Áp dụng các công cụ mới trong quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 121 - 123)

MC O Mô tả thanh khoản (trang 82) * Tính tốn nhu cầu dự trữ thanh khoản

c. Sử dụng mơ hình thời lượng để phịng ngừa rủi ro lãi suất

3.2.4. Áp dụng các công cụ mới trong quản lý rủi ro thanh khoản

Hiện nay, quản lý rủi ro thanh khoản ngày càng linh hoạt hơn do sự tăng trưởng các hoạt động ngân hàng bán bn, chứng khốn hóa tài sản, hay hoạt động ngân hàng điện tử. Nếu như trong quá khứ, các ngân hàng thường phụ thuộc vào giả định rằng bất cứ yêu cầu thanh khoản nào đều được đáp ứng bởi các khoản thanh toán nợ vay của khách hàng hơn là từ các chứng khốn ngắn hạn có tính lỏng cao, thì ngày nay hầu hết các ngân hàng đều cần phải chuẩn bị những lựa chọn khác nhau sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu thanh khoản. Cũng như đối với ALM và rủi ro lãi suất, quản lý thanh khoản ngày nay cần xem xét đến các kịch bản bất lợi tiềm ẩn, chứ khơng chỉ dừng lại ở việc tính tốn và giám sát một vài chỉ số thanh khoản dựa trên bảng CĐKT tại thời điểm hiện tại. Nhìn chung, các ngân hàng nên ước lượng các dòng tiền tương lai, kiểm định các ước lượng đó dưới các kịch bản đa dạng và phát triển các kế hoạch chi tiết để thâu tóm các khả năng thiếu hụt thanh khoản tiềm ẩn.

Việc sử dụng hệ thống quản lý tài sản nợ - tài sản có và nền tảng dữ liệu của hệ thống này không chỉ mang lại hiệu quả đối với quản lý rủi ro lãi suất, mà cịn rất hữu ích trong quản lý thanh khoản, thông qua các kịch bản giả định về hoạt động

kinh doanh và các luồng tiền phát sinh đối với ngân hàng trong tương lai. Các kịch bản giả định được sử dụng trong việc đánh giá rủi ro thanh khoản của các công cụ phức tạp, các tài sản nợ, tài sản có và các trạng thái ngoại bảng CĐKT. Các giả định cũng xem xét đến tính ổn định của các khoản tiền gửi bán lẻ, các khoản ký thác qua trung gian, và các khoản đi vay trên thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, các kịch bản cần được cân nhắc và sử dụng một cách hợp lý và chính xác. Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam muốn phát triển đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình và vươn ra thị trường thế giới, sẽ có cấu trúc thanh khoản ngày càng phức tạp và nên xây dựng các kịch bản nhạy cảm đo lường ảnh hưởng của các thay đổi với các giả định mà ngân hàng sử dụng.

Mặt khác, các sự kiện rủi ro thanh khoản đang ngày càng khó lường trong mơi trường kinh doanh đầy biến động phức tạp hiện nay. Tất cả các sự kiện, dù là tần suất cao/ảnh hưởng thấp hay tần suất thấp/ ảnh hưởng nghiêm trọng đều có thể tạo nên áp lực thanh khoản tức thời, ngắn hạn hoặc dài hạn cho ngân hàng, thậm chí áp lực có thể gia tăng hơn theo thời gian.

Để đối phó với tình trạng đó, các ngân hàng cần xây dựng các kế hoạch tài trợ dự phòng (CFP - Contingency funding plans) trong đó chỉ ra khi nào việc tiếp cận các nguồn tài trợ thay thế là thận trọng. Trong thời điểm khủng hoảng, nhà quản lý thường có rất ít thời gian để có thể xây dựng nên chiến lược đối phó, bởi vậy điều

quan trọng là phải có sẵn một kế hoạch thanh khoản dự phịng được chuẩn bị tốt trước khi một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra.

Một cuộc khủng hoảng thanh khoản thường tiến triển qua nhiều giai đoạn và mức độ nghiêm trọng. Các ngân hàng có thể xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm cho từng giai đoạn/mức độ nghiêm trọng nhất định, đánh giá các yêu cầu huy động tiềm ẩn tại các thời điểm khác nhau trong quá trình tiến triển của cuộc khủng hoảng, và định ra các kế hoạch hành động tương xứng.

Một phần của tài liệu phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các nhtm việt nam (Trang 121 - 123)