Về phương thức quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 91)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

K ết luận chương

3.2.1.2. Về phương thức quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

vực nhà nước

Một là, các cấp uỷ đảng đã chú trọngviệc giao nhiệm vụ cho đảng viên để quản lý đảng viên

Các buổi sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ đảng có điều kiện tốt nhất để trực tiếp nắm tình hình hoạt động mọi mặt của từng đảng viên, đánh giá những ưu, khuyết điểm từng người và giao nhiệm vụ cho đảng viên trong tháng đó. Nhiệm vụ đảng viên thường là công tác chuyên môn, đoàn thể, xây dựng Đảng, phát triển đảng viên… Mỗi đảng viên thông qua sinh hoạt chi bộ cũng được bày tỏ nguyện vọng, những thắc mắc để được chi bộ giải đáp hoặc báo cáo với cấp trên.

Nội dung kiểm điểm đảng viên được căn cứ vào Điều lệ Đảng, Quy định 19 điều đảng viên không được làm, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ mà đảng viên được tổ chức đảng phân công.

Hai là, các cấp uỷ đảng đã chú trọng việc thông qua chi bộ,doanh nghiệp - nơi đảng viên sinh hoạt, công tác để thực hiện nhiệm vụ quản lý đảng viên.

Các cấp uỷ đảng đã chú trọng công tác xây dựng đội ngũ đảng viên thông qua sinh hoạt thường xuyên hằng tháng, kiểm điểm nhắc nhở, góp ý cho từng đảng viên để điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc để đảng viên tiến bộ không ngừng.

Đảng viên là người đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng, trực tiếp tổ chức, giáo dục và lãnh đạo quần chúng thực hiện. Đảng viên là người duy trì và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng. Mặt khác, phong trào cách mạng của quần chúng là môi trường tốt nhất để giáo dục, rèn luyện đảng viên, sàng lọc đội ngũ đảng viên. Chính phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở là trường học lớn để đội ngũ đảng viên thể hiện phẩm chất và năng lực của mình. Đồng thời, phong trào cách mạng của quần chúng giúp đảng viên tự hoàn chỉnh mình,để đảng ủy, chi bộ làm tốt hơn nữa công tác quản lý đảng viên.

Ba là, các cấp uỷ đảng thường xuyên nắm thông tin từ chi uỷ, khu dân cư nơi cư trú để nắm đảng viên.

Đảng viên trong DNNKVNN chỉ làm việc khoảng 1/3 thời gian tại doanh nghiệp còn lại là thời gian sống với gia đình, nơi cư trú và xã hội trong thời gian khá dài và liên tục. Quản lý đảng viên là quản lý toàn diện, trong tình hình hiện nay, quản lý đạo đức, lối sống luônđược xem là nội dung quan trọng. Thực hiện tốt Qui định số 76-QĐ/TW ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Bộ chính trị “Về việc đảng viên đang công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”. Bốn là, các cấp uỷ còn thông qua các quan hệ xã hội của đảng viên để quản lý đảng viên.

Chi uỷ, đảng uỷ đã quan tâm quản lý đảng viên trong việc theo dõi các mối quan hệ của đảng viên nhất là những đảng viên trong lúc công việc không ổn định, làm việc xa nhà.

Đã có nhiều trường hợp cấp uỷ nhắc nhở, thậm chí kiểm điểm một số đảng viên trong quan hệ kinh tế, vay mượn tiền của người khác hay lối sống buông thả, vô trách nhiệm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, kinh tế và hạnh phúc gia đình mà nghiêm trọng hơn là thanh danh uy tín của đảng viên. Tuy không được thường xuyên và đầy đủ nhưng sự quan tâm nhắc nhở đảng viên trong các mối quan hệ xã hội đã góp phầnvào việc giáo dục, rèn luyện đảng viên và sàng lọc đảng viên, nâng caonăng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)