Những mặt còn hạn chế của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 49)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

bằng sông Hồng

2.1.2.3. Những mặt còn hạn chế của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng.

nhà nước ở đồng bằng sông Hồng.

Thứ nhất, phần lớn các DNNKVNN có quy mô nhỏ, mặt bằng sản xuất chật hẹp, tình độ công nghệ thấp, trang thiết bi lạc hậu.

Do xuất phát điểm củacác DNNKVNN thường do tư nhân thành lập hoặc do mua lại của các DNNN trong quá trình cổ phần hóa và hợp tác xã nên quy mô ban đầu thường nhỏ,số vốn thấp, mặt bằng chật hẹp, trìnhđộ công nghệ thấp, trang thiết bị thường cũ và lạc hậu. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố ở ĐBSH con số này khoảng hơn 40% doanh nghiệp. Chỉ có một số ít các DNNKVNN ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh sử dụng số lượng lao động và vốn khá lớn, sử dụngcông nghệ, trang thiết bị hiện đại. Như: Tập đoàn Hải Phát của Hà Nội sử dụng hơn 10 ngàn lao động, Tập đoàn Phú Mỹ (Hà Nội) sử dụng trên 10 ngàn lao động, sử dụng công nghệ hiện đại.

Thứ hai, các DNNKVNN đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất động sản nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay của nước ta, lẽ ra các DNNKVNN phải đầu tư nhiều vào lĩnh vực sản xuất, đầu tư đến mức nhất định vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, bảo đảm tỷ lệ đầu tư tương xứng vào hai lĩnh vực này, góp phần tạo nên sự phát triển bình thường, cân đối vững chắc của nền kinh tế quốc dân; song thực tế lại không diễn ra như vậy. Các DNNKVNN đầu tư nhiều vào lĩnh vực thương mại, bất động sản nên đã làm mất cân bằng trong nền kinh tế các địa phương ở ĐBSH những năm qua. Tỷ lệ tồn kho ở thị trường bất động sản ở Hà Nội năm 2013 là hơn 40%, ở Hải Phòng là hơn 30 %, Quảng Ninh là Trên 30%, các địa phương khác là trên 20%, dẫn đến các DNNKVNN nợ vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến cán cân thanh khoản trong sản suất kinh doanh.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp còn biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, nhiều chủ doanh nghiệp để chạy theo lợi nhuận đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý của Nhà nước, những thiếu sót và kẽ hở của pháp

luật, làm ăn bất chấp luật pháp, kể cả lừa đảo, làm hàng giả móc ngoặc, hối lộ, chiếm dụng vốn lẫn nhau, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước...Nhiều DNNKVNN thực hiện chưa nghiêm pháp luật và các quy định của Nhà nước về pháp lệnh thống kê, kế toán, bộ luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, hợp đồng kinh tế,...Tình trạng trốn lậu thuế, kinh doanh các mặt hàng ngoài phạm vi đăng ký diễn ra phức tạp và khá phổ biến. Điều đáng chú ý hơn là việc đăng ký vốn ban đầu thường thấp hơn nhiều so với vốn thực tế. Tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khá phổ biến. Chủ doanh nghiệp chỉ muốn tuyển lao động từ nông thôn vì tiền công rẻ. Lao động có tay nghề cao chủ doanh nghiệp sẽ sử dụng dài hạn, các lao động khác, chủ doanh nghiệp muốn sử dụng ngắn hạn để không có những dàng buộc chặt chẽ giữa chủ và người lao động, cơ bản hơn là không phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chi phí bảo hộ lao động.

Thứ tư, các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp chậm được thành lập, hiệu quả hoạt động thấp.

Số lượng các tổ chức chính trị- xã hội đãđược thành lập chiếm tỷ lệ rấtthấp so với tổng số DNNKVNN. Số tổ chức công đoàn, hội liên hiệp thanh niên chiếm chiếm tỷ lệ thấp(Phụ lục số 3). Việc thành lập các tổ chức chính trị - xã hội còn gặp nhiều khó khăn do chưa có tổ chức Đảng lãnh đạo nên nhiều nơi sảy ra đình công, lãng công hoặc do công nhân làm việc không ổn định; có những nơi còn bị giới chủ lợi dụng...

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)