Phối hợp có hiệu quả giữa cấp uỷ đảng với chủ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trong quản lý đảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 140 - 143)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

với công tác quản lý đảng viên.

4.2.5.2. Phối hợp có hiệu quả giữa cấp uỷ đảng với chủ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trong quản lý đảng viên

Nhiệm vụ cơ bản nhất của người đảng viên là hiệu quả công việc chuyên môn chính được giao. Khi đảng viên là người lao động cho chủ doanh nghiệp thì việc giao nhiệm vụ của cấp uỷ đối với đảng viên trước hết là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ mà chủ doanh nghiệp giao. Đó chính là nhiệm vụ chuyên môn của người đảng viên và chỉ có chủ yếu thông qua việc thực hiện nhiệm vụ đó mới có căn cứ quan trọng để đánh giá đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không.

Khác với các loại hình tổ chức đảng ở các cơ quan hành chính nhà nước, các DNNN hay các cơ quan chính quyền địa phương, nhiệm vụ chuyên môn của đảng viên trong DNNKVNN được giao là do chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy, để theo dõi, đánh giá đảng viên trong DNNKVNN cần phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của đảng viên đó. Vai trò, vị trí của chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá đảng viên (với tư cách là người lao động cho doanh nghiệp) có ý nghĩa quan trọng để cấp uỷ có thêm căn cứ quan trọng giá đúng đảng viên. Do đặc thù của cấp uỷ trong DNNKVNN là cấp uỷ viên đảng viên hoạt động phân tán, kiêm nhiệm và việc giao nhiệm vụ cho đảng viên nhiều khi cấp uỷ cũng không có điều kiện nắm chắc được do đó phải dựa vào chủ doanh nghiệp để đánh giá đảng viên hoàn thành nhiệm vụ hay không. Cũng thông qua kết quả công tác chuyên môn mà cấp ủy có thêm biện pháp giáo dục, nhắc nhở động viên đảng viên của mình thực hiện tốt nhiệm vụ mà chủ doanh nghiệp giao cho. Khi mục tiêu của cấp uỷ đồng nhất với mục tiêu của chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sự phối hợp giữa cấp uỷ và chủ doanh nghiệp trong quản lý đảng viên trở nên có ý nghĩa quan trọng và là sự gắn kết lâu dài, bền vững.

Năng lực công tác, kết quả và hiệu quả công việc của đảng viên chủ yếu được thể hiện ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ do chủ DNNKVNN giao cho. Vì vậy muốn đánh giá hằng năm đối với đảng viên thì tổ chức đảng phải căn cứ vào kết quả đánh giá của chủ DNNKVNN với đảng viên của mình thông qua hợp đồng lao động, thực hiện kỷ luật lao động, thu nhập từ lương, thưởng, học tập nâng cao tay nghề và thực hiện các nội quy, quy định của doanh nghiệp và các chế độ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong doanh nghiệp.

Thực hiện Nghị định số 98/2014 – NĐ/CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ

“về việc thành lập các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”, trong đó tại điều 8 có quy định “Doanh nghiệp có

trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp trên nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện: 1. tôn trọng, tạo điều kiện và bảo đảm các quyền thành lập các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức đó; 2. phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị- xã hội cấp trên tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người lao động tham gia thành lập tổ chức phù hợp với điều kiện hoạt động và phát triển của doanh nghiệp; 3. Tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đã được thành lập tại doanh nghiệp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động”.

Chú trọng việc thực hiện kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp theo Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW, ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Ban Tổ chức Trung ương “thực hiện thí điểm việc kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng”. Đó là “những cá nhân chủ sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu phần vốn, tài sản chi phối trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần (không thuộc loại hình DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), đồng thời giữ một trong các chức danh quản lý: Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên hợp danh công ty hợp danh và Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần”. Tuy nhiên cần chú trọng đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có nguyện vọng thiết tha phấn đấu vào Đảng; đồng thời phải là quần chúng ưu tú, có uy tín trong doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, được người lao động và nhân dân tin yêu, mến phục; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị- xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và điềulệ của mỗi tổ chức, chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động; tích

cực tham gia phong trào của địa phương nơi cư trú và nơi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

4.2.6. Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự quản lý của đảng viên trong cácdoanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)