d. Rủi ro hàng hóa: Tiêu chuẩn vốn tối thiểu để đối phó với rủi ro nắm giữ các trạng thái về hàng hóa, bao gồm cả kim loại quý không phải là vàng.
1.4.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị rủi ro thị trường
Các NHTM muốn QTRRTT một cách bài bản, có hệ thống và hiệu quả, trước hết cần phải hiểu rõ bản chất của quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro thị trường nói riêng. Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, đánh giá, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh và vốn của ngân hàng.
QTRRTT bao gồm tất cả các hoạt động nội bảng và ngoại bảng củ ngân hàng nhằm kiểm sốt mức độ RRTT, sao cho nó nằm trong giới hạn hay các mức ngưỡng mà ngân hàng có thể chấp nhận. Nói cách khác, QTRRTT là quản lý mức độ chịu rủi ro tối đa do ảnh hưởng của các sự kiến RRTT dự kiến cũng như không dự kiến. Như vậy, QTRRTT khơng có nghĩa bằng mọi cách phải triệt tiêu RRTT vì thị trường là ln ln biến động, là cơ hội tạo ra lợi nhuận nhưng cũng kèm theo rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. QTRRTT nhằm vào 3 mục tiêu chính:
Trước hết là hạn chế rủi ro ở mức tối đa khi thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi đối với các hoạt động nội bảng và ngoại bảng của ngân hàng.
Thứ hai, cảnh báo sơm những khả năng xảy ra RRTT đối với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ ba, nâng cao giá trị và uy tín của ngân hàng.
1.4.2. Khung quản trị rủi ro thị trường
Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thị trường là một bộ phận. Bởi thế, khung QTRRTT cũng nằm trong khuôn khổ hệ thống QTĐ thống nhất, đồng bộ của một NHTM. Như vậy, có rất nhiều vấn đề bao hàm trong một khung QTRRTT: từ việc hình thành nên chiến lược đối với RRTT, trong đó bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ chính; khẩu vị rủi ro; văn hoá quản lý rủi ro… của ngân hàng; đồng thời phải hình thành nên cấu trúc tổ chức QTRRTT - là nền tảng cho toàn bộ ngân hàng trong tất cả các hoạt động QLRRTT.
Hình 1.1: Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng UOB (United Overseas Bank Group)
Bên cạnh đó là vấn đề lựa chọn các phương pháp luận RRTT - tức là lựa chọn các công cụ và kỹ thuật QLRRTT, vấn đề về xây dựng hệ thống thông tin tương xứng phục vụ QLRRTT, xây dựng các kênh báo cáo QLRRTT… Và quan trọng không kém là việc triển khai vào thực tế toàn bộ quản lý QLRRTT, bao gồm các bước xác định, đo lường, giám sát và quản lý rủi ro.
Hình 1.2. Quá trình quản lý rủi ro thị trường