Lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 148)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

cấp trên đối với cấp uỷ trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

4.2.7.1. Lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển các tổ chức đảng trong tất cả các cơ sở kinh tế - chính trị, xã hội là nhất quán và được tiến hành nhiều năm qua. Các tổ chức đảng trong mỗi cơ sở xã hội được ví như “tế bào của Đảng”, thậm chí là “đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng”. Khi chính sách kinh tế thay đổi, thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh với các loại hình doanh nghiệp đa dạng, phong

phú đã tạo nên lực lượng công nhân – cơ sở xã hội quan trọng của Đảng rất đông đảo và rất cần được quan tâm xây dựng tổ chức đảng ở đó để đảm bảo vai trò lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Theo đó, các cơ sở pháp lý để thành lập, hoạt động cũng phải đồng hành với sự thay đổivà chuyển biến nhanh chóng của tình hình. Tại Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 đã xác nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI cũng đã xácđịnh thành lập tổ chức đảng tại Điều 21 như sau: “Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp”. Nét mới so với quy định của Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội X ở chỗ, cho phép cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định tổ chức đảng trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp đã tạo thuận lợi cho các tổ chức đảng trong các DNNKVNN với quy mô, tính chất, số lượng đang rất khác nhau ở mỗi địa phương có điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động.

Quy chế hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nướccũng đãđược Ban Bí thư ban hành bao gồm cho doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đó là Quy định số 288 – QĐ/TW ngày 08-02-2010 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở xuống (gọi tắt là công ty); Quy định số 15 – QĐ/TW ngày 28/6/2006 của Ban Chấp hành Trung ương ( khóa X) về đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Mặc dù đã có những văn bản pháp lý về sự hình thành tổ chức và cơ chế hoạt động của tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp nhưng tính khả thi chưa

cao, chưa có động lực về chính trị, kinh tế và tổ chức ràng buộc để sớm hình thành tổ chức đảng như mong muốn.

Lý do của sự chậm trễ trong việc thành lập các tổ chức đảng trong doanh nghiệp có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan của các cấp uỷ đảng.

Trung ương cần ban hành chính sách, hướng dẫn nhằm thể chế hoá việc thành lập tổ chức đảng trong DNNKVNN, cần thiết phải bổ sung vào Luật Doanh nghiệp theo đó quy định rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong việc thành lập đầy đủ các tổ chức đảng, đoàn thể chính trị xã hội ngay từ đầu khi mới thành lập DNNKVNN là tốt nhất. Những quy định rõ ràng, cụ thể, có tính pháp lý cao về vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể trong DNNKVNN sẽ giúp các chủ thể làm công tác xây dựng Đảng, đoàn thể có cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức năng. Trước mắt, thực hiện tốt Luật Công đoàn trong DNNKVNN. Dứt khoát thực hiện nguyên tắc có tổ chức công đoàn đồng thời với hoạt động của doanh nghiệp. Đó là quy định của Pháp luật có thể thực hiện được ngay. Việc chần chừ, đại khái, nương nhẹ cho các DNNKVNN hoạt động khi chưa có tổ chức công đoàn sẽ gây khó khăn ngay từ đầu cho công tác thành lập các tổ chức đảng sau này.

Hơn thế nữa, cần phải dựa vào tổ chức Công đoàn để xây dựng Đảng trong

DNNKVNN. Chính những cán bộ công đoàn phải trở thành lực lượng xung phong nhất, tin tưởng nhất để xây dựng Đảng trong DNNKVNN. Nghiên cứu việc bố trí chủ tịch công đoàn đồng thời là bí thư chi, đảng bộ trong DNNKVNN. Muốn chủ tịch công đoàn thực hiện được “hai vai” trong DNNKVNN thì phải có chế độ chính sách đặc thù, có thể công nhân– công đoànviên sẽtrả lương cho việc đấu tranh bảo vệ lợi ích của công nhân và doanh nghiệp, đồng thời có thêm phụ cấp của Đảng, đủ để chủ tịch công đoàn “miễn dịch” với sự chi phối từ DNNKVNN do lợi ích của họ gắn chặt với chủ doanh nghiệp. Cũng có thể có chính sách luân chuyển cán bộ Công đoàn - những người thực hiện chức trách càng tốt thì càng có thể xem xét luân chuyển, đào tạo, đề bạt ở vị trí cao hơn trong hệ thống tổ chức của cả hệ thống chính trị. Có thể xem đây là giải pháp quan trọng, có sức mạnh mang tính đột phá

trong công tác xây dựng Đảng ở DNNKVNN và cũng là việc làm thiết thực để thực hiện chủ trương của Đảnglà: phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, công tác trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay.

Ban Tổ chức Trung ương cần có hướng dẫn làm rõ hơn tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp đảng viên là chủ DNTN vào Đảng. Ban hành chế độ phụ cấp, kinh phícho cán bộ làmcông tác đảng, đoàn thể trong DNNKVNN, cấp kinh phí cần thiết cho hoạt động của tổ chức đảng trong DNNKVNN. Tăng biên chế cho các địa phương, để đủ điều kiện về tổ chức nhân sự cho sự theo dõi, giúp đỡ các DNNKVNN thành lập tổ chức đảng, đoàn thể.

Trong nhiều trường hợp do đi lại khó khăn, công việc không ổn định đảng viên ngại chuyển sinh hoạt đảng do thủ tục rườm rà phức tạp, tốn kém thời gian mà đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, ở nơi sinh hoạt cũ cũng không nắm được. Nơi công tác mới của đảng viên cũng không biết họ là đảng viên và việc quản lý đội ngũ đảng viên này càng gặp khó khăn, trong nhiều trường hợp đảng viên tự ý bỏ sinh hoạt đảng, tự từ bỏ danh hiệu đảng viên. Trước thực tế đó, cần nghiên cứu để có thể đơn giản hoá thủ tục kết nạp đảng viên trong DNNKVNN. Ví dụ quy định về xác minh lý lịch của quần chúng (thông qua công văn giữa các tổ chức đảng và chuyển qua bưu điện); chuyển đổi công tác sinh hoạt đảng thường xuyên giữa các doanh nghiệp trong một công ty chỉ cần trình thẻ đảng viên và giấy xác nhận là đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền nơi đảng viên đó đang sinh hoạt để làm thủ tục sinh hoạt đảng tạm thời khi chưa chuyển đảng về đơn vị mới được. Kết hợp với việc nắm thông tin đảng viên trên các phương tiện internet qua cổng thông tin điện tử của các đảng bộ...

Cần tổ chức thực hiện đồng bộ trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Nghị định số: 98/2014–NĐ/CP ngày 24/10/2014 của Chính Phủ“Quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”. Trong đó quy định đối tượng áp dụng là: Công ty

trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) , Công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả Công ty TNHH, công ty cổ phần được chuyển đổi từ

doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức Đảng và của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)