Nội dung quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 75)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay

2.2.2.1. Nội dung quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

2.2.2.1. Nội dung quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vựcnhà nước ở đồng bằng sông Hồng nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

* Quản lý về số lượng đảng viên

Đây là hoạt động quản lý đảng viên thuần tuý về nghiệp vụ, tức là việc theo dõi sự biến đổi các thông tin về số lượng đảng viên được kết nạp mới; số đảng viên qua đời; số đảng viên chuyển đi, chuyển đến; số đảng viên bị xóa tên trong danh sách đảng viên của đảng bộ, chi bộ. Tuy vậy, qua sự biến đổi về số lượng cũng có thể đánh giá, kết luận về xu hướng vận động của công tác xây dựng Đảng ở DNNKVNN. Mặc dù số lượng đông không phải lúc nào cũng phản ánh chất lượng và thay thế cho chất lượng nhưng sự biến đổi về số lượng có thể làm thay đổi về chất lượng đảng viên trong trường hợp cụ thể. Không thể có tổ chức Đảng mạnh khi có quá ít đảng viên. Thậm chí, khi không đủ đảng viên để thành lập tổ chức Đảng nên nhiều nơi phải tổ chức sinh hoạt ghép, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đảng viên, chất lượng TCCSĐ. Việc nắm được sự biến đổi về số lượng đảng viên sẽ

giúp các cấp uỷ đảng đưa ra những biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đảm bảo sự phát triển ổn định về số lượng đảng viên.

* Quản lý chất lượng đội ngũ đảng viên

Nội dung quản lý đảng viên nói chung bao gồm các hoạt động nhằm làm cho

đảng viên thực hiện đầy đủ, đúng đắnnhững tiêu chuẩn đảng viên vànhiệm vụ của

đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng. Nội dung quản lý đảng viên cũng còn bao gồm các hoạt động nhằm làm cho đảng viên thực hiện đúng đắn những quyền

của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.

Đảng ủy, chi uỷ phải nắm chắc và đầy đủ về phẩm chất, năng lực của đội ngũ đảng viên cũng như từng đảng viên, cả quá trình biến đổi về chất lượng đảng viên. Hiện tại, đội ngũ đảng viên của đảng bộ, chi bộ có mặt bằng trình độ thế nào, hằng năm có bao nhiêu đảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sự biến đổi về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống ra sao, những biến đổi theo xu hướng tích cực hay tiêu cực. Đó là những thông số quan trọng mà đảng uỷ, chi uỷ phải thường xuyên cập nhật.

Quản lý chất lượng đảng viên có thể được thể hiện qua các yếu tố sau:

Thứ nhất, quản lý về chính trị, tư tưởng

Quản lý đảng viên về chính trị tư tưởng là việc các tổ chức đảng theo dõi, quản lý sự xác lập, biến động về quan điểm, lập trường chính trị của người đảng viên, từ đó có định hướng, giáo dục, giúp đỡ đảng viên có suy nghĩ và hành động đúng đắn theo đúng quy định về tư cáchcủa người đảng viên cộng sản. Do tác động nhiều chiều của cuộc sống đối với mỗi đảng viên, tổ chức đảng phải kịp thời phát hiện những yếu kém, sai lầm, lệch lạc về tư tưởng chính trị; giáo dục uốn nắn giúp họ sửa chữa, tiến bộ. Đồng thời xử lý nghiêm túc những người qua giáo dục nhiều lần mà vẫn không tiến bộ, thậm chí thoái hóa, biến chất hoặc có những hành vi chống phá Đảng về tư tưởng, chính trị.

Quản lý đảng viên về chính trị tư tưởng là một việc khó nhưng có thể xác định được những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng của đảng viên. Đó là việc đảng viên nói

và viết trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, a dua, cổ suý, tuyên truyền cho các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

Thứ hai, quản lý về đạo đức, lối sống

Quản lý đảng viên về tư tưởng, đạo đức, lối sống là việc theo dõi, nhận định, xác minh, đánh giá đảng viên theo những yếu tố biểu hiện về đạo đức cách mạng để tham, góp ý kiến phê bìnhđể đảng viên đó tiến bộ và xử lý kỷ luật nếu đảng viên đó không sửa chữa khuyết điểm.

Người đảng viên đương nhiên phải là người có đạo đức như mọi công dân và phải gương mẫu hơn trong việc giữ gìnđạo đức lối sống nhưng vấn đề đòi hỏi cao hơn thế là đạo đức cách mạng.

“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”[52, tr. 7].

Đạo đức cách mạngTheo Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Nhận rõ phải trái. Giữ vững lập trường

Tận trung với nước. Tận hiếu với dân” [59, tr. 480].

Như vậy, đạo đức cách mạng (hay đạo đức của cán bộ, đảng viên), trước hết phải là đạo đức của một con người, một công dân nhưng đòi hỏi cao hơn về tinh thần hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Cụ thể là:

+ Tận trung với nước, tận hiếu với dân, hết lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân, đặt lợi ích của cách mạng, của đất nước và nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân.

+ Thật sựcần, kiệm, liêm, chính, chícông, vô tư. Không tham nhũng, lãng phí. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, cương lĩnh, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Ra sức học tập, rèn luyện không ngừng nâng cao trìnhđộ, năng lực công tác, giữ gìn lối sống trong sạch, lành mạnh. Đề cao tự phê bình và phê bình nhằm góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.

+ Gương mẫu trong mọi việc, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, đoàn kết, thânái, nêu cao tinh thần thương yêu đồng chí, thương yêu con người, đồng loại.

+ Có tinh thần quốc tế trong sáng.

Trong điều kiện hiện nay, đạo đức của người đảng viên được nhấn mạnh ở lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, nhân nghĩa không tham nhũng và luôn đấu tranh chống tham nhũng; tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Đạo đức của người đảng viên gắn liền với một niềm tin vào sức mạnh và sự nghiệp của nhân dân, vào tiền đồ của dân tộc, vào sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng.

Thứ ba, quản lý công tác thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ và học tập

Cấp ủy, tổ chức đảng nắm vững trình độ và năng lực công tác thực tiễn của người đảng viên để tiến hành phân công nhiệm vụ cho đảng viên phù hợp với năng lực và sở trường, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu những đảng viên thực sự ưu tú ứng cử vào chức vụ lãnhđạo trong bộ máy Đảng, cơ quan, lãnh đạo doanh nghiệp và các đoàn thể chính trị - xã hội. Thời kỳ hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về trình độ, năng lực đối với từng người đảng viên, đòi hỏi mỗi đảng viên phải không ngừng cố gắng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học – công nghệ, ngoại ngữ, tin học và rèn luyện về bản lĩnh chính trị, tích lũy kinh nghiệm công tác thực tiễn để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, quản lý về quan hệ xã hội

Ngoài những hoạt động tại cơ quan, tổ chức mà tổ chức Đảng có thể theo dõi, quản lý được thì người đảng viên có một khoảng thời gian dài trong ngày sinh hoạt tại gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Từ đó, đòi hỏi tổ chức Đảng cũng phải có biện pháp, hình thức phù hợp để quản lý những hoạt động cơ bản của đảng viên tại nơi cư trú và ngoài xã hội.

Quản lý về sinh hoạt gia đình đối với đảng viên là theo dõi, xem xét, đánh giá các quan hệ của đảng viên đó trong gia đình, vợ, con, họ hàng theo các quan hệ đạo đức là chủ yếu.

Quản lý về quan hệ xã hội của đảng viên là theo dõi, xem xét, đánh giá các quan hệ của đảng viên đó với hàng xóm, bạn bè, người khác có liên quan đến quan hệ tình cảm, kinh tế, xã hội khác trong việc chấp hành các quy định của Đảng,pháp luật của Nhà nước và các quan hệ xã hộicủa đảng viên.

*Quản lý về cơ cấu đội ngũ đảng viên

Quản lý đảng viên không chỉ chú ý đến chất lượng, số lượng mà còn cần quan tâm quản lý về cơ cấu, bởi vì cơ cấu đội ngũ đảng viên có thể tác động đến chất lượng và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của tổ chức Đảng trên các lĩnh vực.

Cơ cấu đội ngũ đảng viên là sự so sánh vềsố lượng đảng viên trong các ngành chuyên môn, độ tuổi, nam nữ, dân tộc, tôn giáo và đánh giá những tác động của nó đối với công tác đảng viên, nhất là những nhận thức, quan điểm, lối sống, phong cách công tác để có những biện pháp giáo dục, học tập, sinh hoạt cho phù hợp, giữ gìnđoàn kết trong chi bộ.

Việc quản lý cơ cấu đội ngũ đảng viên phải chú ý đến số đảng viên phân bố ở các lĩnh vực chuyên môn; về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo… có bất cập không, có thể xảy ra các xung đột trong tư tưởng không ?.

Cơ cấu về độ tuổi đảng viên trong mỗi tổ chức đảng trong DNNKVNN cũng cần được chú ý vì nóđảm bảo cho tổ chức đảng chú ý kết nạp đảm bảo tính liên tục, ổn địnhgiữa các thế hệ cán bộ, đảng viên. Lớp đảng viên cũ ngày càng cao tuổi nếu như không kết nạp được đảng viên mới liên tục qua các năm thì đến một lúc nào đó, DNNKVNN sẽ không còn đảng viên và khi đó đương nhiên là không còn tổ chức Đảng. Cơ cấu trình độ chuyên môn cũng đáng được quan tâm nhằm tạo sự nhận thức chung ngày càng cao, càng có điều kiện để thống nhất về nhận thức, quan điểm và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đồng đều trong đội ngũ

đảng viên. Công tác quản lý về cơ cấu đảng viên phải đặc biệt quan tâm với tinh thần không để một lĩnh vực nào màkhông có đảng viên hoặc tổ chức đảng.

* Quản lý hồ sơ và thẻ đảng viên

Việc quản lý hồ sơ đảng viên là một việc lưu giữ lý lịch đảng viên và các văn bản có liên quan đến đảng viên lâu dài. Ngay từ khi Đảng ra đời, Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu (khoá I) đã nêu rõ: “Đảng viên từ chỗ này qua chỗ khác phải có sự giới thiệu vềlý lịch cẩn thận thì mới công nhận”.

Quản lý hồ sơ và thẻ đảng viên có vai trò quan trọng trong việc có thêm thông tin để đánh giá đảng viên kể cả trong quá khứ, trước khi vào Đảng và trong suốt quá trình hoạt động cách mạng. Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có sự chuẩn bị khá công phu nhưng vẫn có thể phải xem lại xác minh những điều kiện gia nhập Đảng, những thông tin tự khai của đảng viên, xác nhận của các tổ chức để xác định lại tính trung thực của đảng viên.

Đảng ủy có trách nhiệm quản lý hồ sơ đảng viên và danh sách đảng viên. Hồ sơ đảng viên là hệ thống giấy tờ theo quy định của Trung ương, ghi nhận về người đảng viên, phản ánh về lịch sử chính trị, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quá trình hoạt động cách mạng, phẩm chất, trìnhđộ, năng lực và quá trình công tác của người đảng viên. Hồ sơ đảng viên bao gồm: lý lịch đảng viên, các quyết định kết nạp vào Đảng, công nhận đảng viên chính thức, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và các bản kiểm điểm, nhận xét đảng viên, xếp loại đảng viên hằng năm haygiấy chuyển sinh hoạt đảng… Hồ sơ đảng viên là tài liệu mật của Đảng, phải được tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng quy định về sử dụng, bảo quản tài liệu mật.

Việc phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên là công việc quan trọng của Đảng góp phần nâng cao ý thức đảng, tinh thần phấn đấu, ý thức tổ chức, kỷ luật và đoàn kết nội bộ, ngăn ngừa kẻ địch, phần tử xấu chui vào Đảng. Đảng ủy có thẩm quyền xét và làm thủ tục đề nghị về phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị hỏng; tổ chức lễ phát thẻ đảng viên; định kỳ mỗi năm một lần tổ chức kiểm tra thẻ đảng viên; thu hồi thẻ đảng viên của người đã ra khỏi Đảng nộp lên cấp ủy cấp trên.

Như vậy, xét về tổng thể, việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đảng viên hằng năm có ý nghĩarất lớn trong công tác quản lý đảng viên.

Quản lý chất lượng đảng viên phải được thể hiện trước hết qua việc đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm. Việc đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên thực hiện theo Hướng dẫn số 27- HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương “về đánh giá, phân loại chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên”, căn cứ vào 4 nội dung: về tư tưởng chính trị; về phẩm chất đạo đức và lối sống; về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; về ý thức tổ chức kỷ luật. Chất lượng đảng viên được xếp thành 4 mức sau:

Mức thứ nhất, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: là những đảng viên thực hiện xuất sắc 4 nội dung nêu trên và được trên ½ số đảng viên chính thức của chi bộ biểu quyết bằng phiếu kín, được chi bộ biểu dương hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Số đảng viên này không vượt quá 15% tổng số đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ của chi bộ. Trường hợp chi bộ dưới 7 đảng viên, nếu có đảng viên xuất sắc thì tối đa cũng chỉ 1 đồng chí.

Mức thứ hai, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ: là những đảng viên phấn đấu thưc hiện tốt 4 nội dung nêu trên và được trên ½ số đảng viên chính thức của chi bộ biểu quyết bằng phiếu kín tán thành.

Mức thứ ba, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ: là những đảng viên cơ bản thực hiện được 4 nội dung đánh giá nêu trên và được ½ số đảng viên chính thức của chi bộ biểu quyết bằng phiếu kín tán thành. Trong số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ, chi bộ cần chỉ rõ những đảng viên còn có mặt hạn chế và những hạn chế đó cần có giải pháp kịp thời sửa chữa, khắc phục.

Mức thứ tư, đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ: là những đảng viên đang chấp hành kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể từ khiển trách trở lên trong năm, hoặc phạm một số khuyết điểm sau và có trên ½ đảng viên chính thức trong chi bộ biểu quyết bằng phiếu kín tán thành.

Qua theo dõiđánh giá chất lượng đảng viên hằng năm để kịp thời có hình thức khen thưởng đảng viên phù hợp qua 3 năm, 5 năm liên tục hoặc để xử lý đảng viên

vi phạm tư cách, không tiến bộ. Hội nghị Trung ương 6(khoá X) Đảng ta đã chỉ đạo rõ: “Những đảng viên 2 năm liền xếp loại vi phạm tư cách thì đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức phù hợp”.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)