Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 108 - 112)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

* Nguyên nhân của ưu điểm:

3.2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

Thứ nhất, lấy ngăn chặn, phòng ngừa nhữngsai phạm của đảng viên là chính Phương châm là những vấn đề có tính quy luật được khái quát từ thực tiễn. Xác định phương châm quản lý đảng viên để giúp các cấp uỷ đảng, đảng viên nhận thức đúng và hướng theo đó mà hành động. Có thể xác định phương châm quản lý đảng viên như sau:

Việc quản lý đảng viên nhằm nắm chắc những thông tin về đảng viên có liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên. Khi cấp uỷ, chi bộ đảng nắm chắc tình hình cụ thể của mỗi đảng viên, đánh giá được những ưu điểm, phát hiện những khuyết, nhược điểm để nhắc nhở, góp ý phê bình chân thành giúpđảng viên tiến bộ.

Thứ hai, phải đảm bảo tính chân thực, khách quan những thông tin về đảng viên để có những nhận xét, đánh giá chính xác

Những thông tin về quản lý đảng viên là những thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên. Thông tin có thể phát hiện thêm về đảng viên trong quá khứ, hiện tại đều có tác dụng để xem xét đánh giá đảng viên. Mọi thông tin về đảng viên đều có ý nghĩa quan trọng liên quan đến nhận xét đánh giá tư cách đảng viên. Vì vậy, phải luôn xác định việc cung cấp những thông tin liên quan đến đảng viên có ý nghĩa quan trọng liên quan đến “sinh mệnh chính trị” của đảng viên. Những thông tin trong quản lý đảng viên phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, tin cậy và phải phản ánh đầy đủ cả ưu điểm và khuyết điểm.

Thứ ba, phải xử lý kịp thời, đúng mức những thông tin quan trọng có liên quan đến đảng viên

Việc nắm thông tin có liên quan đến đảng viên là thường xuyên và xử lý thông tin đó cũng là công việc thường xuyên. Không thể đợi đảng viên có nhiều khuyết điểm rồi xử lý. Cấp uỷ, chi bộ phải thường xuyên kiểm điểm, nhắc nhở, góp ý với đồng chí đảng viên hằng ngày, trong cuộc họp chi bộ hằng tháng hoặc dịp kiểm điểm đảng viên hằng năm. Tuỳ theo tính chất, mức độ của thông tin có liên quan

đến đảng viên mà có hình thức xử lý phù hợp. Những vấn đề có thể chỉ cần nhắc nhở góp ý cá nhân mà đem lại hiệu quả cao thì đó là cách xử lý tốt nhất, hiệu quả nhất. Có những vấn đề cần phải phân tích, góp ý tại chi bộ mới có hiệu quả. Thậm chí có những vấn đề phải có sự kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc xác định rõ nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục khả thi thì mới đủ sức để ngăn ngừa khuyết điểm tiếp nối của đảng viên.

Thứ tư, phải phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể chính trị- xã hội trong các DNNKVNNvà nơi đảng viên cư trú

Trách nhiệm của tổ chức đảng là quản lý đảng viên. Nói cách khác, chi bộ, cấp uỷ không quản lý được đội ngũ đảng viên thì tổ chức Đảng tan rã hoặc có tồn tại thì cũng mất sức chiến đấu, rệu rã, tê liệt. Tổ chức Đảng gồm những đảng viên thường xuyên cùng làm việc, công tác nên có điều kiện để hiểu rõ về từng người trong tổ chức. Đây là nơi quản lý đảng viên tốt nhất và hiệu quả nhất với điều kiện là tổ chức phải mạnh dạn phê bình, can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn ngay những biểu hiện tiêu cực của đảng viên. Trong thực tế, không ít tổ chức đảng biết rõ những khuyết điểm của đảng viên mình nhưng ngại va chạm, “dĩ hoà vi quý”, không đấu tranh phê bình,để đảng viên của mình,đồng chí mình sa ngã, trượt sâu vào lỗi lầm, tham nhũng, sa đoạ về đạo đức, lối sống. Tổ chức đảng cũng không thể quản được đảng viên trong những thời gian đảng viên sống ở khu dân cư và các quan hệ xã hội khác. Vì vậy, phải phát huy vai trò của tổ chức đảng, dân cư nơi đảng viên cư trú. Trong khi một số đảng viên thiếu tự giác rèn luyện thì việc tăng cường quản lý không chỉ ở cơ quan tổ chức nơi đảng viên công tác và nơi đảng viên và gia đình cư trú là rất cần thiết, bổ sung cho nhau để đánh giá đảng viên một cách khách quan, chính xác.

Thứ năm, quản lý đảng viên phải nhằm phát huy tính tự giác và vai trò, trách nhiệm tự quản của đảng viên

Đảng viên cũng là một con người bình thường với biết bao sở thích, cá tính và sinh hoạt mang tính cá nhân. Hoạt động của đảng viên rất đa dạng, phong phú, phức tạp cả không gian và thời gian. Vì vậy, phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống để mỗi đảng viên tự nhận thức và

hành động theo lẽ phải, theo quy định của Đảng và Nhà nước; không làm điều gì ảnh hưởng đến người khác, đến xã hội, thanh danh uy tín của bản thân và gia đình. Chỉ khi nào đảng viên tự giác, khép mình vào khuôn khổ của tổ chức, giữ vững nguyên tắc thì quản lý đảng viên mới có hiệu quả đích thực. Nếu đảng viên không nhận thức đầy đủ, thiếu rèn luyện, thiếu cả văn hoá ứng xử thì sẽ hành động theo kiểu đối phó, thụ động. Trong những trường hợp như vậy thì tổ chức có cố gắng đến mấy cũng khó có thể quản lý đảng viên có hiệu lực và hiệu quả.

Kết luận chương 3

Nhận thức được vai trò của tổ chức đảng trong DNNKVNN nên cho dù còn rất nhiều khó khăn, các cấp uỷ đảng đã quan tâm quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương nhất là chỉ thị số: 07- CT/TW của Bộ Chính Trị (khóa VIII), sớm chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức đảng. Một số tổ chức đảng đã có nhiều cố gắng duy trì chế độ sinh hoạt đảng, tham góp nhất định đối với công việc sản xuấtkinh doanh của chủ doanh nghiệp, lãnh đạo các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, phát triển thêm đáng kể số lượng đảng viên. Mối quan hệ giữa tổ chức đảng, chủ doanh nghiệp ở nhiều nơi thực hiện tốt, thân thiện, ủng hộ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Đảng viên trong DNNKVNN về cơ bản đều phấn khởi, tin tưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đảng viên và nghĩa vụ của người làm công trong doanh nghiệp, được quần chúng tín nhiệm, tin tưởng.

Theo đó, công tác đảng viên, nhất là quản lý đội ngũ đảng viên cũng được coi trọng bước đầu. Từ việc yêu cầu, thuyết phục đảng viên chuyển sinh hoạt đảng về tổ chức đảng trong DNNKVNN đến hoàn thiện hồ sơ đảng viên, bổ sung hằng năm những văn bản liên quan đến nhận xét, đánh giá, xếp loại đảng viên, quản lý sự thay đổi về bản thân, gia đình cũng như nhận xét nơi đảng viên cư trú. Công tác quản lý đảng viên bước đầu được chú trọng và có nơi đã đi vào nền nếp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

Tuy nhiên, nhiều cấp uỷ đảng đưa ra mục tiêu phấn đấulà các doanh nghiệpcó quy mô lớn, đông công nhân nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

đều có tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên vẫn chưa thực hiện được. Số DNNKVNN có tổ chức đảng còn quá ít. Nhiều tổ chức đảng trong DNNKVNN hoạt động kém hiệu quả, nguyên tắc kỷ luật đảng ở một số TCCSĐ còn lỏng lẻo, vai trò, vị trí bị lu mờ, công tác phát triển đảng viên mới ngày càng khó khăn.

Công tác đảng viên ở nhiều tổ chức đảng trong DNNKVNN còn nhiều khuyết điểm, kết nạp đảng viên ngày càng khó khăn, chất lượng thấp; việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên chưa rõ ràng và thiếu tính khả thi. Quản lý đảng viên ở nhiều tổ chức đảng còn lỏng lẻo, chưa thực sự coi trọng và chưa trở thành nền nếp. Ý thức tự giác của đảng viên trong việc tự quản còn yếu, có xu hướng coi nhẹ, né tránh, ngại khó.

Nguyên nhân khách quan của những khuyết điểm trên là thiếu những quy chế, quy định cụ thể, thuận tiện trong công tác quản lý đảng viên; điều kiện đảng viên còn nhiều khó khăn, ít thời gian, làm ăn xa, công việc không ổn định. Tuy nhiên, những nguyên nhân chủ quan đáng quan tâm và khắc phục ngay đó là sự vào cuộc của cấp uỷ đảng các cấp có trách nhiệm còn chậm và chưa quyết liệt. Cơ quan chức năng, kể cả lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng còn lúng túng trong nội dung, phương thức thực hiện quản lý đảng viên; nhiều đảng viên trong DNNKVNN chưa tự giác rèn luyện và chịu sự quản lý của tổ chức, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, thậm chí có trường hợp nhạt Đảng, không dám tự nhận mình là đảng viên, không muốn chuyển sinh hoạt đảng về doanh nghiệp nơi công tác, không muốn phải thực hiện các thủ tục về công tác quản lý đảng viên theo quy định.

Từ những ưu, khuyết điểm trong công tác quản lý đảng viên trong DNNKVNN ở các tỉnhĐBSH đãđể lại những kinh nghiệm quý.

Chương4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢIPHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TĂNG

CƯỜNGQUẢN LÝ ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

NGOÀI KHU VỰC NHÀ NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)