THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.2. Đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro thị trường tại các NHTM Việt Nam
3.2.3. Xây dựng hệ thống quản lý tài sản nợ - tài sản có
Quản lý tài sản nợ - tài sản có luôn đồng hành cùng QLRRTT. Phối hợp đồng bộ với bộ phận này sẽ làm tăng hiệu quả rừ rệt cho hoạt động QLRR của ngõn hàng.
Bảng 3.3: Phạm vi và nhiệm vụ của quản lý tài sản nợ - tài sản có
Quản lý thanh khoản
Tài trợ thiếu hụt
Đầu tư nguồn vốn dư thừa Duy trì các hệ số thanh khoản Đo lường và kiểm soát rủi ro lãi suất
Đề xuất các hoạt động ngoại bảng
Báo cáo các chênh lệch và NPV Chính sách và các công cụ bảo hiểm Các chương trình bảo hiểm
Đề xuất các hoạt động ngoại bảng
Các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mới
Trạng thái danh mục hiện tại
Hệ thống định giá điều chuyển vốn Các điểm chuẩn và các mức giá kinh tế Các chuẩn đánh giá
Hỗ trợ ban ALCO
Các phân tích biến động quá khứ Các báo cáo GAP và NPV
Các mô phỏng và phân tích what - if Định giá điều chỉnh rủi ro
Báo cáo cho ban quản lý
Mục tiêu chính của các hoạt động quản lý tài sản nợ - tài sản có trong ngân hàng là nhằm hỗ trợ khả năng cung cấp các sản phẩm đầu tư và cho vay một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời giảm quy mô các rủi ro không cốt lừi trong hoạt động ngõn hàng, như rủi ro tớn dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tỏc nghiệp. Ngân hàng sẽ thực hiện các hoạt động ALM nhằm bảo đảm:
- Khả năng thanh khoản đủ để cân đối với các yêu cầu dòng tiền dự án trong tương lai gần (1 năm…) mà không có nguồn vay mượn thêm nào khác từ các thị trường vốn.
- Lợi nhuận thu được trên khả năng thanh khoản của nó đạt mức tối đa có thể, có tính đến chi phí tài trợ khả năng thanh khoản.
- Các cấu trúc lãi suất của các TS có/nợ của ngân hàng đảm bảo thu nhập lãi ròng cận biên của nó không bị ảnh hưởng bởi các biến động trong lãi suất thị trường, hướng đến các hoạt động tài chính phù hợp với các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.
- Kết cấu loại tiền trong các tài sản Nợ và có cho phép giảm thiểu ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên phần vốn chịu rủi ro của ngân hàng, theo đó biến động tỷ giá hối đoái sẽ không làm chi phí điều hành vượt quá mức dự tính.
- Quy mô rủi ro tín dụng đối tác phát sinh do các hoạt động ALM được giảm thiểu.
- Quy mô rủi ro tác nghiệp phát sinh từ hoạt động ALM được giảm thiểu.
Hệ thống ALM truyền thống sử dụng các biến trung tâm là các chênh lệch lãi suất (interest rate gaps) và chênh lệch thanh khoản (liquidity gaps). Các chênh lệch lãi suất và chênh lệch thanh khoản có tương quan chặt chẽ với nhau, bởi vì bất cứ khoản nợ hay khoản đầu tư nào trong tương lai đều kèm theo một mức lãi suất chưa thể biết vào ngày hôm nay. Khi thiếu hụt thanh khoản, ngân hàng cần huy động thêm vốn với mức lãi suất chưa thể biết chắc chắn vào ngày hôm nay. Ngược lại, khi dư thừa thanh khoản, ngân hàng phải tìm cách đầu tư, cho vay nguồn vốn dư thừa với tỷ lệ lợi tức chưa thể biết trước.
Các chênh lệch lãi suất hay thanh khoản đều được xác định từ sự khác nhau giữa số dư hiện tại của các tài sản nợ và tài sản có, các chênh lệch gia tăng (incremental gaps) hay chênh lệch cận biên (marginal gaps) nhận được từ các thay đổi về quy mô giữa hai thời điểm, hoặc các chênh lệch được tính toán từ các dòng tiền.
Hình 3.1: Cấu trúc bảng CĐKT và các chênh lệch thanh khoản/lãi suất
* Sử dụng NPV - giá trị hiện tại ròng của bảng CĐKT và các giả định Các phân tích chênh lệch truyền thống đưa ra một bức tranh cổ phần thiếu chính xác về rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản trong bảng CĐKT của ngân hàng.
Chúng cần được bổ sung, hỗ trợ bởi các phân tích mô phỏng (simulation analysis), liên quan đến việc dự đoán chi tiết bảng CĐKT tổng thể (điển hình cho 2 hoặc nhiều năm tới) và xem xét đến tất cả các luồng tiền dự tính tạo nên trạng thái bảng CĐKT trước hàng loạt các cú sốc giá, liên quan đến các dịch chuyển song song, xoắn thừng hoặc xoay vòng của đường cong lợi tức. Trạng thái rủi ro có thể phát sinh từ các biến động trên sẽ được đo lường, dựa trên tiêu chí ảnh hưởng của chúng lên thu nhập từ lãi của ngân hàng. Với các thông tin này, các chiến lược đối với
bảng CĐKT được xác định chính xác và RRLS hay RRTK có thể được bảo hiểm theo ý muốn cả ngân hàng.
Tăng trưởng bền vững thu nhập từ lãi của ngân hàng là một mục tiêu thông thường của hệ thống quản lý tài sản nợ - tài sản có. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một mục tiêu hẹp và mang tính ngắn hạn, chưa liên hệ được các tăng trưởng trong phần thu nhập phi lãi của các ngân hàng. Vì thế, nhiều ngân hàng lớn với các hoạt động kinh doanh đa dạng đã và đang tiến tới việc quản lý tài sản nợ - có theo một tiêu chí rộng và bao quát hơn - đó là tối ưu giá trị kinh tế hay giá trị thị trường của ngân hàng mình, hay chính là NPV - giá trị hiện tại ròng.
NPV = PV (Tài sản có) - PV (Tài sản nợ)
Lý luận trung tâm của xu hướng phân tích này, xem xét bảng CĐKT như là một tập hợp của các dòng tiền hiện đại và tương lai. Một số dòng tiền là các dòng vốn gốc, một số khác là nguồn thu lãi hoặc phi lãi… .Về lý thuyết, rất nhiều yếu tố trong bảng CĐKT có thể định giá theo thị trường theo cùng một cách thức, theo đó mức giá của một công cụ tài chính đơn giản có thể tái ước lượng nhanh chóng sử dụng các thông tin thị trường. Vấn đề quản lý đối với ngân hàng được phát triển rộng hơn theo đó giá trị thị trường của ngân hàng (tương đương với giá trị vốn ngân hàng định giá theo thị trường) có thể hoặc nên hoặc nên được bảo vệ trước những ảnh hưởng của các thay đổi lãi suất có thể có.
* Vấn đề hành vi hay quyền chọn tiềm ẩn (Behaviour & Implicit options) Một trong những vấn đề phức tạp nhất trong quản lý tài sản nợ - có của ngân hàng, liên quan đến cách xử lý đối với các tài sản nợ hay tài sản có mà không có thời điểm định giá lại chính thức hoặc, khi việc định giá lại trong thực tế khác so với thời điểm định giá lại đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, các khoản tiền gửi thanh toán về lý thuyết không có thời hạn tái định giá vì chúng được hoàn trả bất cứ khi nào có yêu cầu. Tuy nhiên, phân tích về hành vi thực tế lại cho thấy chỉ một phần nhỏ trong số đó có khuynh hướng nhạy cảm với lãi suất trong khi phần còn lại thể hiện độ nhạy cảm rất nhỏ. Điều này có nghĩa là vài phần trong số dư tiền gửi thanh toán của ngân hàng (mà không nhạy cảm với lãi suất) thực tế được đối xử rất giống với các khoản tiền gửi cố định và vì thế có thể được xem xét như các tài
sản nợ dài hạn. Do đó, chúng có thể bảo hiểm hiệu quả cho một số tài sản có dài hạn. Phần còn lại, mà nhạy cảm với lãi suất, theo một logic tương tự, sẽ không phù hợp để bảo hiểm cho các tài sản có dài hạn của ngân hàng. Các ngân hàng đi tiên phong trong QLRRTT và tài sản nợ có đang tìm cách phân tích chính xác hành vi cư xử đối với các khoản tiền gửi thanh toán, và xác định quy mô tiền gửi mà họ có thể đưa vào danh mục cỏc yếu tố cốt lừi (ổn định) hay khụng cốt lừi (biến động hơn) để phục vụ cho mục đích đo lường rủi ro lãi suất cũng như rủi ro thanh khoản.
Bên phía tài sản có, việc thanh toán nợ trước hạn cũng có thể mở ra các trạng thái rủi ro lãi suất hay rủi ro thanh khoản ngoài dự kiến của ngân hàng. Tại nhiều nước phát triển, các ngân hàng áp dụng chính sách phí phạt đối với các khoản nợ thanh toán trước hạn, nhưng ở Việt Nam chính sách này chưa thực sự phổ biến.
Nhiều ngân hàng tiên tiến đã đang phân tích ngày càng sâu hơn hành vi của các khách hàng nhằm cải thiện khả năng giám sát và quản lý nguồn rủi ro này.