Ngoài khu vực nhà nước, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 130)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

ngoài khu vực nhà nước, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình

Chi bộ là tế bào của Đảng, hạt nhân lãnh đạo chính trị ở các địa bàn dân cư, trong các tổ chức và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chi bộ có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao là một nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ quan hệ mật thiết và là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng và có vai trò quan trọng trong công tác quản lý đảng viên.

Chất lượng sinh hoạt chi uỷ, nhất là sinh hoạt chi bộ không chỉ là khâu quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ của chi bộ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của

người đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng mà còn thông qua đó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đảng viên. Ý thức đảng của đảng viên, phẩm chất năng lực của đảng viên được bộc lộ chủ yếu thông qua các cuộc sinh hoạt đảng màtrước hết là sinh hoạt chi bộ hằng tháng theo quy định của Điều lệ Đảng.

Quản lý đảng viên thông qua các cuộc họp chi bộ thể hiện trước hết là việc đánh giáý thứccủa đảng viên tham gia sinh hoạt định kỳ. Đảng viên có quyền và có nghĩa vụ phải tham gia sinh hoạt đảng hằng tháng. Chi uỷ, chi bộ có trách nhiệm tổ chức đúng thời gian, địa điểm phù hợp để đảng viên thực hiện quyền và trách nhiệm của mình. Chỉ khi tổ chức đảng tổ chức kỳ họp chi bộ đúng thời gian, địa điểm thì mới có thể kiểm soát được việc đảng viên tham gia sinh hoạt hay không. Đây vẫn là khâu yếu của các chi uỷ, chi bộ trong DNNKVNN trong thời gian qua.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trách nhiệm trên hết, trước hết là của chi uỷ, đứng đầu là bí thư chi bộ. Việc lựa chọn thời gian, địa điểm sinh hoạt chi bộ phải đảm bảo tính hài hoà giữa công việc của đảng viên, công việc của doanh nghiệp và tính khả thi. Địa điểm sinh hoạt chi bộ cũng phải trang trọng trong điều kiện có thể, tránh đơn giản hoá quá mức làm giảm tính nghiêm túc của cuộc họp, tự hạ thấp vị thế của chi bộ. Chi uỷ, bí thư chi bộ phải có sự chuẩn bị chu đáo: từ thông tin cuộc họp (thời gian địa điểm, nội dung chính) đến việc chuẩn bị nội dung đầy đủ, thiết thực, hấp dẫn bổ ích đối với đảng viên. Nhiều cuộc họp diễn ra hình thức, đối phó, dẫn đến sự nhàm chán đối với đảng viên có nguyên nhân sâu xa là nội dung nghèo nàn, thiết tính thiết thực đối với đảng viên. Nội dung sinh hoạt đảng thường là triển khai nghị quyết, chủ trương của cấp trên, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên trong tháng, xác định thống nhất phương hướng nhiệm vụ của tháng sau và tiến hành công tác xây dựng nội bộ đảng nếu có (công tác phát triển đảng,công tác lãnhđạo các đoàn thể...).

Tuy nhiên, nhiều nội dung thuộc về chủ trương của Đảng trên các lĩnh vực khác không có liên quan gì nhiều đến doanh nghiệp thì không nhất thiết phải trình bày sâu, thậm chí không cần có chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Vấn đề quan trọng là những chủ trương có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, đến

công nhân, đến các vấn đề dân sinh như việc làm, đời sống, lương, an toàn lao động, đạo đức nghề nghiệp, an toàn thực phẩm, an toàn xã hội, thương hiệu sản phẩm, vấn đề học tập cho con em công nhân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, nhàở cho người có thu nhập thấp.

Cấp uỷ, chi bộ phải cung cấp đầy đủ thông tin về quan điểm, chính sách có liên quan đến đảng viên trong chi bộ, không phải một lần mà phải thường xuyên, liên tục nhằm giúp đảng viên có nhận thức đúng, tuyên truyền cho quần chúng công nhân, người lao động để biết bảo vệ lợi ích cho chính mình, cho người lao động, cho chủ doanh nghiệp và cho địa phương, Nhà nước. Không chỉ biết và thực hiện đúng, đảng viên, cấp uỷ, chi bộ phải bàn bạc, thảo luận xem xét những vấn đề nảy sinh, những yếu tố bất hợp lý, những kiến nghị từ đoàn thể, công nhân, người lao động để nghiên cứu, đề xuất cấp trên, chủ doanh nghiệp thực hiện, thay đổi cho phù hợp và phải giải thích, vận động người lao động thực hiện những quy định, những chính sách đúng đắn.

Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; “Hướng dẫn số 05 - HD/BTCTW ngày 25/7/2007 của Ban Tổ chức Trung ương “nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình cơ sở đảng”. Tiếp theo, nghị quyết Trung ương 6 ( khóa X) của Đảng (tháng 2 năm 2008) “ về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, tiếp tục nhấn mạnh: “ Khắc phục tính hình thức đơn điệu trong sinh hoạt chi bộ”, Cấp ủy, TCCSĐ ở cơ sở thực hiện nghiêm túc có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng định kỳ. Nội dung sinh hoạt phải cụ thể, thiết thực, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc sảy ra ở địa phương, đơn vị. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải đổi mới cách thức và quy trình ra nghị quyết của chi bộ, đảng bộ cơ sở. Theo lối cũ, cấp uỷ chuẩn bị mọi nội dung, khi sinh hoạt chi bộ thì đã nhận xét đánh giá đầy đủ rồi, chỉ việc bàn bạc thêm đôi chút là thông qua ngay. Rất hiếm các chi bộ trong DNNKVNN sinh hoạt theo chuyên đề. Nên chăng, đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ theo hướng mỗi kỳ sinh hoạt đều được thông báo trước nội dung sinh

hoạt đến đảng viên (có thể thông báo từ kỳ họp trước) để đảng viên phải thu thập thông tin, có quan điểm nhận định đánh giá riêng trên cơ sở khảo sát, phân tích khoa học và có đề xuất giải pháp cụ thể để cho bộ thảo luận quyết định. Nếu làm được như vậy sẽ khuyến khích tính sáng tạo của từng đảng viên, đảng viên được tôn trọng hơn sẽ hăng hái tích cực chuẩn bị nội dung, hào hứng trong kỳ sinh hoạt tới và sau khi thảo luận thông qua tại chi bộ, họ dễ tiếp thu hơn, sẽ quyết tâm thực hiện với chất lượng tốt hơn.

Sinh hoạt chi bộ phải đảm bảo tính lãnhđạo, tính giáo dục và tính chiến đấu cao. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng. Nguyên tắc cơ bản nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, mở rộng dân chủ trong sinh hoạt đảng, đảm bảo thực sự giải phóng tư tưởng trong sinh hoạt nội bộ đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa XI). Mọi việc của Đảng đều do tập thể bàn bạc, quyết định theo đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, doanh nghiệp và xuất phát từ thực tế của chi bộ. Sau khi quyết định tập thể, mọi đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết.Mọi đảng viên đều có quyền trình bày chính kiến, quan điểm, tư tưởng trong sinh hoạt nội bộ đảng. Các ý kiến của đảng viên phải được tôn trọng, bàn bạc thảo luận kỹ càng theo phương châm “chưa đồng tình nhưng không bao giờ bác bỏ”, không được quy kết, chụp mũ, áp đặt ý kiến chủ quan (thường là của người chủ trì, của lãnhđạo). Khi có ý kiến đảng viên khác với kết luận (nghị quyết) thì tập thể cấp uỷ, chi bộ phải thảo luận thêm phân tích đúng, sai trên cơ sở đường lối của Đảng, nguyên tắc sinh hoạt đảng và pháp luật của Nhà nước và với phương châm “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”[57, tr. 47].

Vẫn biết không phải bao giờ ý kiến của tập thể cũng đúng, của cá nhân đều sai, nghị quyết là đúng, quan điểm khác nghị quyết là sai nhưng trong điều kiện thực tế thì vẫn phải thực hiện theo đa số (sau khi đã bàn bạc nghiêm túc thấu đáo). Ý kiến cá nhân khác với ý kiến tập thể nhưng cần trân trọng, khuyến khích sáng kiến, phát huy được trí tuệ của tập thể, sức sáng tạo của đảng viên, tránh áp đặt, bảo thủ, giáo

điều. Một khi phong cách dân chủ trong sinh hoạt đảng trở thành nền nếp thì khiđó tư tưởng được giải phóng, đảng viên dám nói, dám đấu tranh với những nhận thức và hành động sai trái, bè cánh. Ý kiến cá nhân được bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên nhưng trong khi chưa có sự trả lời, kết luận của cấp có thẩm quyền thì đảng viên đó vẫn phải thực hiện nghị quyết của cấp uỷ, không được truyền bá ý kiến của riêng mình khác với quyết định của tập thể chi bộ, cấp uỷ mà mình tham gia. Cấp uỷ cấp trên phải quan tâm nghiên cứu khi nhận được báo cáo có ý kiến thuộc về thiểu số, sớm có kết luận hoặc thông báo đến tổ chức đảng cấp dưới tiếp tục nghiên cứu, xem xét. Trong khi đó, kể cả sai hay đúng,cấp uỷ, chi bộphải thực sự cầu thị, tôn trọng ý kiến đảng viên, không được có hành vi coi thường, xúc phạm hoặc trù dập, quy kết về chínhtrị tư tưởng đối với đảng viên.

Tập thể chi bộ, cấp uỷ phải thực sự là một tập thể đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ, vượt qua khó khăn. Tập thể cấp uỷ ,chi bộ phải lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển đảng. Tất nhiên, tự phê bình và phê bình phải dựa trên nguyên tắc khách quan, công bằng và tinh thần nhân ái theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới thành công” [58, tr. 223]. Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, thì cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng, nguy đến tính mệnh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhân khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”[58, tr. 261].

Thông qua sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ, đảng viên được phân công nhiệm vụ cụ thể (công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên, vận động quần chúng) trong tháng, thì tháng sau mới có điều kiện căn cứ để kiểm điểm đảng viên, đánh giá đảng viên và xếp loại đảng viên cuối năm. Chỉ qua phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với

điều kiện hoạt động trong DNNKVNN mới có thể quản lý được đảng viên, làm cho đảng viên gắn bó với tổ chức đảng, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng phân công.

4.2.4. Tăng cường sự quản lý của cấp ủy nơi đảng viên cư trú và vai tròcủa tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đối của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đối

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)