Khái quát về các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 32)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

Theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng

Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, ĐBSH được xác định gồm 10 tỉnh và 2 thành phố. Năm 2008, sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội, ĐBSH còn 9 tỉnh (Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng). Các tỉnh ĐBSH có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các tỉnh ĐBSH là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước.

Các tỉnh ĐBSH có diện tích hơn21.049,2 km2, chiếm 6,3% diện tích toàn quốc với một vùng biển rộng lớn ở phía Đông và Đông Nam. Các tỉnh ĐBSH tiếp giáp với biển Đông, với các vùng trung du, miền núi phía Bắc và miền Trung. Dân số các tỉnh ĐBSH là 19.654.800 người (2008), chiếm 22,7% số dân cả nước [22, tr.9]. ĐBSH là một trong những vùng có mật độ dân số đông nhất của cả nước.

Không chỉ là địa bàn trọng yếucủa cả miền Bắc, ĐBSH còn là huyết mạchvề giao thông của cả vùng và của cả nước. Những con đường giao thông quan trọng đủ loại như đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường không đi các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung và các tỉnh phía nam và khắp mọi miền đất nước và nước ngoài.

Các tỉnh ĐBSH có thành phố Hà Nội - Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia, trái tim của cả nước. Với vị trí là

địabàn chiến lược của cả miền Bắc, ĐBSH luôn có vai trò đặc biệt quan trọng của nền quốc phòng, an ninh, kinh tếquốc gia.

Là một trong những địa bàn quan trọng phát triển kinh tế- xã hội lớn của cả nước, ĐBSH có nhiều ngành kinh tế phát triển năng động như tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ và được mở rộng ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu với các tỉnh phía Bắc. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là từ khi có Đảng lãnhđạo, ĐBSH luôn là nơi cung cấpsức người, sức của lớn nhất cho các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và là địa bàn chiến lược của cách mạng, nơi đảm bảo an toàn cho các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở ĐBSH được đảm bảo vững chắc, quốc phòng được xây dựng vững mạnh, là nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng của cả nước.

Do vị trí chiến lược quan trọng của vùng ĐBSH, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9năm 2005về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động ngày 17 tháng 8 năm 2006 thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW nêu trên, trong đó giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương liên quan lập quy hoạch tổng thể các cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện [22, tr. 19].

Thứ hai, các tỉnh ĐBSH có tiềm năng to lớn, vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển nhanh về mọi mặt.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22,5°C - 23,5°C và lượng mưa trung bình năm 1.400 – 2.000 mm, khí hậu 4 mùa rõ rệt nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá phong phú và đa dạng, nhất là các sản vật mùa Đông mà ít nơi nào trong cả nước có được. Với hệ thống sông ngòiđa dạng, ĐBSH luôn là vùngnông nghiệp trù phú, là một vựa lúa lớn của đất nước và truyền thống phát triển kinh tế biển. Tuy điều kiện tự nhiên của ĐBSH cũng có những bất lợi như sự chia cắt về địa hình, thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,

dịch bệnh, tình trạng xâm nhập mặn có xu hướng gia tăng trong điều kiện biến đổi khí hậu nhưng có thể nói, ĐBSH được thiên nhiên ban tặng cho những ưu đãi đặc biệt. Vùng Đông Bắc và ngay trong lòngđất giữa vùng ĐBSH là nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn. Đặc biệt ĐBSH có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao nhất cả nước, tập trung đội ngũ các nhà khoa học, nhân sỹ, trí thức giỏi. Nhân dân khu vực ĐBSH có truyền thống lao động cần cù,sáng tạo.

Ngành công nghiệp của ĐBSH hình thành sớm và phát triển rất mạnh trong thời kỳ đất nước thực hiện CNH, HĐH. Giá trị công nghiệp tăng mạnh từ 18,3% (năm 1995) lên 23% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2007). Là trọng điểm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí. Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng dệt kim, giấy viết, vật liệu xây dựng… Với nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, về di tích văn hoá, lịch sử, dân tộc và gần các vùng có tiềm năng du lịch quan trọng, ĐBSH đang là trọng điểm du lịch quốc gia và từng bước có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và quốc tế.Với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp, dịch vụ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực.

Các tỉnh ĐBSH nằm ở vị trí trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước, có nguồn nhân lực dồi dào, phong phú và có chất lượng cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. Số lượng và mật độ các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề cao nhất toàn quốc. Với truyền thống hiếu học, ĐBSH có trình độ dân trí cao nhất toàn quốc. Lực lượng cán bộ có trình độ trên đại học của vùng chiếm tới 72,4% so với cả nước; lao động đã qua đào tạo chiếm tới 39,5% lao động xã hội, mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH vùng ĐBSH và cả nước [22, tr. 38].

Thứ ba, các tỉnh ĐBSH có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc.

Lịch sử hình thành và phát triển của các tỉnh ĐBSH gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam. Nhân dân các dân tộc ĐBSH có truyền thống yêu nước, anh dũng, sáng tạo trong chiến đấu và lao động sản xuất. Chính vì thế, trong hằng ngàn năm dưới ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc, ngót trăm năm dưới ách cai trị của bọn thực dân phong kiến, nhân dân ĐBSH vẫn kiên cường đấu tranh anh dũng, góp phần to lớn giành độc lập, tự do cho dân tộc. Với một quá trình phát triển lâu dài, liên tục, vùng đất, con người ĐBSH luôn thấm đậm chất văn hoá dân tộc với hệ thống văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng nhất của cả nước.

Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các tỉnh ĐBSH đi theo Đảng làm cách mạng, cùng Đảng vượt qua khó khăn, gian khổ vì độc lập tự do của Tổ quốc, đã cùng toàn dân giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”, bảo vệ vững chắc chính quyền non trẻ; xây dựng miền Bắc XHCN trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam, cung cấp rất lớn sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, đánh thắng đế quốc Mỹ, giànhđộc lập tự do cho Tổ quốc.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước do ĐảngCộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnhđạo, truyền thống yêu nước, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất được phát huy mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, cùng cả nước, từng bước tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ,công bằng, văn minh [22, tr. 42].

Thứ tư, các tỉnh ĐBSH vừa có nét văn hoá thuần Việt, đặc trưng truyền thống vừa đa dạng, phong phú, sớm tiếp cận với nền văn hoá thế giới.

ĐBSH là một trong những trung tâm văn minh của người Việt, nơi tập trung sản xuất và quần cư của nhiều dân tộc anh em nên nhiều huyện, xã ở ĐBSH có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Đây là vùng

có truyền thống văn hoá lâu đời, nhiều giá trị văn hoá được lưu giữ, bảo tồn và được công nhận cấp quốc gia và quốc tế như: vịnh Hạ Long- Quảng Ninh, dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc, ca trù vùng Vĩnh Phúc…ĐBSH là nơi tập trung nhiều công trình văn hoá có giá trị vừa là địa điểm du lịch, văn hoá danh lam thắng cảnh và tâm linh như khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, làng Cổ Đường Lâm, các đình, đền (Hà Nội)…, đền thờ nhà Trần ở Vụ Bản (Nam Định), đền thờ vua Đinh – Lê và khu du lịch Tràng An, Hoa Lư (Ninh Bình), Yên Tử, Uông Bí (Quảng Ninh)…Đây cũng là nơi phát triển nhiều tôn giáo lớn ở nước ta như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đi theo là các công trình đình, chùa, nhà thờ vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo, vừa là điểm du lịch văn hoá…Thiền phái phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đã từng là quốc đạo thời nhà Trần. Bùi Chu Phát Diệm là nơi đầu tiên và trở thành trung tâm Thiên chúa giáo miền Bắc.

Nằm sát với thị trường rộng lớn là Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, các tỉnh ĐBSH có điều kiện thuận lợi để giao thương buôn bán với nước ngoài. Các nước Đông Bắc Á là những nước có nền kinh tế- xã hội phát triển rất nhanh, đứng vào vị trí hàng đầu thế giới rất thuận lợi để cho ta học tập kinh nghiệm. Hơn nữa, việc giao lưu buôn bán với các nước Đông Bắc Á diễn ra rất sớm trong lịch sử Việt Nam. Thương cảng Vân Đồn ở Quảng Ninh từ thời Lý là thương cảng đầu tiên của quốc gia có quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực và thế giới như Malaixia, Nhật Bản, Ấn Độ [ 22, tr. 46].

Thứ năm, ĐBSH có tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Trong các tỉnh, thành phố ĐBSH có tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là khu vực có kinh tế thị trường phát triển khá mạnh, có nhiều DNNKVNN phát triển với số lượng lớn công nhân góp phần rất lớn vào thu ngân sách cho địa phương và cả nước, giải quyết việc làm cho người lao động. Như Hà Nội, năm 2013, các DNNKVNN đóng góp 40% ngân sách của thành phố, giải quyết được 113.000 lao động cho nhân dân trong và ngoài thành phố. Cùng với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng nằm trong 10 tỉnh, thành phố có thu nhập GDP cao nhất cả nước.

Tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã và đang ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của ĐBSH và cả vùng Bắc bộ [22, tr. 48].

Thứ sáu, các tỉnh ĐBSH đang phải giải quyết nhiều bất cập do sự chuyển đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội.

Mật độ dân số ở ĐBSH vẫn cao nhất nước (934 người/km2), gấp 3,7 lần so vớibình quân chung của cả nước, gấp 2,14 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 8 lần so với miền núi và trung du phía Bắc và gấp hơn 10 lần so với Tây

Nguyên [24, tr. 9-12]. Dân số đông, diện tích đất canh tác bình quân đầu người rất thấp (chưa đạt 450 m2/người) lại đang có xu hướng bị thu hẹp do yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ… tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn lớn và có xu hướng ngày càng tăng, đời sống nhiều vùng nông thôn còn khó khăn… là sức ép không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của cả vùng.

Do dân số phát triển nhanh và các phương tiện giao thông phát triển rất mạnh trong khi cơ sở hạ tầng giao thông thấp kém, chậm được đầu tư theo quy hoạch và thiếu tầm nhìn chiến lược. Dù đã có nhiều biện pháp khắc phục nhưng tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra khá phổ biến, tai nạn giao thông xảy ra liên tục, gây nhức nhối trong xã hội, nhất là những thành phố lớn và các tỉnh có đường giao thông quan trọng của quốc gia đi qua.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công nghiệp, đô thị phát triển nhanh nhưng còn mang tính tự phát; môi trường bị ô nhiễm nặng.Quy hoạch đô thị cũng còn chậm và nhiều yếu kém so với sự phát triển quá nhanh của đô thị, nhất là các trung tâm đô thị lớn. Cũng do đô thị phát triển nhanh, nhiều vùng nông thôn trở thành đô thị. Vấn đề giãn dân, di dân, tái định cư cho dù được chú trọng thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho một bộ phận không nhỏ nông dân.

Trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng, giữa các tiểu vùng còn chênh lệch đáng kể. Khoảng cách giàu nghèo giữa các gia đình nông dân, giữa cư

dân thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng doãng ra. Một bộ phận dân cư thuộc các xã vùng sâu, vùng miền núi, hải đảo, dân tộc ít người còn rất khó khăn cả về đời sống vật chất và tinh thần.

Cũng do sự phát triển kinh tế- xã hội năng động nhất khu vực phía Bắc, trình độ đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ chính trị thời kỳ mở cửa, đổi mới, hội nhập quốc tế. Tình trạng quản lý của Nhà nước kém hiệu lực, hiệu quả; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân làm cho niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bị suy giảm. Đã xuất hiện những nguy cơ không thể xem thường về mối quan hệ giữa dân với Đảng thông qua một số vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài, có nhiều vụ việc gây bất bìnhtrong dư luận. Do số lượng các DNNKVNN ở ĐBSH phát triển nhanh dẫn đến có nơi chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng không đánh giá hết những tác động môi trường do quá trình sản xuất của các DNNKVNN gây ra làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, đến phát triển bền vững của mỗi địa phương và cả khu vực.

Do những tác động của những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, những hành vi vi phạm pháp luật gia tăng trên tất cả các lĩnh vực, tất cả các thành phần giai cấp như tệ làm hàng kém phẩm chất, độc hại cho xã hội, nạn làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, trộm cắp, nghiện hút, mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội làm cho toàn xã hội lo lắng, bất an.Do sự phát triển nóng của cả vùng cùng với sự khắc phục kém hiệu quả của các cơ quan chức năng và sự thiếu ý thức của không ít người dân,môi trường nhiều vùng đô thị và nông thôn ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp, tiêu cực đến sự phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của người dân và sự phát triển bền vững của cả vùng.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)