Vai trò của quản lý đảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 65)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

2.2.1.2. Vai trò của quản lý đảng viên

Quản lý đảng viên là một nội dung quan trọng trong công tác đảng viên và công tác xây dựng Đảng. Thông qua quản lý đảng viên, các cấp ủy và các tổ chức đảng nắm chắc đội ngũ đảng viên để có chủ trương, biện pháp thích hợp, nâng cao chất lượng đảng viên, chất lượng tổ chức cơ sở đảng; góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nội bộ Đảng, ngăn ngừa kẻ địch, phần tử xấu chui vào Đảng,[30, tr 190]. Cụ thể:

Quản lý đảng viên góp phần quan trọng vào việc nắm chắc đội ngũ đảng viên và phân công công tác cho đảng viên trong DNNKVNN

Tổ chức cơ sở Đảng lập thành nền tảng của Đảng, là nơi mà tổ chức đảng và đảng viên gắn bó mật thiết với nhân dân, hoạt động trong lòng nhân dân. TCCSĐ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình sẽ là yếu tố quyết định đến sức mạnh của toàn Đảng, đến thành công của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.

Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân chính trị ở cơ sở, nơi quán triệt, chấp hành chủ trương, đường lối, nhiệm vụ chính trị của cấp trên; cụ thể hoá, đề ra nhiệm vụ của cấp mình và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó, biến chủ trương, đường lối, nhiệm vụ của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống. TCCSĐ là nơitrực tiếp có điều kiện quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân; là nơi tổng kết thực tiễn, bổ sung vào chủ trương, đường lối của Đảng ngày càng hoàn thiện và đúng đắn, có lý có tình, hợp với ý Đảng lòng dân.

Tổ chức Đảng lại do những đảng viên tạo thành. Vì vậy, chất lượng đội ngũ đảng viên suy cho cùng có tính chất quyết định chất lượng tổ chức Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên” [59, tr. 235], “đảng viên tốt thìĐảng mới mạnh”[60, tr. 571]

Công tác quản lý đảng viên là một khâu quan trọng, có tính chất bao trùm toàn bộ công tác đảng viên. Nếu như công tác đảng viên bao gồm các khâu như: bồi dưỡng phát triển đảng; kết nạp đảng viên; phân công đảng viên; giáo dục, rèn luyện đảng viên; nhận xét đánh giá, xếp loại đảng viên; khen thưởng, kỷ luật đảng viên.... thì quản lý đảng viên chỉ là một trong những khâu nêu trên.

Quản lý đảng viên góp phần nắm chắc đội ngũ đảng viên, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nên vai trò của quản lý đảng viên thể hiện trước hết ở chính vai trò của đảng viên. Đảng viên có vai trò quan trọng, góp phần quan trọng vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; họ là người trực tiếp cùng TCCSĐ nơi họ sinh hoạt, dân chủ thảo luận đề ra nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở. Đảng viên luôn sinh hoạt trong một tổ chức đảng nên tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ đảng viên. Song, mỗi đảng viên lại là một nhân tố quan trọng trongtổ chức, góp phần tạo nên sức mạnh của tổ chức đảng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Hơn nữa, đảng viên sống

gắn bó và trưởng thành trong lòng nhân dân, được thử thách, rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn. Đảng viên là người tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sánh của Đảng và Nhà nước. Qua phong trào nhân dân, một mặt người đảng viên thuyết phục, giáo dục, vận động nhân dân, mặt khác học hỏi nhân dân được rất nhiều những kinh nghiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Mọi công việc của Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết của Đảng đều do đảng viên chấp hành...Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”[59, tr. 235-236].

Sức mạnh của tổ chức đảng phụ thuộc vào từng đảng viên nên mỗi đảng viên với tư tưởng lập trường quan điểm của mình và năng lực uy tín với quần chúng đều là sự thể hiện và góp phần tạo dựng nên uy tín của tổ chức đảng.

Quản lý đảng viên giúp cấp uỷ, chi bộ trong DNNKVNN nắm vững tình hình chất lượng đảng viên để tiến hành mọi mặt công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

Quản lý đảng viên là một trong những công việc có liên quan đến công tác đảng viên và có mối liên hệ với tất cả các công việc khác trong công tác đảng viên. Ví dụ, để đánh giá, xếp loại đảng viên hằng năm ngoài việc theo dõiđánh giá đảng viên qua công việc được giao tại doanh nghiệp thì phải nắm được thông tin khác về đảng viên trong mối quan hệ với gia đình, xã hội, nhất là dân cư nơi đảng viên cư trú. Việc nắm toàn diện về đảng viên của tổ chức đảng chính là công tác quản lý đảng viên. Quản lý đảng viên không phải chỉ để nắm vững tình hình mọi mặt của đảng viên mà mục tiêuchính là có được những biện pháp, giải pháp về công tác xây dựng Đảng trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn. Nhiệm vụ xây dựng nội bộ đảng của mỗi chi bộ thường được xác định sau khi phân tích đánh giá tình hình thực tế công tác xây dựng Đảng của tổ chức đảng và căn cứ vào yêu cầu thưc tiễn để đề ra nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo - thường là của tháng sau. Như vậy, công tác quản lý đảng viên suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng đảng viên, chất lượng chi bộ, đảng bộ.

Quản lý đảng viên góp phần nắm chắc ưu điểm của đảng viên để phát huy, khuyết điểm để khắc phục, đồng thời ngăn ngừa những tác động tiêu cực đối với đảng viên

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều cám dỗ của cuộc sống rất dễ dẫn đến sự sa ngã đối với đảng viên nến như không được quản lý tốt, giáo dục tốt và tự rèn luyện tốt của mỗi đảng viên. Hơn nữa, đất nước ta trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài, lý lịch của nhiều đảng viên khá phức tạp, kẻ thù thua trận luôn tìm mọi cách chống phá cách mạng và không ít những trường hợp địch cài cắm với mưu đồ phá hoại Đảng từ bên trong. Vì vậy công tác quản lý đảng viên, nhất là lý lịch đảng viên, tính trung thực trong việc kê khai lý lịch của đảng viên cần được hết sức coi trọng.

Quản lý đảng viên không thuần tuý là nắm đảng viên. Vấn đề quan trọng hơn rất nhiều việc nắm chắc đảng viên về mọi mặt chính là để có biện pháp giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi sai trái của đảng viên. Xét việc quản lý đảng viên với tư cách là việc nắm thông tin về việc đảng viên thực hiện quyền và trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi nơi để đánh giá đúng đảng viên, phê bình góp ý đảng viên thì công tác quản lý đảng viên có tính chất bao trùm toàn bộ các khâu của công tác đảng viên. Do vậy, công tác quản lý đảng viên trở nên quan trọng đặc biệt, có liên quan mật thiết với chất lượng đội ngũ đảng viên.

Do đó, hiểu quản lý đảng viên không phải là khâu tiếp nối của các khâu khác mà chính là hoạt động thường xuyên của tổ chức đảng, nhất là từ khi quần chúng trở thành đảng viên, mang danh đảng viên cho đến hết cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mỗi đảng viên. Theo đó, quản lý đảng viên là việc thường xuyên, chủ động của tổ chức, có sự phân công, có các quy chế, quy định, quy trình nắm thông tin, xử lý thông tin và có các giải pháp nhằm làm cho mỗi đảng viên - với tư cách là người được quản lý luôn phấn đấu rèn luyện và trưởng thành, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, luôn là đảng viên gương mẫu, được đồng nghiệp, đồng chí và nhân dân tin tưởng, yêu mến, kính trọng.

Quản lý đảng viên góp phần quan trọng vào việc xây dựng TCCSĐ, đoàn thể chính trị - xã hội trong DNNKVNN trong sạch vững mạnh.

Quản lý đảng viên thông qua việc phân công đảng viên thực hiện nhiệm vụ công tác vận động quần chúng trong doanh nghiệp với tư cách là thành viên của mỗi đoàn thể chính trị- xã hội. Như vậy, nếu quản lý tốt đảng viên, phân công công việc cụ thể, yêu cầu báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức đoàn thể mà đảng viên tham gia, đồng thời giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên sẽ góp phần tạo uy tín của tổ chức đảng với đoàn thể quần chúng thông qua đội ngũ đảng viên và cũng thông qua đó tổ chức đoàn thể để rèn luyện, quản lý được đảng viên. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Chấn chỉnh và cải tiến sinh hoạt đảng; có quy định chặt chẽ đối với những trường hợp đảng viên đi công tác, làm việc lưu động nơi xa, ở nước ngoài. Thực hiện có nền nếp việc quản lý đảng viên”; “Xây dựng nền nếp quản lý chặt chẽ đảng viên giúp cho Đảng nắm chắc đảng viên”[33, tr. 148 - 149]. Mỗi đảng viên “phải tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ”[33, tr. 143].

Quản lý đảng viên trong các DNNKVNN tốt góp phần nâng cao uy tín của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và của chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)