh hưởng từ các quy định liên quan của các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán… Cụ thể như:

- Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng (mà hiện NHNN đang nghiên cứu, sửa đổi, ban hành mới trong đó đề cập tồn diện tới tất cả các loại rủi ro mà các TCTD phải đối mặt, đặc biệt là rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp).

- Các QĐ về quản lý ngoại hối: điều chỉnh tỷ giá, quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ…

- Các QĐ liên quan đến việc triển khai thực hiện các sản phẩm phái sinh… - Các QĐ ban hành mức LSCB, LS chiết khấu, tái chiết khấu…

- Các quy định điều chỉnh hoạt động của Thị trường chứng khốn, đặc biệt với các Ngân hàng có doanh số cho vay cầm cố chứng khốn cao, hoặc cho các cơng ty chứng khốn vay…

- Các QĐ liên quan đến thị trường trái phiếu.

Nhìn ra thế giới, các nội dung pháp lý cần quan tâm bao gồm: - Các quyết định điều chỉnh lãi suất của Fed, ECB, BOE, BOJ…

- Các quyết định hay thơng báo có ảnh hưởng đến tỷ giá các đồng tiền mà ngân hàng nắm giữ.

- Các quy định ảnh hưởng đến từng thị trường hàng hóa trên thế giới, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến vốn cho vay các doanh nghiệp này.

- Các quy định của các Sàn giao dịch chứng khoán lớn, và hiệu quả ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam…

- Đối với các nghiệp vụ hoán đổi và phát sinh, việc ký kết hợp đồng ISDA giữa các ĐCTC với nhau là bắt buộc phải thực hiện khi giao dịch các sản phẩm phái sinh. ISDA là hợp đồng khung pháp lý do Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái sinh đưa ra nhằm chuẩn hóa và hợp lý hóa các giao dịch phái sinh. Hợp đồng bao gồm những quy định chặt chẽ về tín dụng giữa hai bên tham gia và được ký trước khi tiến hành các giao dịch phái sinh, từ đó tiết kiệm nhiều thời gian cho các hợp đồng cụ thể, đồng thời giảm thiểu nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý cũng như rủi ro từ biến đổi của thị trường.

- Đối với các giao dịch mua bán giấy tờ có giá (các nghiệp vụ Repo hay Reverse Repo) hai bên phải ký với nhau 1 hợp đồng nguyên tắc ISMA (international securities market association). ISMA ra đời năm 1992 nhằm thiết lập các tiêu chuẩn hóa các thủ tục kinh doanh tại thị trường trái phiếu quốc tế.

- Thỏa thuận thanh toán bù trừ (netting agreement), hai bên sẽ phải ký kết với nhau 1 thỏa thuận chung về thanh toán bù trừ. Việc thỏa thuận thanh toán bù trừ này sẽ giúp hai bên giảm thiểu rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản và rủi ro hệ thống.

Bên cạnh đó, khi phát triển hoạt động tự doanh, hoạt động uỷ thác đầu tư… các NHTMVN cũng cần chú ý tham khảo các thỏa thuận pháp lý, cam kết giữa Ngân hàng và khách hàng về quyền lợi và trách nhiệm liên quan, nhằm chuẩn bị hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w