- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm
ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng
2.2.1.1. Khái niệm quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng
2.2.1.1. Khái niệm quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khuvực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng
* Đảng viên là thành viên của một đảng chính trị, tự nguyện gia nhập vào tổ chức đảng, được tổ chức đảng xem xét, quyết định vào tổ chức đảng đó nếu đủ điều kiện mà đảng đó quy định. Người được tổ chức đảng có thẩm quyền chính thức công nhận bằng việc ra quyết định kết nạp đảng và giao trách nhiệm sinh hoạt tại một chi bộ thì gọi là đảng viên.
* Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”[35, tr.7].
* Quản lý là phạm trù lịch sử bắt nguồn từ một chức năng lao động xã hội, mang tính chất xã hội của lao động. Quản lý ra đời gắn liền với hoạt động chung của nhiều người trong xã hội, bởi vì “mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung thực hiện trên qui mô tương đối lớn ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”[100, tr. 34 ]. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đíchcủa con người, là loại lao động đặc biệt, lao động sáng tạo và phát triển từ thấp đến cao, gắn với nó là sự phân công, chuyên môn hóa lao động quản lý, hình thành các chức năng quản lý. Từ chức năng, nhiệm vụ, chủ thể quản lý có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh sự hoạt động của mỗi bộ phận và toàn bộ hệ thống quản lý. Mỗi cá nhân trong hệ thống quản lý đều phải hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể; chủ thể quản lý theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các hoạt động để tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống quản lý hướng vào mục tiêu chung.
Theo từ điển Tiếng Việt, quản lý có hai nghĩa: “1. Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. 2. Tổ chức và điều khiển theo những yêu cầu nhất định”[ 100, tr. 800].
Thuật ngữ pháp lý của Vũ Duy Lâm định nghĩa quản lý là: “Các phương thức, biện pháp nhằm làm cho hoạt động, tư duy của con người riêng lẻ, hoạt động của các tổ chức với những cơ chế khoa học được tiến hành phù hợp với mục đích, lợi ích chung nhằm đạt hiệu quả cao. Các biện pháp quản lý chủ yếu gồm các biện pháp kinh tế, biện pháp hành chính, biện pháp giáo dục”.
Giáo sư Mai Hữu Kế cho rằng: “Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp của các hoạt động lao động trí óc, liên kết với bộ máy quản lý làm cho hoạt động nhịp nhàng đưa đến hiệu quả” [53, tr.61]. Ở đây, cần hiểu rằng quản lý là giải quyết công việc phải làm, phải cụ thể hóa mục tiêu chiến lược thành mục tiêu kế hoạch công việc. Quản lý là xây dựng bộ máy cụ thể với điều kiện có hiệu lực; xây dựng cơ chế chính sách để thực hiện mục tiêu. Như vậy, quản lý là điều hành được tài lực, vật lực, nhân lực và quyền lực để đi đến kết quả quản lý.
Theo Sách tra cứu từ về Tổ chức: Quản lý là quá trình thu thập và xử lý thông tin, ra quyết định và truyền tải quyết định đó dưới dạng văn bản tới các đối tượng bị quản lý [65]
Dù cách dùng, cách hiểu của tác giả nêu trên trong các trường hợp, các lĩnh vực cụ thể có khác nhau, nhưng về cơ bản, khái niệm quản lý bao hàm nghĩa chính của nó là chăm sóc, là giữ gìn, là duy trìổn định và phát triển.
Như vậy, có thể quan niệm một cách chung nhất, quản lý là hoạt động có mục đích, có tổ chức của chủ thể tác động vào các đối tượng bằng các phương thức, biện pháp nhất định nhằm điều khiển hành vi của các thành viên trong tổ chức, duy trì sự ổn định và phát triển của một tổ chức đạt được hiệu quả cao nhất mục tiêu quản lý.
* Quản lý đảng viên
Tập bài giảng nghiệp vụ công tác cán bộ, đảng viên III, Viện Xây dựng Đảng – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm: “Quản lý đảng viên là một công tác quan trọng của tổ chức đảng, bao gồm quản lý từng cá nhân đảng viên trên các mặt như: Quản lý hồ sơ lý lịch gia đình và cá nhân, quản lý quá trình hoạt động, quản lý trong diễn biến tư tưởng của từng đảng viên; đồng thời quản lý cả đội ngũ đảng viên về số lượng, về cơ cấu, về chất lượng; quản lý việc phát thẻ và sử dụng thẻ Đảng. Tất cả công tác đó nhằm mục đích để tổ chức đảng nắm chắc được thực chất đội ngũ đảng viên để có kế hoạch cho công tác khác của Đảng nhằm phát
huy và sử dụng có hiệu quả từng người, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của Đảng” [47, tr.195].
Luận văn thạc sỹ của Bùi Thị Oanh cho rằng: Quản lý đảng viên là toàn các hoạt động của các cấp ủy, chi bộ, bao gồm nhiều nội dung nhằm mục đích để các cấp ủy nắm bắt được thực chất đội ngũ đảng viên của mìnhđể có kế hoạch cho các công tác khác của đảng bộ, chi bộ, phát huy và sử dụng có hiệu quả từng đảng viên, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của Đảng; bảo vệ nội bộ Đảng, ngăn ngừa kẻ địch, phần tử xấu chui vào Đảng.
Sách tra cứu các mục từ về tổ chức đưa ra khái niệm: “Quản lý đảng viên, một trong những nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với đảng viên Đảng Cộng sản việt Nam, trước hết ở cấp cơ sở...Nội dung quản lý đảng viên bao gồm các mặt: Quản lý công tác, quản lý học tập, quản lý sinh hoạt của đảng viên; nhằm giúp đảng viên phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, khắc phục khó khăn, ngăn ngừa tác động, ảnh hưởng của các mặt tiêu cực trong xã hội”[65].
Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm:
Quản lý đảng viên là một trong những nhiệm vụ của cấp ủy và các tổ chức
đảng, trực tiếp nhất là các chi ủy, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; nhằm nắm chắc từng đảng viên và đội ngũ đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, công tác và học tập, quan hệ xã hội, hồ sơ và thẻ đảng..., số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ đảng viên để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, khắc phục khó khăn, ngăn ngừa tác động, ảnh hưởng của các mặt tiêu cực trong xã hội...góp phần xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở, tổ chức đảng cấp trên và toàn Đảng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quản lý đảng viên cũng có thể hiểulà toàn bộ hoạt động của tổ chức đảng có thẩm quyền (cấp uỷ, chi bộ) nhằm nắm chắc những thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên để giáo dục, rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
Những khái niệm trên chỉ ra chủ thể, nội dung, vai trò của công tác quản lý đảng viên nói chung có thể vận dụng để xác định khái niệm về quản lý đảng viên ở DNNKVNNở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
* Quản lý đảng viên trong DNNKVNN ở ĐBSH giai đoạn hiện nay là toàn bộ hoạt động của tổ chức đảng (cấp uỷ, chi bộ) nhằm nắm chắc những thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên để giáo dục, rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong DNNKVNN trong sạch, vững mạnh.
Theo khái niệm nêu trên, có thểphân tích một số nội dung chính là:
Về chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý đảng viên trong các DNNKVNN là tổ chức đảng (bao gồm cấp uỷ đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên diện cấp uỷ cấp trên cơ sởquản lý), đặc biệt là cấp uỷ,chi bộ đảng trong các DNNKVNN- nơi đảng viên trực tiếp sinh hoạt và các cơ quan quản lý DNNKVNN.
+ Cấp uỷ cấp trên cơ sở: lãnh đạo bằng việc thể chế hoá cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, ban hành các quy định hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý đảng viên ở các đảng bộ, chi bộ cơ sở, quản lý hồ sơ đảng viên, xem xét quyết định cấp thẻ đảng viên, tổ chức làm thẻ, lập danh sách phát thẻ trong đảng bộ. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở hoặc kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
+ Đảng ủy (Chi uỷ, chi bộ cơ sở): có nhiệm vụ lãnhđạo công tác quản lý đảng viên và trực tiếp tổ chức tiến hành công tác quản lý đảng viên của đảng bộ (chi bộ). Trực tiếp quản lý danh sách đảng viên, quản lý hoạt động, quản lý trìnhđộ năng lực, quản lý các mối quan hệ, quản lý số lượng, cơ cấu, chất lượng, thực hiện vai trò quản lý. Lãnhđạo, phân công cấp uỷ viên thực hiện nhiệm vụ quản lý đảng viên và kiểm tra giám sát đôn đốc việc thực hiện. Thực hiện vai trò quản lý thông qua các chủ doanh nghiệp, đoàn thể, qua hội nghị thường kỳ của đảng ủy, qua các cấp ủy viên phụ trách các chi bộ, qua công tác sơ kết, tổng kết công tác đảng, công tác chuyên môn của doanh nghiệp.
+ Chi ủy, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở (Chi uỷ chi bộ cơ sở): quản lý danh sách đảng viên, quản lý chính trị, tư tưởng, trìnhđộ, năng lực công tác, sinh hoạt gia đình và quan hệ xã hội, số lượng, cơ cấu chất lượng đảng viên. Tổ chức duy trì chế độ sinh hoạt chi bộ, phân công công tác cho đảng viên và thông qua ý kiến nhận xét của nhân dân, của các tổ chức đoàn thể, kể cả thông qua việc sơ kết, tổng kết công tác của doanh nghiệp.
Lực lượng tham giaquản lý:
+ Đảng viên trong tổ chức Đảng và tổ chức chính trị- xã hội, quần chúngnhân dân nơi đảng viên sinh hoạt. Thực hiện vai trò quản lý thông qua công tác, sinh hoạt, lối sống của đảng viên là cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Chủ doanh nghiệp: Với tư cách là cơ quan quản lý cán bộ, nhân viên và người lao độngcủa doanh nghiệp, trong đó có đảng viên, quản lý trìnhđộ, năng lực công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, lối sống và các mối quan hệ xã hội; thông qua sơ kết, tổng kết công tác của doanh nghiệp.
+ Chi bộ nơi đảng viên cư trú: Quản lý sinh hoạt, đạo đức, lối sống; quản lý việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những nghị quyết, qui định của Đảng, của cấp trên và của cấp mình. Thực hiện quản lý đảng viên ở nơi cư trú, nắm bắttình hình sinh hoạt gia đình và các mối quan hệkhác của đảng viên.
* Đối tượng quản lý đảng viên và đội ngũ đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH.
Mọi đảng viên với tư cách là thành viên của tổ chức Đảng (cấp uỷ, chi bộ): phẩm chất, năng lực, các mối quan hệ xã hội, lịch sử chính trị, hồ sơ, thẻ đảng của từng đảng viên của tổ chức Đảng trong DNNKVNN.
Tuy nhiên, giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý ở từng mối quan hệ cụ thể có thể có sự chuyển hóa. Một đảng viên trong DNNKVNN ở ĐBSH giai đoạn hiện nay là đối tượng quản lý của cấp ủy, tổ chức Đảng nhưng lại là lực lượng tham gia quản lý đảng viên khác, đặc biệt là chủ thể năng động, sáng tạo trong quá trình tự quản lý bản thân.
* Về mục đích quản lý:Quản lý đảng viên nhằm nắm chắc những thông tin có liên quan về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đảng viên theo Điều lệ Đảng và các quy định khác của Đảng. Cụ thể là nắm chắc việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế quy định của các cấp uỷ Đảng, các quy định của cơ quan, nhất là các quy định của Bộ Chính trị về 19 điều đảng viên không được làm đối với đảng viên trong chi bộ, góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên và tổ chức Đảng vững mạnh về mọi mặt, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng ở doanh nghiệp.
Trên cơ sở nhận xét, đánh giá đảng viên, tổ chức đảng góp ý, phê bình thường xuyên để mỗi đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, luôn là đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi mỗi đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp, ổn định việc làm, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp.