MC O Mô tả thanh khoản (trang 82) * Tính tốn nhu cầu dự trữ thanh khoản
c. Sử dụng mơ hình thời lượng để phịng ngừa rủi ro lãi suất
3.2.7.1. Nâng cao năng lực tài chính
Năng lực tài chính là nền tảng quan trọng đối với các NHTM khi triển khai QTRR nói chung và QTRRTT nói riêng.
Các NHTM phải có năng lực tài chính đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu vốn tối thiểu 8% theo cách tính tốn vốn an tồn tối thiểu (cột trụ thứ nhất của cơng ước Basel II). Tuy nhiên, hiện tại theo quy định trong Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN Việt Nam mới chỉ đặt ra yêu cầu vốn tối thiểu được tính tốn tương ứng với vốn an tồn cho rủi ro tín dụng, và chưa tính đến mức vốn an toàn cho rủi ro tác nghiệp và vốn an toàn cho rủi ro thị trường. Mặc dù thời gian gần đây, các NHTM Việt Nam đã và đang nỗ lực lành mạnh hóa tình hình tài chính, bổ sung vốn điều lệ, song năng lực tài chính (thể hiện bằng tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có) của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn cịn rất yếu.
Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO địi hỏi các NHTM trong nước phải đẩy nhanh tiến trình đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động cũng như đổi mới về công nghệ hiện đại để đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực và trên trường quốc tế. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, vốn đầu tư của NHTM không được vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng. Mức vốn này khó có thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng (trụ sở, hạ tầng viễn thơng…) và đặc biệt là máy móc, cơng nghệ của các NHTM đang ngày càng tăng mạnh.
Trong việc triển khai QTRRTT, các NHTM Việt Nam hiện nay hầu như đều gặp nhiều khó khăn khi quyết định đầu tư vào các hệ thống phần mềm và chương trình quản lý do chi phí q cao. Một hệ thống phần mềm QTRRTT cho một NHTM trung bình cũng phải tốn kém khoảng 1 triệu USD đến 2 triệu USD đầu tư ban đầu, chưa tính đến chi phí bảo trì hàng năm và chi phí đào tạo cán bộ.
Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với hệ thống NHTM Việt Nam đó là phải nâng cao năng lực tài chính.